- 420k
- 1k
- 870
Bạn yêu thích công việc QC và muốn kiếm một việc làm ổn định với cơ hội thăng tiến tốt? Vậy thì điều đầu tiên bạn cần làm là hiểu rõ QC là gì cũng như công việc trong ngành QC. Kế tiếp bạn cần chuẩn bị thật tốt trong quá trình tìm việc, từ lúc tạo CV đến khi phỏng vấn QC.
Hãy cùng Ms Uptalent tìm hiểu QC và những câu hỏi phỏng vấn ngành QC hay nhất qua bài viết sau để có thể tự tin chinh phục nhà tuyển dụng và vượt lên các ứng viên khác nhé.
MỤC LỤC
1- Hiểu về QC?
2- Những công việc ngành QC
3- 10 câu hỏi phỏng vấn ngành QC hay nhất
4- Lưu ý khi trả lời phỏng vấn ngành QC
Xem thêm >>> Việc làm Quản lý chất lượng (QA / QC)
QC là viết tắt của cụm từ Quality Control, được hiểu là kiểm soát chất lượng. Đây là một phần trong quá trình quản lý chất lượng của các doanh nghiệp nhằm mục đích đảm bảo sản phẩm được hoàn thiện tốt nhất trước khi đưa ra thị trường.
Trên thực tế, QC không tham gia trực tiếp vào việc tạo ra sản phẩm. Công việc này sẽ được thực hiện đan xem với quy trình sản xuất để đảm bảo chất lượng sản phẩm và làm giảm các lãng phí không cần thiết.
Sự phát triển của nền kinh tế kéo theo yêu cầu sản phẩm của khách hàng cũng càng khắt khe hơn. Vì vậy các doanh nghiệp cũng càng coi trọng công tác QC hơn nữa. Họ sẵn sàng đầu tư những máy móc, thiết bị hiện đại để việc quản lý chất lượng ngày càng dễ dàng và hiệu quả.
Nhờ vậy, chất lượng sản phẩm được kiểm soát chặt chẽ từ khâu đầu tiên của quá trình sản xuất, chứ không để đến khâu cuối cùng mới phát hiện các sai sót. Do đó có thể giảm thiểu thời gian và chi phí sửa chữa.
Từ những thông tin trên có lẽ bạn đã hiểu được QC là gì rồi phải không nào? Tiếp theo chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem những công việc của QC là gì nhé.
Nếu bạn thắc mắc công việc cụ thể của QC là gì, thì câu trả lời là tuỳ thuộc vào từng ngành nghề và đặc tính của sản phẩm mà QC sẽ phụ trách những công việc khác nhau. Tuy nhiên, có một số nhiệm vụ mà QC nào cũng thực hiện như:
- Kiểm tra, đánh giá chất lượng tất cả các nguyên liệu đầu vào cần thiết cho quá trình sản xuất và sản phẩm hoàn thành.
- Xem xét, đối chiếu các thông số tiêu chuẩn dựa trên bản mô tả sản phẩm.
- Xử lý các vấn đề phát sinh liên quan đến quá trình kiểm soát chất lượng.
- Cung cấp các thông tin cần thiết và hỗ trợ đào tạo các nhân viên, bộ phận có liên quan đến quá trình quản lý chất lượng.
- Chuẩn bị các tài liệu cần thiết cho quá trình kiểm tra chất lượng, bao gồm các báo cáo chi tiết và hồ sơ hoạt động.
- Đánh giá kết quả quản lý chất lượng và đề xuất phương án cải tiến chất lượng phù hợp.
- Hướng dẫn đội ngũ sản xuất các tiêu chuẩn, quy trình quản lý và kiểm soát chất lượng.
>>>> Xem thêm: Liệu bạn có phù hợp với ngành QC không?
Đây là câu hỏi có ở hầu hết các buổi phỏng vấn. Người phỏng vấn thường hỏi câu này ngay khi bắt đầu phỏng vấn ứng viên.
Với câu hỏi này bạn nên giới thiệu một chút về tên tuổi, trình độ học vấn và kinh nghiệm làm việc của bạn. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể nói một chút về sở thích, tính cách và mục tiêu nghề nghiệp của mình.
Với câu hỏi này nhà tuyển dụng đang muốn biết bạn hiểu những gì về công ty của họ cũng như đánh giá sự nghiêm túc và phù hợp của bạn đối với công việc. Do đó, bạn nên dành thời gian tìm hiểu về công ty và một số thông tin liên quan khác để có câu trả lời tốt nhất.
Đây là cơ hội tốt để bạn giới thiệu chi tiết hơn về bản thân với nhà tuyển dụng. Bạn nên trình bày những điểm mạnh của bản thân cho thấy bạn là ứng viên phù hợp như kinh nghiệm làm việc, kỹ năng và kiến thức về vị trí QC mình đang ứng tuyển.
Kế hoạch chất lượng dự án (PQP) chính là hồ sơ chất lượng quan trọng mà tất cả QC cần am hiểu trong một dự án xây dựng. Nó bao gồm tất cả các thông tin liên quan đến dự án và quy trình làm việc. PQP được lập ra nhằm đảm bảo chất lượng dự án và sự hài lòng của khách hàng.
Bạn có thể lấy ví dụ về một tình huống trong quá khứ mà bạn đã từng phải chịu áp lực trong quá trình làm việc. Đồng thời cũng nói về cách giúp bạn vượt qua áp lực và hiệu quả công việc đạt được. Bạn cũng có thể nhắc tới áp lực khi phải hoàn thành công việc đúng thời hạn. Nhưng đừng để người phỏng vấn cảm thấy ban đầu bạn đã lơ là và để mọi thứ đến gần thời hạn mới bắt tay vào làm.
Mặc dù trong CV bạn đã trình bày về kinh nghiệm làm việc nhưng nhà tuyển dụng có thể sẽ hỏi lại bạn vấn đề này. Khi đó bạn hãy chọn ra một số kinh nghiệm liên quan đến vị trí QC đang ứng tuyển. Bạn cũng có thể nhắc đến một số dự án kiểm soát chất lượng từng thực hiện.
Ngoài ra, bạn cũng nên nhắc đến những thành tích mình đã đạt được. Hãy tận dụng cơ hội này để pr bản thân và tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.
Những ứng viên có mục tiêu, ý chí cầu tiến luôn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Do đó, bạn cần thể hiện cho họ thấy mình là người ham học hỏi.
Tốt nhất bạn nên liệt kê những sở thích và mục tiêu có liên quan đến công việc QC. Cho dù bạn chọn nói đến điều gì thì hãy tập trung vào việc thể hiện được tính tự lập, động lực làm việc và khả năng quản lý thời gian của bản thân.
Ngoài những câu hỏi trên, nhà tuyển dụng còn có thể hỏi bạn về một số khái niệm liên quan đến ngành QC. Sau đó dựa trên câu trả lời của bạn họ sẽ hỏi thêm nhiều câu hỏi khác.
Do đó, bạn cần tìm hiểu và nắm vững một số kiến thức chuyên môn liên quan đến vị trí QC để không phải lúng túng khi gặp những câu hỏi này.
>>>> Xem thêm: 10 kỹ năng cần thiết của ngành QC
- Bạn hãy nêu các bước trong quy trình kiểm soát chất lượng?
- Hãy kể tên một vài công cụ bạn thường sử dụng trong quy trình kiểm soát chất lượng. Theo bạn đâu là công cụ hiệu quả nhất?
- Bạn sẽ làm gì trong tuần đầu tiên nếu trúng tuyển vị trí QC tại công ty chúng tôi?
- Khi xảy ra bất đồng với nhân viên QC khác bạn sẽ làm như thế nào?
- Theo bạn, điểm giống và khác nhau giữa QA và QC là gì?
- Theo bạn, một QC giỏi cần có những kỹ năng nào?
- Bạn dùng cách gì để giảm thiểu số lượng hàng tồn, hàng lỗi thông qua việc kiểm soát chất lượng?
- Thách thức lớn nhất đối với bạn khi làm QC là gì?
- Bạn đã từng đề xuất ý tưởng nào để cải tiến quy trình kiểm soát chất lượng của công ty hay chưa? Đó là những đề xuất gì?
- Bạn mong muốn mức lương bao nhiêu?
>>>> Xem thêm: Lộ trình thăng tiến của QC Manager
Thứ nhất, bạn nên trả lời câu hỏi ngắn gọn, súc tích và đúng trọng tâm câu hỏi. Với mỗi câu hỏi bạn đừng nên trả lời quá 2 phút.
Thứ hai, hãy đưa ra những ví dụ cụ thể để làm rõ câu trả lời của mình.
Thứ ba, với những kiến thức, kỹ năng hay yêu cầu công việc bạn chưa thành thạo hãy biết cách nhấn mạnh vào sự đam mê và tinh thần sẵn sàng học hỏi của bạn thay vì lo sợ hay giữ im lặng.
Thứ tư, trong quá trình trả lời câu hỏi phỏng vấn, bạn cần khẳng định được 3 yếu tố rất quan trọng với một QC. Đó là sự cẩn thận, tính chính trực và kỹ năng quan sát.
QC là công việc có khả năng thăng tiến cao. Nếu hoàn thành tốt công việc của mình bạn sẽ có nhiều cơ hội tiến tới các vị trí quản lý như QC Manager. Vì vậy, hãy nỗ lực rèn luyện và nâng cao kiến thức, kỹ năng để thành công hơn trong sự nghiệp bạn nhé.
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu đầy đủ QC là gì. Đồng thời với những câu hỏi phỏng vấn và lưu ý khi trả lời phỏng vấn QC trên đây sẽ giúp bạn thuận lợi vượt qua buổi phỏng vấn. Chúc bạn thành công!
------------------------------------
HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet