- 420k
- 1k
- 870
Trong bài viết trước đó, Ms Uptalent đã giúp bạn hiểu được quản lý cấp trung là gì và tầm quan trọng của vị trí này trong doanh nghiệp. Vậy thì tiếp theo đây chúng ta hãy cùng khám phá xem quản lý cấp trung có cơ hội, thách thức như thế nào nhé!
MỤC LỤC:
1- Cơ hội dành cho quản lý cấp trung
2- Thách thức quản lý cấp trung phải đối mặt
3- Cách quản lý cấp trung nâng cao năng lực
>>> Xem thêm: Việc làm Quản lý cấp trung
Vai trò của quản lý cấp trung trong bộ máy tổ chức doanh nghiệp ngày càng được khẳng định. Họ là cầu nối mối quan hệ giữa các lãnh đạo cấp cao và toàn bộ nhân viên trong công ty.
Chính vì thế, người đảm nhận vị trí quản lý cấp trung thường có rất nhiều cơ hội tốt để phát triển bản thân và sự nghiệp. Chẳng hạn như:
+ Có thể xây dựng mạng lưới quan hệ rộng rãi: Quản lý cấp trung thường xuyên làm việc cùng các lãnh đạo cấp cao và cả nhân viên cấp dưới. Đây chính là cơ hội tuyệt vời để họ xây dựng và nuôi dưỡng các mối quan hệ bền chặt, rộng mở với nhiều người.
+ Có cơ hội phát triển tối đa năng lực của bản thân: Nhà quản lý cấp trung thường làm việc trực tiếp với những lãnh đạo cấp cao của công ty. Nhờ vậy, họ có thể phát triển tối đa các kỹ năng quản lý, lãnh đạo của mình và từ đó năng lực bản thân cũng ngày càng trở nên hoàn thiện hơn.
+ Nhiều cơ hội thăng tiến: Công việc của quản lý cấp trung giúp bạn tận dụng được những thời cơ tốt nhất để học hỏi nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn cũng như năng lực làm việc. Từ đó, bạn có thể dễ dàng tìm kiếm các công việc thuộc cấp bậc cao hơn.
+ Dễ dàng chuyển đổi công việc sang các lĩnh vực khác: Với nền tảng kiến thức, kỹ năng cùng những kinh nghiệm được rèn giũa trong thực tế, quản lý cấp trung có thể dễ dàng thử sức tại các vị trí việc làm mới hoặc chuyển đổi sang những lĩnh vực khác mà không gặp phải nhiều khó khăn, bỡ ngỡ.
+ Trở thành nhà quản lý cấp cao: Sau nhiều năm tích lũy kinh nghiệm và nâng cao năng lực bản thân, đến một ngày nào đó nhà quản lý cấp trung có thể tiến tới các vị trí quản lý cấp cao trong doanh nghiệp như CEO.
+ Tự mình kinh doanh riêng: Kinh nghiệm nhiều năm làm việc trong một lĩnh vực cụ thể giúp quản lý cấp trung trau dồi cho mình những kiến thức, kinh nghiệm cần thiết và trở thành chuyên gia trong lĩnh vực đó. Nhờ vậy, họ hoàn toàn có thể tự mở cơ sở kinh doanh riêng nếu có đủ điều kiện và đam mê.
>>> Bạn có thể xem thêm: Quản lý cấp trung -Tầm quan trọng quản lý cấp trung trong doanh nghiệp
Bên cạnh những cơ hội thì quản lý cấp trung cũng phải đối mặt với nhiều thách thức khác nhau, như là:
+ Khối lượng công việc lớn: Trở thành quản lý cấp trung đồng nghĩa với việc bạn phải đảm đương khối lượng công việc lớn hơn, phải chịu trách nhiệm với nhiều vấn đề hơn. Trong khi đó, kỹ năng quản lý và chuyên môn của bạn còn chưa đủ để đáp ứng yêu cầu công việc nên rất dễ đuối sức.
