maro-news
Image
maro-news
Follow US:
Quick Search
TUYỂN DỤNG

Quá trình tuyển dụng nhân sự thường phát sinh loại chi phí nào?

Quá trình tuyển dụng nhân sự thường phát sinh loại chi phí nào?

Quy trình tuyển dụng nhân sự luôn bao gồm nhiều giai đoạn theo một trình tự nhất định. Tại mỗi giai đoạn, việc phát sinh những chi phí liên quan là điều không thể tránh khỏi. Để có thể thuận lợi tiết chế, cân bằng các khoản chi phí, HRchannels khuyến khích các nhà tuyển dụng hay cụ thể là các doanh nghiệp tuyển dụng nên nắm rõ Chi phí tuyển dụng nhân sự.

Quy trình headhunter

I. Mục đích của việc nắm rõ các khoản phát sinh khi tuyển dụng

Ngân  sách tuyển dụng là khoản tiền trích từ lợi nhuận doanh nghiệp có được. Nắm rõ các khoản chi phí phát sinh sẽ giúp doanh nghiệp

1. Điều tiết ngân sách tuyển dụng hợp lý

Điều tiết ngân sách hợp lý không có nghĩa là giảm chi tiêu cho việc tuyển dụng. Mục đích chính là nhằm phân tích mối tương quan giữa ngân sách tuyển dụng và lợi ích mà nhân sự mới có thể mang lại cho doanh nghiệp.

Nghĩa là, nếu năng lực, vị trí, vai trò của nhân sự mới giúp tăng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp thì việc đầu tư thêm ngân sách để tuyển dụng là điều hợp lý, cần làm, cho dù ngân sách cho vị trí đó tăng vọt hơn so với những vị trí khác.


Xem thêm: Top website đăng tin tuyển dụng miễn phí uy tín nhất

2. Cơ sở lập kế hoạch tuyển dụng

Đây cũng là cơ sở để phòng nhân sự đề xuất ngân sách khi lên kế hoạch tuyển dụng, bổ sung nhân lực.

Một kế hoạch tuyển dụng hiệu quả luôn bao gồm kế hoạch chính và kế hoạch dự phòng. Và chỉ khi người phụ trách hiểu và nắm rõ danh mục chi phí thì kế hoạch dự phòng mới thuận lợi hoàn thiện.

II. Các loại chi phí thường phát sinh trong quá trình tuyển dụng

Chi phí thường phát sinh là những khoản phí có tần suất xuất hiện cao nhất trong các quy trình tuyển dụng.

Điển hình là những chi phí tuyển dụng trong danh sách dưới đây:

1. Chi phí lương cho nhân sự phụ trách tuyển dụng

Những việc làm hấp dẫn

Human Resource Manager

Hà nội, Bắc Ninh, Hưng Yên Hành chánh/Thư ký , Nhân sự

HR Manager (Construction)

Đà nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi Hành chánh/Thư ký , Nhân sự , Xây dựng

HR & Admin Manager (Manufacturing)

Hồ Chí Minh, Bình Dương , Đồng Nai Hành chánh/Thư ký , Nhân sự , Sản Xuất

Human Resource Manager (Manufacturing)

Đà nẵng, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế Dệt may/ Sợi/ Giầy da, Nhân sự , Sản Xuất

Human Resources Director (Hospitality)

Hồ Chí Minh, Bình Dương , Đồng Nai Hành chánh/Thư ký , Nhân sự , Nhà hàng / Nghỉ dưỡng

Thông thường, nhân viên tuyển dụng sẽ nhận lương cứng theo tháng và công tác tuyển dụng là một phần trong tổng số các nhiệm vụ mà họ phải đảm nhận, nên sẽ không có phần lương bổ sung theo số lượng quy trình tuyển dụng thực hiện.

Tuy nhiên sẽ có một trường hợp ngoại lệ:

  • Khích lệ nhân viên phòng nhân sự trong những đợt tuyển dụng cao điểm

  • Thuê chuyên gia tuyển dụng từ bên ngoài

  • Doanh nghiệp yêu cầu phân tách rõ lương cán bộ tuyển dụng (từ tổng lương mỗi tháng) để tính tổng chi phí theo từng quy trình tuyển dụng cho mỗi vị trí.

>>>> Có thể bạn quan tâm: Đăng tin tuyển dụng miễn phí ở đâu?

2. Chi phí văn phòng phẩm cho phòng nhân sự

Chi phí này sẽ được tính bình quân theo công thức :

(Tổng chi phí văn phòng phẩm của phòng nhân sự trong năm / Tổng thời gian hoạt động của phòng nhân sự trong năm) x tổng số ngày thực hiện quy trình tuyển dụng.

3.  Chi phí khu vực làm việc của phòng nhân sự

Những khoản phí này, bao gồm:

  • Phí địa điểm ngồi

  • Phí điện nước

  • Phí điện thoại cố định

  • Phí quản lý cơ sở vật chất

Các chi phí này thường sẽ tính bình quân đầu người cho tất cả nhân sự tại doanh nghiệp.

4. Chi phí truyền thông, đăng tin tuyển dụng

Bên cạnh những trang đăng tin tuyển dụng miễn phí, nhà tuyển dụng luôn sẽ áp dụng thêm những kênh thu phí để nâng cao hiệu quả và thời gian tuyển dụng ứng viên

Những nguồn tìm kiếm ứng viên có thu phí bao gồm:

  • Trang web tuyển dụng trực tuyến như Vietnamworks, Careerbuilder, Timviecnhanh…

  • Báo giấy, báo mạng

  • In tờ rơi, in băng rôn, in bảng thông báo tuyển dụng

  • Quảng cáo tuyển dụng trên mạng xã hội, điển hình như facebook…


Xem thêm: 
Headhunter là gì? Bí quyết thành công cho Headhunter tại Việt Nam

5. Chi phí tổ chức hoặc tham gia các sự kiện tuyển dụng 

Nhiều doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lớn sẽ đăng ký tham gia các sự kiện tuyển dụng như ngày hội việc làm, hội chợ việc làm … tổ chức định kỳ theo ngành nghề hoặc tổ chức vào dịp lễ tốt nghiệp tại các trường đại học, cao đẳng.

Đây là cơ hội giúp nhà tuyển dụng tìm kiếm ứng viên phù hợp, ứng viên giỏi, đồng thời quảng bá, xây dựng hình ảnh thương hiệu tuyển dụng cho doanh nghiệp.

6. Chi phí thuê dịch vụ tuyển dụng

Dịch vụ tuyển dụng phổ biến nhất chính là các công ty headhunter (săn đầu người) như Navigos, HR2B… Chi phí này thường phát sinh khi yêu cầu tuyển dụng cao, số lượng ứng viên phù hợp quá ít, khó tìm ứng viên nhanh …

Với lợi thế hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực tư vấn nhân sự, các công ty headhunter luôn sở hữu lượng ứng viên tiềm năng cho mọi ngành nghề, ở mọi vị trí. Nhờ vậy, tốc độ tìm thấy ứng viên phù hợp rất nhanh, giúp doanh nghiệp sớm ổn định hoạt động sản xuất.


>>>>> Có thể bạn quan tâm: Đăng tin tuyển dụng trên facebook có miễn phí hay không?

7.  Chi phí phỏng vấn ứng viên

Để một buổi phỏng vấn trực tiếp ứng viên diễn ra thuận lợi, nhà tuyển dụng sẽ phải tốn những khoản chi phí:

  • Mặt bằng phòng chờ, điện , nước

  • In ấn giấy tờ, in bài kiểm tra

  • Chi phí di chuyển nếu ứng viên ở xa…

8. Chi phí vận hành kênh tuyển dụng riêng

Với những doanh nghiệp có thương hiệu tuyển dụng tốt, trực tiếp phòng nhân sự sẽ xây dựng và quản lý kênh tuyển dụng riêng của doanh nghiệp.

Thông thường, kênh này sẽ thông qua chuyên mục “Tuyển dụng” trên website trực tuyến và kết nối với phòng nhân sự thông qua phần mềm quản lý tuyển dụng.

Cách làm này giúp tiết kiệm chi phí sử dụng nguồn cung cấp ứng viên từ bên ngoài, nhưng bù lại sẽ có những chi phí như :

  • Quản lý tên miền website

  • Bảo trì, nâng cấp trang web

  • Phí duy trì phần mềm quản lý tuyển dụng…

9. Chi phí lương thử việc của ứng viên trúng tuyển

Sau quá trình thử việc, có thể ứng viên sẽ không đáp ứng nhu cầu hoặc nhận thấy không thích hợp môi trường làm việc, kết quả chung là ứng viên sẽ rời doanh nghiệp.

Như vậy, doanh nghiệp sẽ mất phần chi phí đã bỏ ra để tuyển dụng, và sau đó, một khoản ngân sách mới cho quy trình tái tuyển dụng sẽ xuất hiện. Vị trí tuyển dụng càng cao cấp thì chi phí lương thử việc sẽ càng cao.

10.  Chi phí đào tạo, huấn luyện nhân viên mới

Chi phí này tỏ ra rất phổ biến ở những doanh nghiệp có yêu cầu vận hành đặc thù hoặc những ngành nghề đòi hỏi huấn luyện, cập nhật kiến thức cao.

Khoản chi phí này sẽ trả cho cán bộ đào tạo và những cơ sở vật chất phục vụ cho công tác đào tạo như văn phòng phẩm, điện nước, mặt bằng, tài liệu học…

Nếu cán bộ đào tạo là người của doanh nghiệp hoặc nội bộ phòng ban tự đào tạo cho nhau thì chi phí sẽ thấp hơn nhiều so với tuyển chuyên gia đào tạo từ bên ngoài.


Xem thên: Phòng tuyển dụng thuê ngoài - xu hướng của thời đại

Trên đây là 10 mục mà quá trình tuyển dụng nhân sự thường phát sinh chi phí nhất. HRchannels liệt kê tất cả 10 khoản chi phí phát sinh nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng sẽ đối mặt tất cả, tùy vào đặc thù và quy mô doanh nghiệp, người lập kế hoạch tuyển dụng sẽ có sự gia giảm số mục chi phí phát sinh khác nhau.

 

HRchannels - Great Solution. Great People!

HRchannels - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp

Hotline: 08. 3636. 1080

Email: sales@hrchannels.com / tuyendung@hrchannels.com

Website: www.hrchannels.com

Địa chỉ: Tầng 10, CIT Building, Ngõ 15 Duy Tân - Cầu Giấy - Hà Nội

Nguồn ảnh: internet


HRchannels

HRchannels

HRchannels là nền tảng tuyển dụng và thu hút nhân sự cấp cao hàng đầu tại Việt Nam. Với hơn 16 năm kinh nghiệm tuyển dụng nhân sự cấp cao. Chúng tôi là công ty headhunter hàng đầu ở Việt Nam.