maro-news
Image
maro-news
Follow US:
Quick Search
KIẾN THỨC

Lộ trình thăng tiến từ Purchasing Manager đến Supply Chain Manager

Lộ trình thăng tiến từ Purchasing Manager đến Supply Chain Manager

Purchasing Manager là vị trí có vai trò rất quan trọng và cũng là công việc được nhiều người quan tâm. Nếu bạn cũng yêu thích và muốn theo đuổi công việc này hãy cùng Ms Uptalent tìm hiểu Purchasing Manager là gì và lộ trình thăng tiến từ Purchasing Manager đến Supply Chain Manager qua bài viết sau.

MỤC LỤC
1- Purchasing Manager là gì? 
2- Lộ trình thăng tiến từ Purchasing Manager đến Supply Chain Manager
 
    2.1- Kiến thức chuyên môn
    2.2- Khả năng tư duy chiến lược
    2.3- Nâng cao năng lực quản lý, lãnh đạo

3- Sự khác nhau giữa Purchasing Manager và Supply Chain Manager
4- Các công ty FDI tìm kiếm những kỹ năng nào ở Purchasing Manager?


Việc làm Purchasing

1- Purchasing Manager là vị trí gì?  

Purchasing Manager hay Trưởng phòng mua hàng là người chịu trách nhiệm lãnh đạo và điều hành bộ phận mua hàng của các công ty. Với kỹ năng mua hàng tốt họ có thể quản lý quy trình thu mua của doanh nghiệp một cách hiệu quả.

Trưởng phòng mua hàng sẽ đánh giá nhu cầu mua hàng của công ty, xác định nhà cung cấp và đàm phán thỏa thuận để mua được hàng hóa chất lượng với những điều khoản có lợi nhất cho doanh nghiệp.

Để việc mua hàng đạt hiệu quả tối ưu, Purchasing Manager cần tiến hành nghiên cứu hồ sơ bán hàng, mức tồn kho, nhà cung cấp và các thay đổi có thể ảnh hưởng đến cung cầu sản phẩm, nguyên liệu. Sau khi đã có đủ thông tin họ sẽ chọn ra nhà cung cấp phù hợp nhất và ký hợp đồng.

Các quyết định của Purchasing Manager sẽ ảnh hưởng lớn tới lợi nhuận và danh tiếng của doanh nghiệp. Vì vậy, họ cần có kiến thức chuyên sâu về hàng hóa, dịch vụ, am hiểu quy trình thu mua và giỏi nghiên cứu thị trường.

Về cơ bản, Purchasing Manager thường phụ trách các công việc sau:

Phối hợp với các bộ phận, phòng ban trong công ty để xác định yêu cầu và số lượng hàng hóa cần thu mua.

Tiến hành kiểm kê và lập bảng dự báo số lượng vật tư cần thu mua hàng tháng, hàng quý.- Liên hệ các nhà cung cấp, lập bảng so sánh giá, chất lượng, thời gian giao hàng để tìm ra nhà cung cấp phù hợp với doanh nghiệp.

Những việc làm hấp dẫn

Purchasing Manager

Hồ Chí Minh, Bình Dương , Đồng Nai Vận Chuyển/Giao Nhận, Mua hàng/Chuỗi Cung Ứng

Purchasing Manager (Manufacturing)

Hồ Chí Minh, Bình Dương , Đồng Nai Sản Xuất , Mua hàng/Chuỗi Cung Ứng

Manufacturing Control Manager

Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên Sản Xuất , Kỹ sư Công Nghiệp (IE)/Cải tiến sản xuất

Purchasing Manager (Electronic Components)

Hồ Chí Minh, Bình Dương , Đồng Nai Mua hàng/Chuỗi Cung Ứng , Xuất nhập khẩu, Điện / Điện tử / Điện lạnh

Procurement Manager (Furniture)

Đà nẵng, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế Đồ gỗ/Nội thất , Sản Xuất , Mua hàng/Chuỗi Cung Ứng

Đàm phán với nhà cung cấp, ký kết hợp đồng và theo dõi tiến độ đơn hàng.

Phối hợp cùng phòng kế toán để tổng kết chi phí thu mua và làm thủ tục thanh toán cho nhà cung cấp.

2- Lộ trình thăng tiến từ Purchasing Manager đến Supply Chain Manager  

Sau một thời gian làm việc tại vị trí Purchasing Manager, bạn sẽ có cơ hội thăng tiến lên vị trí quản lý cao hơn là Supply Chain Manager. Quá trình thăng tiến này thường kéo dài từ 3 – 5 năm.

Supply Chain Manager là vị trí quản lý cấp cao trong doanh nghiệp, có trách nhiệm quản lý toàn bộ chuỗi cung ứng. Vì vậy, trong quá trình đảm đương vai trò Purchasing Manager, bạn cần tích lũy cho mình những kiến thức, kỹ năng cần thiết để nâng cao khả năng thăng tiến.

Dưới đây là những yếu tố bạn cần từng bước tích lũy để thăng tiến từ Purchasing Manager đến Supply Chain Manager:

2.1- Kiến thức chuyên môn 

Điều đầu tiên bạn cần lưu ý là phải xem xét yêu cầu về bằng cấp. Với vị trí Supply Chain Manager, các doanh nghiệp thường yêu cầu người đảm nhận phải có tối thiểu bằng Đại học trở lên các chuyên ngành kinh tế, ngoại thương hoặc các ngành có liên quan khác.

Nói cách khác, để đảm nhận vị trí Supply Chain Manager bạn cần được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp trong một lĩnh vực cụ thể.

Bên cạnh đó, vị trí này cũng yêu cầu phải có từ 5 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực và phải có ít nhất 3 năm kinh nghiệm ở vị trí quản lý. Điều này cho thấy, Supply Chain Manager phải đảm đương lượng công việc không hề ít.

Đồng thời, bạn cần trang bị cho mình những kiến thức về ngành nghề, lĩnh vực, vị trí bạn sẽ đảm nhận cũng như các kiến thức về pháp luật trong kinh doanh và xuất nhập khẩu. Có kiến thức chuyên môn vững chắc sẽ giúp bạn giải quyết công việc theo đúng quy trình và hợp pháp.

2.2- Khả năng tư duy chiến lược 

Là một nhà quản lý cấp cao, Supply Chain Manager cần có khả năng tư duy chiến lược để có cái nhìn bao quát và vạch ra hướng phát triển cho đội ngũ nhân viên của mình. Bên cạnh đó, họ còn phải hướng dẫn cho nhân viên biết rõ những việc nên làm, việc không nên làm.

Với khả năng tư duy chiến lược, Supply Chain Manager còn có thể nắm bắt nhanh chóng xu hướng thị trường để có kế hoạch ứng phó phù hợp. Đồng thời, điều này cũng giúp họ đưa ra các quyết định đúng đắn nhất.

2.3- Nâng cao năng lực quản lý, lãnh đạo 

Với vai trò của một nhà lãnh đạo, Supply Chain Manager cần có các kỹ năng quan trọng sau:

- Kỹ năng quản lí dự án: kỹ năng này sẽ giúp bạn quản lý ngân sách, sắp xếp lịch trình và quản lý rủi ro hiệu quả hơn.

- Kỹ năng ngoại ngữ: vị trí Supply Chain Manager cần phải giao tiếp và nghiên cứu các nguồn tài liệu nước ngoài, nên giỏi ngoại ngữ sẽ yếu tố quan trọng giúp bạn thành công và thăng tiến trong sự nghiệp.

- Chịu được áp lực công việc cao, có tinh thần trách nhiệm: đây là những tố chất rất quan trọng với người đảm nhận vai trò Trưởng phòng chuỗi cung ứng.

- Thành thạo các kỹ năng giao tiếp, phân tích, quản lý, đàm phán,… Đây là những kỹ năng cần phải có của một nhà quản lý. Với những kỹ năng này, bạn sẽ thực hiện công việc của một Supply Chain Manager hoàn hảo nhất.

3- Sự khác nhau giữa Purchasing Manager và Supply Chain Manager 

Trong doanh nghiệp, Purchasing Manager và Supply Chain Manager đều là những vị trí quản lý quan trọng trong chuỗi cung ứng. Giữa hai vị trí này có những điểm khác nhau sau đây:

+ Vai trò, trách nhiệm

Purchasing Manager có trách nhiệm quản lý, giám sát các hoạt động thu mua trong doanh nghiệp. Họ chịu trách nhiệm lập kế hoạch, chỉ đạo và điều hành việc thu mua các loại sản phẩm, dịch vụ để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như các hoạt động thường ngày của doanh nghiệp.

Trong khi đó, Supply Chain Manager có trách nhiệm quản lý và điều hành các hoạt động mua sắm nguyên vật liệu, sản xuất, vận chuyển, lưu trữ và phân phối sản phẩm tới tay người tiêu dùng. Họ cần đảm bảo các sản phẩm của doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng và được giao đến tay khách hàng trong trạng thái tốt nhất.

+ Cấp quản lý

Purchasing Manager và Supply Chain Manager đều là các vị trí quản lý trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, Supply Chain Manager thuộc cấp quản lý cao hơn so với Purchasing Manager.

+ Phạm vi công việc

Công việc của Purchasing Manager chủ yếu liên quan đến hoạt động mua hàng trong doanh nghiệp. Còn công việc của Supply Chain Manager có phạm vi bao phủ rộng hơn. Họ có nhiệm vụ quản lý tất cả các hoạt động liên quan đến tồn kho, thu mua, sản xuất và phân phối sản phẩm ra thị trường.

4- Các công ty FDI tìm kiếm những kỹ năng nào ở Purchasing Manager? 

Để đảm nhận vai trò Purchasing Manager tại các công ty FDI bạn cần trang bị cho mình các kỹ năng quan trọng sau đây:

4.1- Kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn

Purchasing Manager tại các công ty FDI cần nắm vững các kiến thức về quản trị kinh doanh, tài chính, quản lý chuỗi cung ứng và các kiến thức liên quan đến lĩnh vực, ngành nghề đang làm việc.

Bên cạnh đó, vị trí này cũng yêu cầu bạn phải có kinh nghiệm về thu mua hàng hoá. Nếu đã từng làm việc tại công ty FDI hoặc có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực của doanh nghiệp sẽ là ưu thế lớn với bạn khi ứng tuyển.

4.2- Kỹ năng ngoại ngữ

Trong môi trường làm việc tại các công ty FDI bạn sẽ phải giao tiếp và làm việc với cấp trên, đồng nghiệp là người nước ngoài. Cho nên kỹ năng ngoại ngữ là yếu tố bạn bắt buộc phải có để ứng tuyển vị trí Purchasing Manager tại các công ty này.

4.3- Kỹ năng giao tiếp và đàm phán

Thành thạo kỹ năng này sẽ giúp bạn mang về những hợp đồng mua hàng có lợi cho công ty. Đồng thời, việc giỏi giao tiếp cũng giúp bạn tạo dựng và duy trì mối quan hệ lâu dài với các nhà cung cấp.

4.4- Kỹ năng quản lý thời gian và rủi ro

Purchasing Manager cần đảm bảo đáp ứng tốt nhất các yêu cầu về thời gian giao hàng. Họ cần đảm bảo sự ổn định cho các hoạt động lưu thông hàng hoá của doanh nghiệp để không làm ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Đồng thời, họ còn phải có nền tảng kiến thức vững chắc về hoạt động thương mại và pháp lý để luôn sẵn sàng đối phó với những rủi ro có thể xảy ra. 

4.5- Kỹ năng lãnh đạo và ra quyết định

Là một nhà quản lý, bất cứ quyết định nào của Purchasing Manager cũng có thể gây ra ảnh hưởng nhất định đối với phòng mua hàng và toàn bộ doanh nghiệp. Vì vậy, họ cần có khả năng lãnh đạo và ra quyết định đúng đắn.

4.6- Khả năng quản lý ngân sách

Ngoài các kiến thức, kỹ năng chuyên môn, Purchasing Manager cần có thêm các kiến thức về kế toán và quản lý ngân sách. Có kiến thức sâu rộng là yếu tố chủ chốt để bạn thăng tiến trong lĩnh vực chuỗi cung ứng.

4.7- Tư duy kinh doanh và sự nhạy bén với công nghệ

Tư duy kinh doanh là điều không phải ai cũng có được. Vì vậy để đảm đương vai trò của một Purchasing Manager bạn cần tăng cường rèn luyện khả năng quan sát, đánh giá, phân tích,… để nâng cao tư duy kinh doanh.

Bên cạnh đó, bạn còn phải nắm bắt nhanh nhạy các xu hướng công nghệ mới để theo kịp nhịp độ phát triển trong thời đại 4.0. Bạn không cần phải là những chuyên gia công nghệ. Nhưng bạn cần có khả năng sử dụng công nghệ trong việc tính toán lượng hàng cần mua, phân tích chi phí, theo dõi đơn hàng và phân công công việc hiệu quả.

Trên đây là một số thông tin về Purchasing Manager và lộ trình thăng tiến của vị trí này lên Supply Chain Manager mà Ms Uptalent muốn chia sẻ cùng bạn đọc. Hy vọng bạn đã có thêm nhiều thông tin thú vị về công việc này và có thể vạch ra lộ trình phát triển sự nghiệp cho riêng mình. Chúc bạn thành công! 

Dịch vụ headhunting - săn đầu người
------------------------------------

HRchannels - Headhunter -  Dịch vụ tuyển dụng cao cấp

Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam

Nguồn ảnh: internet


HRchannels

HRchannels

HRchannels là nền tảng tuyển dụng và thu hút nhân sự cấp cao hàng đầu tại Việt Nam. Với hơn 16 năm kinh nghiệm tuyển dụng nhân sự cấp cao. Chúng tôi là công ty headhunter hàng đầu ở Việt Nam.