+ Khó được nhân viên tin phục: Trước những áp lực vì công việc và quá nhiều thứ phải học để phát triển bản thân, quản lý cấp trung dần bỏ qua các mục tiêu chung của đội nhóm mà chỉ biết đến KPI cá nhân. Vì vậy, họ rất khó có được sự tin phục của những nhân viên có năng lực và cấp trên cũng quên mất vai trò của họ.
+ Khó khăn trong việc quản lý và giải quyết xung đột: Nhiều quản lý cấp trung có năng lực chuyên môn rất tốt nhưng họ lại thiếu kỹ năng quản lý. Họ chưa biết cách ra quyết định, giao tiếp kém và rất khó phát triển bộ phận. Nói cách khác họ còn thiếu tự tin vào bản thân và chưa có cái uy của một người quản lý.
+ Thiếu tư duy quản lý: Một số quản lý cấp trung còn tốn quá nhiều thời gian vào việc quản lý nhân sự. Họ chỉ đạt tới giới hạn của việc giám sát nhân sự mà chưa biết cách dẫn dắt, chỉ đạo nhân viên làm việc. Vì tư duy quản lý chưa tốt mà họ không có đủ thời gian để giải quyết công việc cá nhân.
+ Chưa gạt bỏ được tư duy ôm đồm công việc: Nhiều quản lý cấp trung có xuất phát điểm là nhân viên xuất sắc trong nhóm. Vì vậy, khi trở thành quản lý họ tiếp tục gánh vác vai trò của một nhân viên xuất sắc, tự tay làm mọi việc. Về lâu dài, họ sẽ càng mệt mỏi và hạn chế cơ hội phát triển của nhân viên.
+ Khó khăn trong việc khích lệ, truyền cảm hứng cho nhân viên: Không phải quản lý cấp trung nào cũng có khả năng thấu hiểu các khía cạnh con người. Khi đó, họ sử dụng các mệnh lệnh, yêu cầu như một công cụ quản lý. Hệ quả của việc này là nhân viên rất dễ phản kháng, không hợp tác.
+ Áp lực từ cấp trên và cả nhân viên: Quản lý cấp trung phải đối mặt với những áp lực từ cấp trên khi phải cố gắng hoàn thành các mục tiêu đúng hạn. Trong khi đó, họ phải tìm mọi cách để nhân viên cấp dưới hiểu được mục tiêu, công việc cần làm.
+ Phải thực hiện những công việc vượt ngoài chuyên môn: Cấp trên luôn có yêu cầu cao ở quản lý cấp trung. Vì vậy, rất nhiều trường hợp họ phải thực hiện những công việc nằm ngoài chuyên môn và kinh nghiệm của bản thân.
+ Phải đối mặt với nhiều thay đổi: Quá trình quản lý không hề đơn giản. Nó cũng không phải là công việc có tính lặp đi lặp lại. Quản lý cấp trung sẽ phải đối mặt với nhiều thay đổi bất ngờ và họ phải linh hoạt thích nghi để luôn hoàn thành vai trò của mình.
>>> Bạn có thể quan tâm: Trở thành quản lý cấp cao cần những gì?
Để đảm bảo vai trò của mình trong doanh nghiệp luôn được thực hiện đúng cách, quản lý cấp trung phải liên tục học tập, nâng cao năng lực bằng nhiều cách khác nhau. Ví dụ như:
Cách tốt nhất giúp quản lý cấp trung nâng cao năng lực chính là tham gia các khóa đào tạo chuyên môn. Những khóa học này có thể do nội bộ công ty tổ chức hoặc bạn cũng có thể tìm học tại các trung tâm, trường dạy nghề bên ngoài.
Việc tham gia các khóa học, chương trình đào tạo cả trong và ngoài doanh nghiệp sẽ giúp nhà quản lý cấp trung nâng cao các kỹ năng cần thiết ở người quản lý như kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề, ra quyết định, khả năng tạo động lực, truyền cảm hứng làm việc cho nhân viên,…
Thông qua quá trình học tập, nhà quản trị cấp trung sẽ từng bước cải thiện hiệu suất làm việc, từ đó có thể góp phần nâng cao doanh số cho công ty và giúp công ty ngày càng phát triển.
Quản lý cấp trung được làm việc trực tiếp với những lãnh đạo cấp cao vô cùng tài giỏi. Đây được xem là cơ hội tốt để họ nhận được sự huấn luyện từ chính cấp trên của mình.
Chẳng hạn, quản lý cấp trung có thể đề nghị cấp trên cho mình những lời khuyên, ý kiến hay những đề xuất phù hợp để năng cao năng lực, điều chỉnh hành vi, phong cách làm việc cũng như cải thiện kỹ năng quản lý.
Tuy nhiên, các nhà quản lý cấp cao thường không có nhiều thời gian để huấn luyện cho bạn. Do đó, nếu có điều kiện, bạn nên tìm cho mình một nhà huấn luyện riêng.
Nếu chỉ học lý thuyết suông sẽ không thể giúp quản lý cấp trung nâng cao năng lực bản thân. Điều quan trọng hơn hết để họ cải thiện năng lực chính là tìm kiếm cơ hội trải nghiệm, áp dụng những điều đã học vào thực tế công việc.
Bạn nên tham gia giải quyết nhiều nhiệm vụ phức tạp hay xử lý các vấn đề khó khăn để nhanh chóng nâng cao kỹ năng xử lý tình huống, khả năng tư duy cũng như năng lực thích ứng trước những tình huống bất ngờ.
>>> Bạn có thể tham khảo: Quản lý dự án là gì? Vai trò, kỹ năng và các vị trí phổ biến
Rất nhiều quản lý cấp trung thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, áp lực đè nặng lên vai khi đảm đương vai trò của người quản lý. Nguyên nhân xảy ra điều này là vì họ còn mang nặng tư duy của một nhân viên mà chưa nhận thức đúng vai trò cũng như có cách tư duy của nhà quản lý.
Điểm khác biệt lớn giữa quản lý cấp trung và một nhân viên bình thường là việc tự mình làm việc với chỉ đạo người khác làm việc.
Là một quản lý cấp trung, bạn không thể cứ mãi xắn tay áo lên tự làm mọi việc. Thay vào đó, bạn phải biết hướng dẫn người khác làm việc hay làm việc thông qua người khác.
Bạn nên nhận thức rõ vai trò của nhà quản lý cấp trung là phát triển con người, lãnh đạo nhân sự trong đội nhóm của mình để hoàn thành công việc được giao. Đồng thời, bạn cũng phải biết cách sử dụng thời gian và sức lực của mình để làm những việc lớn hơn, có tính chiến lược hơn.
Ngoài ra, bạn cũng cần tập trung phát triển năng lực quản lý, tìm cách thấu hiểu chính mình và nâng cao khả năng tự làm chủ nguồn năng lượng cũng như các cảm xúc cá nhân. Qua đó, bạn sẽ tìm được phong cách lãnh đạo phù hợp với mình và phát triển đội nhóm hiệu quả hơn.
Nhà quản lý cấp trung cũng là một nhà lãnh đạo. Bởi vậy, bạn cần học cách suy nghĩ và hành động một cách có hệ thống.
Thay vì mãi chạy theo cảm xúc cá nhân hay hành động một cách cảm tính, bạn sẽ phải nhìn thấy bức tranh tổng thể và kết nối mọi người với nhau để hoàn thành các mục tiêu chung của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, việc rèn luyện kỹ năng lãnh đạo cũng giúp quản lý cấp trung tạo sức ảnh hưởng và làm việc thông qua người khác hiệu quả hơn.
Như vậy, Ms Uptalent vừa cùng bạn tìm hiểu xem quản lý cấp trung có cơ hội, thách thức như thế nào. Hy vọng những gì Uptalent chia sẻ đã giúp bạn hiểu đầy đủ các phương diện khác nhau liên quan đến vị trí này và càng thêm nỗ lực trở thành một quản lý cấp trung giỏi. Chúc bạn thành công!
------------------------------------
HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet