- 420k
- 1k
- 870
Việc làm purchasing được rất nhiều người quan tâm tìm kiếm trong suốt thời gian thời gian vừa qua. Điều này cho thấy sức hút của nghề này hiện rất lớn.
Nếu bạn cũng quan tâm đến công việc này và muốn tìm hiểu xem Purchasing là gì, thì hãy theo dõi bài viết hôm nay của Ms Uptalent. Trong bài viết này Uptalent sẽ chia sẻ cùng các bạn tất tần tật thông tin về Purchasing.
NỘI DUNG BÀI VIẾT
1- Purchasing là gì?
2- Mro-Purchasing là gì?
3- Nghề purchasing việt nam tại các nhà máy
4- Các vị trí purchasing tiêu biểu
5- Mức lương các vị trí purchasing
6- Mẫu mô tả công việc tuyển Purchasing Manager
Tham khảo >>>> Việc làm Supply Chain
Purchasing được hiểu là “thu mua”, là một trong những hoạt động quan trọng của một doanh nghiệp. Hoạt động thu mua đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời các nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất, hàng hóa cho hoạt động thương mại và đảm bảo doanh nghiệp có đủ các vật tư, trang thiết bị cần thiết cho hoạt động thường ngày.
Vai trò của hoạt động thu mua rất quan trọng vì nó giúp doanh nghiệp cân đối ngân sách, kiểm soát thu chi và đảm bảo hoạt động kinh doanh sẽ “có lãi”.
Người làm công việc Purchasing sẽ làm những công việc sau đây: lập kế hoạch thu mua, xây dựng tiêu chuẩn thu mua, tìm hiểu, lựa chọn nhà cung cấp, quản lý hợp đồng mua hàng, kiểm soát tồn kho, thanh toán cho nhà cung cấp,… Nhìn chung tùy thuộc vào đặc điểm và loại hình kinh doanh của mỗi doanh nghiệp mà bộ phận Purchasing sẽ thực hiện những công việc cụ thể.
>>>> Xem thêm: Bộ câu hỏi phỏng vấn xin việc lĩnh vực Purchasing
Để hiểu được Mro-Purchasing là gì, trước tiên chúng ta hãy tìm hiểu xem Mro là gì.
Theo Uptalent được biết, Mro là viết tắt của Maintenance Repair Overhaul/Operation. Có nghĩa là các vật tư, phụ tùng thay thế, sửa chữa cần thiết trong quá trình vận hành của nhà máy, hệ thống sản xuất. Bạn có thể hiểu ngắn gọn là ngành công nghiệp hỗ trợ.
Theo đó Mro-Purchasing được hiểu là thu mua Mro. Đây là một hoạt động thu mua cần thiết để duy trì hoạt động kinh doanh. Chẳng hạn như mua sắm đồ nội thất trong khối văn phòng, hoặc là mua các vật tư, thiết bị để bảo trì, sửa chữa, vận hành hệ thống máy móc trong các nhà máy sản xuất.
Nếu như trong khối văn phòng các giao dịch thu mua Mro thường khá nhỏ và nhiều, thì trong các nhà máy sản xuất số lượng giao dịch mua Mro chiếm tỷ lệ khá lớn trên tổng số lần mua và mua rất nhiều loại khác nhau.
Mro-Purchasing thường có tính đột xuất nên thường được quản lý thông qua việc phát hành yêu cầu mua hàng. Điều này có nghĩa là việc chi tiêu dễ vượt tầm kiểm soát. Do đó bí kíp của người quản lý thu mua là ước tính nguồn cung và những thứ thường được yêu cầu để chủ động lên đơn đặt hàng.
Tại Việt Nam nghề purchasing tại các nhà máy là vị trí chịu trách nhiệm thu mua các nguyên vật liệu, các trang thiết bị, máy móc và những hàng hóa, dịch vụ cần thiết khác khác nhằm phục vụ cho quá trình sản xuất.
Trong thực tế chiến lược kinh doanh của một doanh nghiệp không chỉ xoay quanh hoạt động marketing và bán hàng mà còn chịu ảnh hưởng bởi quá trình thu mua. Hiệu quả purchasing sẽ quyết định sự thành công và lợi nhuận đạt được của mỗi doanh nghiệp.
Công việc purchasing trong nhà máy đòi hỏi bạn phải có kiến thức sâu rộng về hàng hóa và giá cả trên thị trường cũng như hiểu rõ về sản phẩm của doanh nghiệp. Khi tìm kiếm nguồn hàng hoặc tìm hiểu nhà cung cấp, bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng xem “có hiệu quả hay không”. Đồng thời cần dựa trên những thông tin đã tìm hiểu để đề xuất chính sách và điều kiện hợp tác phù hợp với từng nhà cung cấp.
Bên cạnh tìm nguồn hàng và khảo sát giá, bạn còn phải thường xuyên cập nhật tin tức và xu hướng của thị trường. Như là nhà cung cấp nào đang gặp sự cố hay sắp tới nhà nước có chính sách gì mới,… Kịp thời nắm bắt các biến động trên thị trường là cách tốt nhất giúp bạn đưa ra các quyết định thu mua, tích trữ hợp lý.
Vai trò của một purchasing trong các nhà máy không chỉ là mua được hàng với mức giá và chất lượng tốt nhất, mà bạn còn phải đảm bảo “cung ứng đầy đủ và kịp thời” cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Vì vậy bạn cần nhanh nhẹn, nhạy bén và xử lý công việc thật tốt để không làm trì trệ quá trình sản xuất.
>>>> Có thể bạn quan tâm: Vai trò của vị trí Purchasing Manager đối với doanh nghiệp
Cũng như các bộ phận khác trong doanh nghiệp, bộ phận thu mua cũng bao gồm một nhóm nhiều thành viên hoạt động theo một quy trình nhất định và mỗi thành viên sẽ đảm nhận những vai trò cụ thể.
Vậy bộ phận thu mua gồm những vị trí nào? Mỗi vị trí sẽ thực hiện những công việc gì?
Thông thường kết cấu của bộ phận thu mua sẽ gồm Giám đốc thu mua / Trưởng phòng thu mua, nhân viên thu mua và nhân viên hành chính.
Trong đó Giám đốc / Trưởng phòng thu mua là người chịu trách nhiệm quản lý và giám sát toàn bộ hoạt động thu mua hàng hóa trong doanh nghiệp. Còn nhân viên thu mua và nhân viên hành chính sẽ có trách nhiệm hỗ trợ và làm việc theo sự phân công của Giám đốc / Trưởng phòng.
Dựa theo tên gọi có thể thấy công việc của nhân viên thu mua là liên hệ, làm việc với nhà cung cấp cũng như kiểm tra, giám sát quá trình bàn giao hàng hóa, đảm bảo hàng được giao đúng số lượng và chất lượng đã ký kết. Còn công việc của nhân viên hành chính là xử lý các tài liệu, văn bản, hồ sơ mua hàng, hợp đồng và quản lý sổ sách nhập, xuất hàng hóa.
Về cơ bản bộ phận thu mua sẽ có 3 vị trí chủ chốt kể trên, còn số lượng nhân viên bao nhiêu sẽ phụ thuộc vào quy mô của từng công ty. Trong công việc 3 vị trí trên cần có sự phối hợp nhịp nhàng để hoạt động thu mua đạt hiệu quả tối ưu. Bên cạnh đó phải đảm bảo tuân thủ các quy định, quy trình mua hàng, theo dõi sát nhu cầu hàng hóa, dự trữ hàng hợp lý. Các giấy tờ, chứng từ mua hàng phải làm đúng quy định và phải thường xuyên đối chiếu sổ sách và thực tế để hoạt động kiểm soát hàng hóa luôn minh bạch, rõ ràng.
Mức lương các vị trí việc làm purchasing sẽ phụ thuộc nhiều vào quy mô và đặc điểm của từng doanh nghiệp.
Theo dữ liệu Uptalent có được thì mức lương bình quân của nhân viên purchasing vào khoảng 553 USD / tháng, dao động phổ biến trong khoảng 404 – 526 USD / tháng.
Khi phân theo cấp bậc mức lương của nhân viên có thể đạt tới 1.092 USD, trưởng phòng 1.478 USD, Giám đốc và cấp cao hơn 1.820 USD.
Bạn có thể tham khảo mức lương một số vị trí việc làm purchasing mà Uptalent đã thu thập được sau đây để có cái nhìn rõ nét hơn về lương purchasing.
- Purchasing manager: 1.457 USD (phổ biến 1.200 – 1.550 USD)
- Nhân viên mua hàng / purchasing staff: 543 USD
- Nhân viên phòng mua hàng / Nhân viên phụ trách phòng mua hàng: 661 – 643 USD
- Cộng tác viên thu mua: khoảng 200 USD
- Chuyên viên thu mua: 350 – 600 USD
- Giám sát thu mua: 400 – 910 USD
- Nhân viên định mức: 260 – 400 USD
- Nhân viên tìm nguồn hàng: 560 – 1.000 USD
Có thể thấy mức lương nghề purchasing khá tốt. Bên cạnh đó ngoài lương cứng, nghề này còn được nhận các khoản thưởng theo hiệu quả công việc. Vì vậy, mức thu nhập thực tế còn có thể cao hơn.
Trên đây là tất tần tật thông tin về Purchasing mà Uptalent muốn chia sẻ cùng bạn đọc. Hy vọng qua bài viết này các bạn hiểu rõ được Purchasing là gì và có được những kiến thức hữu ích để tự tin phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực purchasing này. Hãy tiếp tục theo dõi Uptalent để khám phá những thông tin nghề nghiệp thú vị khác nhé!
------------------------------------
HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet