- 420k
- 1k
- 870
Hầu hết các doanh nghiệp đều chú trọng vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ để giành được chiến thắng trên thị trường đầy tính cạnh tranh. Điều này đã khiến những vị trí quản lý ngành QC như QC Supervisor trở nên quan trọng hơn.
Nếu bạn muốn phát triển sự nghiệp từ vai trò QC Supervisor thì hãy cùng Ms Uptalent tìm hiểu QC Supervisor là gì và lộ trình thăng tiến từ QC Supervisor sang QC Manager qua bài viết sau.
MỤC LỤC
1- QC Supervisor là gì?
2- Lộ trình thăng tiến từ QC Supervisor sang QC Manager
2.1- Kinh nghiệm thực tế
2.2- Am hiểu mọi công đoạn sản xuất và bản chất công việc của QC
2.3- Am hiểu các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm
2.4- Thành thạo các kỹ năng cần thiết của một người lãnh đạo
2.5- Khả năng phối hợp với các bộ phận khác
3- Sự khác nhau giữa QC Supervisor và QC Manager
4- Các công ty FDI tìm kiếm kỹ năng gì ở QC Supervisor?
Xem thêm >>> Việc làm Quản lý chất lượng (QA / QC)
QC Supervisor hay Giám sát chất lượng, là một chức danh thuộc cấp quản lý trong bộ phận QC của doanh nghiệp. Nhiệm vụ chính của vị trí này là quản lý một nhóm gồm nhiều QC, tiếp nhận các phản hồi, sự cố và kịp thời đề xuất biện pháp khắc phục để đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Người giữ vai trò QC Supervisor cần có kinh nghiệm làm việc và sự am hiểu sâu về lĩnh vực quản lý và kiểm soát chất lượng. Có như vậy họ mới có thể dẫn dắt, chỉ đạo nhóm QC trong công việc.
Trách nhiệm của QC Supervisor là lãnh đạo và phân công công việc cho các nhân viên QC trong nhóm. Đồng thời họ còn phải giám sát quy trình kiểm định chất lượng sản phẩm và lập báo cáo gửi cho cấp trên.
Vai trò của bộ phận QC ngày càng quan trọng hơn đối với việc đảm bảo chất lượng, sản phẩm của doanh nghiệp. Vì thế, công việc của QC Supervisor sẽ càng phức tạp và nhiều áp lực hơn. Họ sẽ phải nỗ lực hết sức để có thể tạo dựng và duy trì tên tuổi cho sản phẩm cũng như thương hiệu của doanh nghiệp.
Theo lộ trình sự nghiệp trong ngành QC, sau khi lên tới vị trí QC Supervisor bạn sẽ có cơ hội tiếp tục thăng tiến lên vị trí cao hơn là QC Manager.
Để có thể tiếp tục thăng tiến lên vị trí cao hơn, QC Supervisor sẽ trải qua quá trình tích lũy kiến thức chuyên môn và kỹ năng. Quá trình này có thể kéo dài vài năm. Thường là từ 3 – 5 năm. Thời gian dài hay ngắn còn phụ thuộc vào từng ngành nghề, đặc điểm doanh nghiệp và năng lực của mỗi người.
Đồng thời, trong quá trình phát triển sự nghiệp, QC Supervisor cần có định hướng và kế hoạch rèn luyện cụ thể để nhanh chóng tích lũy cho mình những kiến thức chuyên môn cần thiết. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi giúp họ rút ngắn thời gian thăng tiến lên QC Manager.
Dưới đây là những yếu tố QC Supervisor cần tích lũy để tiến lên vị trí quản lý cấp cao hơn:
QC Manager là người đứng đầu bộ phận QC và giữ vai trò dẫn dắt các nhân viên trong bộ phận. Vì vậy, để thăng tiến lên vị trí này bạn cần tích lũy cho mình thật nhiều kinh nghiệm thực tế.
Có kinh nghiệm làm việc dày dạn, bạn sẽ dễ dàng nắm bắt được vấn đề và có thể giải quyết vấn đề hiệu quả. Đồng thời bạn sẽ lãnh đạo bộ phận QC làm việc với hiệu suất tốt hơn.
Hoạt động QC được thực hiện xen kẽ trong quá trình sản xuất chứ không chỉ dừng ở việc kiểm tra chất lượng sản phẩm hoàn thành. Bởi vậy, QC Manager cần hiểu rõ mọi công đoạn sản xuất để thực hiện tốt nhất vai trò của người quản lý.
Bên cạnh đó, QC Manager còn phải hiểu rõ bản chất công việc của QC để có thể tập trung vào những công việc trọng tâm, làm việc chính xác hơn và có thể vận dụng hiệu quả các kiến thức, kỹ năng có được nhằm mang lại hiệu quả tối ưu.
Là một người lãnh đạo, QC Manager cần hiểu rõ tính chất, đặc điểm các sản phẩm doanh nghiệp đang sản xuất, yêu cầu thành phẩm ra sao, chất lượng phải như thế nào. Sau đó, họ cần truyền đạt lại cho đội ngũ QC để mọi người có thể đo lường, kiểm tra chất lượng sản phẩm chính xác nhất.
Số lượng nhân sự trong bộ phận QC có thể không nhiều như các bộ phận khác. Tuy nhiên, kết quả công việc của QC có yêu cầu rất cao về độ chính xác.
Chính vì vậy, một QC Manager cần sở hữu khả năng lãnh đạo mạnh mẽ. Điều này sẽ giúp họ kết nối cũng như quản lý, giám sát nhân viên QC hiệu quả hơn, từ đó đảm bảo các dữ liệu kiểm tra có độ chính xác cao nhất.
QC Manager sẽ phải làm việc cùng các bộ phận khác trong quá trình kiểm tra và xử lý các sự cố, sai sót. Vì vậy, họ cần có khả năng phối hợp hiệu quả cùng các bộ phận khác để mọi việc được xử lý suôn sẻ, tránh xảy ra gián đoạn làm ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất.
QC Supervisor và QC Manager đều là những vị trí cấp quản lý trong ngành QC. Tuy nhiên, giữa hai vị trí này có nhiều điểm khác nhau. Cụ thể:
+ Quyền lực
QC Manager có quyền lực cao hơn QC Supervisor. Trong khi QC Supervisor chỉ có quyền quản lý một nhóm nhân viên QC thì QC Manager giữ quyền điều hành cao nhất trong bộ phận. Tức là QC Manager sẽ quản lý cả QC Supervisor lẫn các nhân viên QC.
+ Vai trò, trách nhiệm
QC Manager có trách nhiệm quản lý nhân sự trong bộ phận, giám sát và tư vấn về hiệu suất của hệ thống quản lý chất lượng, phân tích các dữ liệu, đánh giá các tiêu chuẩn đã đặt ra và báo cáo về hiệu suất thực hiện.
Trong khi đó, QC Supervisor chịu trách nhiệm quản lý và dẫn dắt một nhóm các QC thực hiện việc đo lường, kiểm tra chất lượng và xử lý các sự cố, sai sót xảy ra trong quá trình sản xuất.
+ Cấp quản lý
QC Manager có cấp quản lý cao hơn QC Supervisor. Vị trí này sẽ chỉ đạo QC Supervisor thực hiện công việc và tiếp nhận báo cáo từ QC Supervisor.
+ Phạm vi công việc
QC Manager sẽ điều hành, quản lý những công việc trong bộ phận QC và làm việc với các bộ phận liên quan khác. Còn QC Supervisor chủ yếu tập trung vào những công việc trong nội bộ nhóm QC.
Nếu muốn trở thành một QC Supervisor tại công ty FDI bạn cần đáp ứng được những yêu tố sau:
Vị trí QC Supervisor đòi hỏi bạn phải có tối thiểu bằng cử nhân các chuyên ngành liên quan và phải có kinh nghiệm ít nhất 3 năm trong lĩnh vực quản lý và kiểm soát chất lượng. Đồng thời, bạn còn nắm rõ quy trình kiểm định chất lượng và có khả năng lập kế hoạch, phân công công việc cho các nhân viên QC.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần am hiểu về sản phẩm, ngành nghề của doanh nghiệp và phải hiểu rõ các loại máy móc, thiết bị hoặc các phần mềm ứng dụng thường dùng trong lĩnh vực QC để hoàn thành tốt nhất vai trò của một supervisor.
Nếu bạn đã có kinh nghiệm làm việc trong các doanh nghiệp FDI hoặc có kinh nghiệm trong lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp thì sẽ là lợi thế rất lớn khi ứng tuyển.
Đây là kỹ năng bắt buộc bạn cần có nếu muốn làm QC Supervisor tại các công ty FDI. Bởi vì đồng nghiệp và sếp của bạn tại những công ty này là người nước ngoài. Nếu không giỏi ngoại ngữ bạn sẽ không thể giao tiếp với họ và khó có thể hoàn thành công việc được giao.
Sở hữu kỹ năng giám sát tốt sẽ giúp QC Supervisor dễ dàng theo dõi quá trình làm việc của nhân viên QC. Đồng thời cũng giúp họ nhanh chóng phát hiện các sai sót trong quy trình quản lý chất lượng để xử lý kịp thời.
QC Supervisor là một vị trí cấp quản lý trong bộ phận QC nên thành thạo kỹ năng quản lý là điều rất cần thiết. Sở hữu kỹ năng này sẽ giúp họ hoàn thành tốt nhất các nhiệm vụ được giao. Đồng thời, kỹ năng này còn giúp họ quản lý hiệu quả năng suất, tiến độ làm việc của đội ngũ nhân viên QC dưới quyền.
Quá trình kiểm soát chất lượng thường phức tạp và bao gồm nhiều công việc đo lường, kiểm tra khác nhau. Nên không thể tránh khỏi việc phát sinh các tình huống bất ngờ.
Là một QC Supervisor, bạn cần luôn sẵn sàng đối mặt với mọi tình huống xảy ra. Ngay khi phát hiện vấn đề, bạn phải nhanh chóng tìm ra nguyên nhân và đề xuất biện pháp khắc phục nhanh chóng để không ảnh hưởng đến chất lượng và tiến độ sản xuất.
Giao tiếp tốt sẽ giúp QC Supervisor trao đổi, tương tác với các thành viên trong nhóm hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, kỹ năng này cũng giúp bạn truyền đạt các thông tin, mục tiêu công việc và hướng dẫn mọi người làm việc một cách dễ hiểu nhất.
Đây là đức tính cần thiết với người làm việc trong ngành QC. Bởi vì quá trình sản xuất bao gồm nhiều công đoạn, với rất nhiều công việc phức tạp và có sự tham gia của nhiều người. Nếu không kiên nhẫn bạn có thể bỏ qua những sai sót. Tuy nhiên, đôi khi chỉ là một sai sót nhỏ cũng có thể gây ra ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng.
Công việc trong ngành QC không hề đơn giản. Thậm chí còn có nhiều khó khăn, thử thách. Nhất là ở các vị trí quản lý lại càng thêm khó khăn hơn.
Do đó, để theo nghề lâu dài và đạt được thành công bạn cần có đam mê và tinh thần nhiệt huyết với nghề.
Với những thông trên, có lẽ bạn đã hiểu được QC Supervisor là gì và nắm rõ lộ trình thăng tiến từ QC Supervisor sang QC Manager. Mong rằng bạn có thể vận dụng những thông tin Ms Uptalent chia sẻ để từng bước chinh phục mục tiêu sự nghiệp của bản thân. Chúc bạn thành công!
------------------------------------
HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet