- 420k
- 1k
- 870
Vai trò của nhà quản lý cấp trung trong việc kết nối các mối quan hệ và đảm bảo sự gắn kết giữa đội ngũ nhân viên càng thêm quan trọng khi quy mô công ty ngày càng mở rộng và phát triển.
Vậy, bạn đã hiểu quản lý cấp trung là gì? Tầm quan trọng của quản lý cấp trung trong doanh nghiệp ra sao? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin quan trọng về cấp bậc quản lý này qua bài viết sau đây của Ms Uptalent nhé!
MỤC LỤC:
1- Quản lý cấp trung là gì?
2- Nhiệm vụ của quản lý cấp trung
3- Vai trò của quản lý cấp trung
4- Ví dụ vị trí quản lý cấp trung
5- Kỹ năng quản lý cấp trung cần phải có
6- Mức lương của quản lý cấp trung bao nhiêu?
7- Quản lý cấp trung báo cáo cho ai?
>>> Xem thêm: Việc làm Quản lý cấp trung
Quản lý cấp trung hay còn gọi là “Middle manager” là những nhà quản lý thuộc cấp lãnh đạo trung gian trong bộ máy tổ chức của doanh nghiệp.
Trách nhiệm của nhà quản lý cấp trung là dẫn dắt, quản lý nhân viên cấp dưới và hỗ trợ ban lãnh đạo cấp cao thực hiện các chiến lược kinh doanh cũng như đảm bảo sự thống nhất trong quá trình vận hành các hoạt động của doanh nghiệp.
Quản lý cấp trung được ví như mắt xích quan trọng giúp liên kết ban lãnh đạo công ty và đội ngũ nhân viên. Thông thường, vị trí quản lý cấp trung sẽ phải đảm nhận các nhiệm vụ sau:
Bất cứ hoạt động sản xuất, kinh doanh nào trong doanh nghiệp cũng phải được lên kế hoạch rõ ràng, cụ thể trước khi bắt đầu thực hiện.
Nhiệm vụ của nhà quản lý cấp trung là phải trực tiếp điều hành, chỉ đạo và giám sát việc thực hiện các kế hoạch do cấp trên đề ra nhằm đảm bảo tiến độ, kết quả công việc luôn được tối ưu.
Nhân viên cấp dưới cần hiểu được các mục tiêu, định hướng phát triển kinh doanh của ban lãnh đạo thì họ mới thực hiện công việc đúng và hiệu quả. Vì vậy, nhà quản lý cấp trung có nhiệm vụ truyền đạt và diễn giải đầy đủ các thông tin cần thiết cho cấp dưới hiểu rõ.
Bên cạnh đó, việc hiểu đúng định hướng, chiến lược kinh doanh còn tạo ra tinh thần đoàn kết, đồng lòng trong toàn bộ nhân viên và giúp họ có thể cùng nỗ lực hết mình hoàn thành các mục tiêu chung.
Nhà quản lý cấp trung sẽ căn cứ vào tình hình thực tế, đặc điểm, tính quan trọng của mỗi vấn đề mà đưa ra các quyết định phù hợp với phạm vi quản lý của mình.
>>> Bạn có thể xem thêm: Quản lý cấp trung có cơ hội, thách thức như thế nào?
Quản lý cấp trung sẽ phải nắm rõ các mục tiêu, tiến độ làm việc và biện pháp thực hiện các công việc trong bộ phận mình quản lý nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động của bộ phận luôn tốt nhất.
Bên cạnh đó, quản lý cấp trung cũng cần lên kế hoạch tuyển dụng, đào tạo nhân viên trong bộ phận và phải thường xuyên giám sát tiến độ, hiệu suất làm việc của nhân viên cấp dưới.
Nhà quản lý cấp trung có nhiệm vụ chịu trách nhiệm trước lãnh đạo cấp cao về tất cả các công việc, hoạt động diễn ra trong bộ phận mình phụ trách như là kết quả thực hiện kế hoạch, hiệu suất làm việc của nhân viên, chất lượng và số lượng nhân viên,…
Ngoài ra, quản lý cấp trung còn phải truyền cảm hứng, tạo động lực cho nhân viên và kịp thời giải quyết các mâu thuẫn phát sinh trong bộ phận mình quản lý.
Nhà quản lý cấp trung có các vai trò quan trọng sau:
Quản lý cấp trung được ví như cánh tay đắc lực của những nhà lãnh đạo cấp cao trong doanh nghiệp. Họ là người hỗ trợ nhà lãnh đạo truyền tải các thông điệp về tầm nhìn, sứ mệnh, triển khai thực hiện kế hoạch kinh doanh và điều hành các hoạt động thường ngày của doanh nghiệp.
Thực tế, nhà quản lý cấp cao sẽ đưa ra các quyết định chiến lược cho toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp trong một giai đoạn nhất định và quản lý cấp trung có trách nhiệm dẫn dắt, quản lý đội ngũ nhân viên cấp dưới thực hiện các chiến lược đó.
Giữa quản lý cấp trung và nhà lãnh đạo cấp cao là mối quan hệ hợp tác vô cùng chặt chẽ. Trong mối quan hệ này, mỗi bên có vai trò riêng và cả hai cùng phối hợp với nhau để tạo nên thành công cho công ty.
Nhà quản lý cấp trung có nhiệm vụ trực tiếp quản lý và điều hành quá trình thực hiện công việc của đội ngũ nhân viên trong bộ phận mình quản lý. Đây được xem là vai trò chính của vị trí này trong doanh nghiệp.
Cụ thể, quản lý cấp trung sẽ phải triển khai công việc cho nhân viên trong bộ phận, dẫn dắt, hỗ trợ họ trong quá trình làm việc và đảm bảo một môi trường làm việc lành mạnh, chuyên nghiệp giúp nhân viên liên tục hoàn thiện, phát triển bản thân.
Bên cạnh đó, quản lý cấp trung còn có nhiệm vụ giám sát, đánh giá hiệu suất công việc của cấp dưới và phải đảm bảo tinh thần hợp tác, đoàn kết trong đội ngũ nhân viên nhằm hoàn thành công việc với kết quả tốt nhất và đúng thời hạn cấp trên yêu cầu.
>>> Bạn có thể quan tâm: Quản lý rủi ro là gì? Mô hình quản trị rủi ro hiệu quả
Quản lý cấp trung giữ vai trò của người kết nối giữa các nhà lãnh đạo cấp cao với toàn bộ nhân viên của công ty. Điều này thể hiện rõ trong quá trình truyền đạt tầm nhìn, kế hoạch chiến lược của ban lãnh đạo tới toàn thể nhân viên và hiện thực hóa các kế hoạch này bằng những hành động cụ thể.
Các nhà quản lý cấp trung có nhiều cơ hội để làm việc cũng như tương tác trực tiếp cùng đội ngũ nhân viên cấp dưới. Bởi vậy, họ có thể hiểu được nhu cầu, mong muốn của nhân viên và truyền tải thông tin một cách hiệu quả.
Ngoài ra, quản lý cấp trung còn có thể thu thập các ý kiến đóng góp của nhân viên và báo cáo lại cho ban lãnh đạo nhằm nâng cao hiệu suất làm việc cũng như kết quả hoạt động của doanh nghiệp.
Trong bộ máy tổ chức của một doanh nghiệp có thể bao gồm 2 hoặc 3 vị trí quản lý cấp trung. Nhưng, có những doanh nghiệp số lượng nhà quản lý cấp trung lại lên tới mấy chục, mấy trăm hay mấy ngàn.
Nhìn chung, mỗi doanh nghiệp sẽ có những đặc điểm riêng về quy mô, cơ cấu tổ chức nên bộ máy vận hành có thể được phân thành nhiều tầng quản lý cấp trung khác nhau.
Mỗi nhà quản lý cấp trung thường chịu trách nhiệm điều hành một phòng ban, bộ phận chức năng nào đó hoặc họ cũng có thể đứng đầu một chi nhánh của công ty.
Các vị trí quản lý cấp trung thường gặp như: Giám đốc chi nhánh, Giám đốc khu vực, Giám đốc phân xưởng, Trưởng phòng, Quản lý bộ phận, Tổ trưởng, Cửa hàng trưởng,…
Nhà quản lý cấp trung cần có các kỹ năng quan trọng sau:
Trước khi triển khai bất cứ hoạt động gì nhà quản lý cấp trung đều phải thiết lập kế hoạch thực hiện cụ thể. Bằng cách lập kế hoạch, họ có thể xác định rõ mục tiêu, hướng đi và các công việc cần phải làm. Đồng thời, họ còn dễ dàng giám sát quá trình làm việc và đánh giá hiệu suất công việc của nhân viên hơn.
>>> Bạn có thể tham khảo: Làm thế nào để trở thành nhân sự cấp cao?
Với vai trò trung gian kết nối giữa nhà lãnh đạo cấp cao và nhân viên, quản lý cấp trung cần rèn luyện cho mình khả năng giao tiếp thật tốt.
Nếu giao tiếp hiệu quả, họ có thể truyền tải các thông tin từ ban lãnh đạo đến nhân viên chính xác, rõ ràng hơn. Bên cạnh đó, giỏi giao tiếp còn giúp họ ứng xử khéo léo hơn và có khả năng lắng nghe, đồng cảm cùng người khác tốt hơn.
Thành thạo kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề được xem là yếu tố quan trọng ở quản lý cấp trung. Bởi vì, chỉ khi giỏi kỹ năng này họ mới có thể phân tích, đánh giá mọi thứ chính xác nhất và có những quyết định phù hợp.
Hơn nữa, những nhà quản lý cấp trung giỏi ra quyết định và giải quyết vấn đề còn dễ dàng nhận được sự tín nhiệm, tôn trọng từ nhân viên cấp dưới và cả ban lãnh đạo cấp cao.
Kỹ năng quản lý tốt rất cần thiết đối với các nhà quản lý cấp trung. Nguyên nhân là vì kỹ năng này có thể giúp họ hiểu được nhu cầu cùng những khó khăn nhân viên đang phải đối mặt, từ đó có biện pháp phù hợp nhằm kiến tạo môi trường làm việc tích cực cho họ.
Đồng thời, kỹ năng quản lý cũng là công cụ hữu ích giúp nhà quản lý cấp trung lãnh đạo đội ngũ nhân viên hiệu quả, gia tăng sự hài lòng của họ và thúc đẩy họ không ngừng góp sức cho sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.
Nhiệm vụ của quản lý cấp trung là phải báo cáo cho nhà lãnh đạo cấp cao tình hình hoạt động và kết quả công việc của bộ phận do mình quản lý.
Chính vì vậy, một quản lý cấp trung giỏi chắc chắn phải thành thạo kỹ năng lập báo cáo để có thể cung cấp thông tin đầy đủ, rõ ràng, minh bạch giúp cấp trên nắm rõ tình hình hoạt động của bộ phận, từ đó có các chiến lược cải thiện phù hợp.
>>> Quan tâm thêm: Quản lý dự án là gì? Tại sao doanh nghiệp phải quản lý dự án?
Theo các số liệu thống kê, mức lương của nhà quản lý cấp trung hiện dao động từ 9 – 60 triệu/tháng. Mức lương thực tế sẽ có sự thay đổi phụ thuộc vào trách nhiệm, vai trò công việc và đặc điểm của từng công ty.
Ngoài ra, các kết quả khảo sát cũng cho thấy, chế độ lương thưởng của quản lý cấp trung những năm vừa qua có tỷ lệ nâng lương cao nhất so với các cấp bậc quản lý khác.
Như đã nói, quản lý cấp trung thuộc cấp lãnh đạo trung gian trong cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp. Bởi vậy, trách nhiệm của họ là phải báo cáo công việc cho cấp trên trực tiếp và các nhà quản lý cấp cao.
Về cơ bản, quản lý cấp trung sẽ tiếp nhận các thông tin, quyết định từ cấp trên và truyền tải lại cho cấp dưới. Cùng với đó, họ cũng thực hiện các điều chỉnh cần thiết và triển khai công việc thống nhất đối với tất cả các hoạt động của doanh nghiệp. Sau cùng, họ sẽ tổng hợp, đánh giá và lập báo cáo cho cấp trên.
Tóm lại, quản lý cấp trung có vai trò rất quan trọng đối với việc vận hành và quản lý của doanh nghiệp. Để trở thành một nhà quản lý cấp trung giỏi bạn sẽ phải nỗ lực học tập, đầu tư cho mình những kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm chuyên môn cần thiết.
Mong rằng bài viết của Ms Uptalent đã giúp bạn hiểu được quản lý cấp trung là gì cũng như tầm quan trọng của họ trong doanh nghiệp. Hãy tiếp tục theo dõi Uptalent để có thêm nhiều thông tin nghề nghiệp hữu ích khác bạn nhé. Chúc bạn thành công!
------------------------------------
HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet