- 420k
- 1k
- 870
Purchasing hiện là ngành nghề thu hút sự quan tâm của đông đảo bạn trẻ. Trong đó vị trí Purchasing Supervisor được nhiều doanh nghiệp tuyển dụng với đãi ngộ rất tốt. Để hiểu rõ hơn về công việc này, bạn đọc hãy cùng Ms Uptalent tìm hiểu Purchasing Supervisor là gì và lộ trình thăng tiến đến Purchasing Manager qua bài viết sau.
MỤC LỤC
1- Purchasing Supervisor là gì?
2- Lộ trình thăng tiến từ Purchasing Supervisor đến Purchasing Manager
2.1- Bằng cấp
2.2- Kinh nghiệm thực tế
2.3- Bổ sung các chứng chỉ cần thiết
2.4- Rèn luyện các kỹ năng quan trọng đối với Purchasing Manager
3- Sự khác nhau giữa Purchasing Supervisor và Purchasing Manager
4- Các công ty FDI tìm kiếm những kỹ năng nào ở Purchasing Supervisor?
Purchasing Supervisor là vị trí giám sát việc mua hàng trong doanh nghiệp. Người đảm nhận vai trò này có trách nhiệm quản lý một nhóm các nhân viên purchasing và đảm bảo hoạt động mua hàng luôn đạt hiệu quả tốt nhất.
Bên cạnh đó, Purchasing Supervisor còn có nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất các chiến lược mua hàng phù hợp cho doanh nghiệp nhằm đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh luôn diễn ra suôn sẻ và không bị gián đoạn.
Ngoài ra, Purchasing Supervisor còn phải giải quyết các vấn đề về hàng tồn kho và hỗ trợ các bộ phận khác trong việc điều hành, quản lý quá trình sản xuất.
Tuỳ thuộc vào quy mô và lĩnh vực kinh doanh của mỗi doanh nghiệp mà Purchasing Supervisor đảm nhiệm những công việc khác nhau. Sau đây những công việc chính họ thường thực hiện:
- Quản lý nhóm hàng được phân công, thực hiện việc mua hàng, quản lý đơn hàng, hợp đồng, nhà cung cấp và tìm kiếm nguồn cung các hàng hoá được giao phụ trách.
- Theo dõi, hỗ trợ, giám sát các nhân viên khác trong phòng giải quyết các công việc được giao.
- Lập kế hoạch thu mua ngắn hạn, dài hạn cho nhóm hàng được phân công.
- Hỗ trợ quá trình lựa chọn nhà cung cấp cũng như xây dựng và duy trì mối quan hệ với nhà cung cấp.
- Cập nhật thông tin về giá cả trên thị trường.
- Dự trù kinh phí vật tư và kiểm soát chi phí mua hàng.
- Quản lý và kiểm soát quá trình thu mua.
- Phối hợp với các bộ phận liên quan để quá trình mua hàng diễn ra suôn sẻ, thuận lợi.
- Phân tích số liệu, hiệu quả kinh tế, chi phí mua hàng đối với nhóm hàng phụ trách.
>>>> Xem thêm: Lộ trình thăng tiến từ Purchasing Manager đến Supply Chain Manager
Thông thường bạn sẽ mất từ 3 – 5 năm để thăng tiến từ Purchasing Supervisor đến Purchasing Manager. Lộ trình này có thể dài hơn hoặc ngắn hơn tuỳ thuộc vào năng lực, ngành nghề và doanh nghiệp bạn làm việc.
Về cơ bản, bạn sẽ phải trải qua một lộ trình rèn luyện, tích luỹ các kỹ năng, kinh nghiệm để đủ khả năng đảm nhận vị trí Purchasing Manager. Sau đây là những yếu tố bạn cần lưu ý trên lộ trình trở thành Purchasing Manager của mình:
Nếu như vị trí Purchasing Supervisor chỉ yêu cầu có bằng cấp từ Cao đẳng trở lên thì Purchasing Manager đòi hỏi bạn phải có tối thiểu bằng Đại học các chuyên ngành như Kinh tế, Tài chính, Kế toán, Quản trị kinh doanh, Tiếng Anh thương mại,...
Vì vậy, bạn nên xem xét bổ sung bằng cấp phù hợp để có cơ hội thăng tiến lên Purchasing Manager rộng mở hơn.
Purchasing Manager là vị trí cấp quản lý. Do đó bạn sẽ cần có ít nhất 3 – 5 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành thu mua để có đủ năng lực đảm nhận vị trí này.
Trong quá trình đảm nhận vai trò Purchasing Supervisor, bạn sẽ phải xây dựng cho mình lộ trình phát triển sự nghiệp cụ thể. Đồng thời bạn cũng nên nghiêm túc đánh giá lại bản thân xem mình còn thiếu những kiến thức, kỹ năng nào để từng bước trau dồi, rèn luyện đến khi thành thạo.
>>>> Xem thêm: Purchasing là gì? Tất tần tật thông tin về Purchasing
Để có thể rút ngắn lộ trình thăng tiến, bạn nên cân nhắc lấy thêm các chứng chỉ như quản trị mua hàng, quản trị chuỗi cung ứng,... Điều này không những giúp bạn tiếp thu thêm nhiều kiến thức mới và nâng cao kỹ năng chuyên môn mà còn tạo điều kiện thuận lợi để bạn thăng tiến nhanh chóng hơn.
Điều tiếp theo bạn cần chú trọng là tích lũy cho mình những kỹ năng cần thiết với vị trí Purchasing Manager, như là:
+ Kỹ năng giao tiếp và đàm phán xuất sắc: để có thể mang về những hợp đồng có lợi nhất cho doanh nghiệp.
+ Kỹ năng quản lý thời gian và rủi ro: kỹ năng này sẽ giúp bạn bảo vệ doanh nghiệp khỏi những rủi ro và đảm bảo hàng hoá luôn được giao đúng thời hạn quy định.
+ Kỹ năng lãnh đạo và ra quyết định: bất cứ quyết định sai lầm nào của Purchasing Manager cũng có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng. Do đó bạn cần có khả năng lãnh đạo và đưa quyết định một cách hợp lý.
+ Khả năng quản lý ngân sách: điều này sẽ giúp bạn kiểm soát hiệu quả chi phí mua hàng.
+ Tư duy kinh doanh: có kiến thức và tư duy quản trị kinh doanh tốt sẽ giúp bạn định hướng và lên kế hoạch, chiến lược mua hàng hiệu quả hơn.
+ Vai trò, trách nhiệm
Purchasing Supervisor chịu trách nhiệm quản lý một nhóm các nhân viên purchasing và đảm bảo hoạt động mua hàng luôn diễn ra thuận lợi, suôn sẻ.
Trong khi đó, Purchasing Manager có trách nhiệm quản lý tất cả các vấn đề về hàng hóa nhằm tối ưu hoá doanh thu cho doanh nghiệp. Họ là người lên kế hoạch, chỉ đạo và điều hành việc thu mua các loại sản phẩm, dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
>>>> Xem thêm: Mô tả công việc trưởng phòng mua hàng (Purchasing Manager)
+ Phạm vi công việc
Công việc chính của Purchasing Supervisor là quản lý, giám sát một nhóm nhân viên mua hàng trong quá trình thực hiện việc thu mua hàng hoá. Còn Purchasing Manager sẽ phải quản lý tất cả các hoạt động liên quan đến quá trình thu mua và quản lý đội ngũ nhân viên trong bộ phận.
+ Cấp quản lý
Purchasing Manager là người đứng đầu bộ phận mua hàng, có quyền quyết định cao nhất trong bộ phận. Trong khi đó, Purchasing Supervisor là cấp dưới của Purchasing Manager, có nhiệm vụ thực hiện công việc theo sự chỉ đạo của Purchasing Manager.
Ngoại ngữ là kỹ năng rất quan trọng với vị trí Purchasing Supervisor. Đặc biệt tại các công ty FDI đây là kỹ năng bạn bắt buộc phải có.
Nguyên nhân là vì Purchasing Supervisor thường phải thu mua nguyên vật liệu, hàng hoá từ nước ngoài để có thể phục vụ cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, khi làm việc tại công ty FDI sếp và đồng nghiệp của bạn sẽ là người nước ngoài. Nếu không giỏi ngoại ngữ bạn sẽ khó hoàn thành công việc của mình.
Purchasing Supervisor cần am hiểu về thị trường và sự biến động giá cả các loại hàng hoá để có quyết định mua hàng chính xác nhất. Từ đó, bạn có thể đảm bảo nguồn cung hàng hoá cho các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
>>>> Xem thêm: Lộ trình thăng tiến của Purchasing Manager ra sao?
Kỹ năng quản lý thời gian sẽ giúp Purchasing Supervisor lên kế hoạch mua hàng hợp lý. Nhờ vậy nhu cầu hàng hoá, nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sẽ luôn được đảm bảo và các hoạt động sản xuất, kinh doanh luôn diễn ra ổn định, liên tục.
Để thu mua được nguồn hàng chất lượng với giá cả tốt nhất, Purchasing Supervisor cần biết cách đàm phán và thương lượng với nhà cung cấp. Với kỹ năng đàm phán xuất sắc, bạn sẽ mang về cho công ty những bản hợp đồng có lợi nhất và giảm thiểu những rủi ro khi mua hàng.
Việc phát sinh những sự cố như sản phẩm kém chất lượng, hàng giao chậm tiến độ hoặc nguồn cung bị đứt đoạn là điều khó tránh. Vì vậy, Purchasing Supervisor cần có kỹ năng giải quyết vấn đề tốt để có thể xử lý mọi việc nhanh chóng, hiệu quả.
Purchasing Supervisor cần có khả năng phát triển mối quan hệ để có thể duy trì mối liên kết với những nhà cung cấp chất lượng. Điều này sẽ giúp bạn nhận được nhiều ưu tiên khi mua hàng và có thể đảm bảo nguồn cung hàng hoá ổn định cho doanh nghiệp.
Trên đây là một số thông tin Ms Uptalent muốn chia sẻ cùng bạn về Purchasing Supervisor và lộ trình thăng tiến từ vị trí này lên Purchasing Manager. Hy vọng qua bài viết bạn đã có được nhiều thông tin hữu ích để phát triển sự nghiệp trong ngành Purchasing. Chúc bạn thành công!
------------------------------------
HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet