maro-news
Image
maro-news
Follow US:
Quick Search
KIẾN THỨC

Sự giống và khác nhau giữa Project Manager và Scrum Master

Sự giống và khác nhau giữa Project Manager và Scrum Master

Project Manager là vị trí có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Đôi khi Project Manager vừa đảm nhận dự án này vừa là Scrum Master của dự án khác. Vậy, bạn đã phân biệt được hai vị trí này hay chưa? Hãy cùng Ms Uptalent tìm hiểu một số thông tin về chức năng nhiệm vụ của Project Manager là gì và so sánh sự khác nhau của Project ManagerScrum Master qua bài viết sau.

MỤC LỤC
1- Project Manager là ai?

    1.1- Chức năng của Project Manager
    1.2- Nhiệm vụ của Project Manager 

2 - Scrum Master là gì?
3- So sánh giữa Scrum Master và Project Manager

   Thứ nhất, mô hình quản lý dự án
   Thứ hai, vai trò, trách nhiệm công việc


Việc làm lương cao
Xem thêm >>>>  Việc làm Sản xuất lương cao

1- Project Manager là ai? 

Project Manager là người được các doanh nghiệp giao nhiệm vụ quản lý dự án. Theo đó họ sẽ chủ trì việc lập kế hoạch, triển khai thực hiện dự án và đảm bảo dự án hoàn thành đúng thời hạn trong phạm vi ngân sách cho phép.

Các Project Manager có trách nhiệm giám sát dự án từ khi bắt đầu đến khi hoàn thành. Họ cũng chịu trách nhiệm quản trị nhân sự, các nguồn lực và sự thành bại của một dự án. Đồng thời, họ còn giúp doanh nghiệp định hình quỹ đạo hoạt động, tiết kiệm chi phí, gia tăng doanh thu và tối đa hoá lợi nhuận.

Bạn có thể hiểu đơn giản, Project Manager là người chịu trách nhiệm cao nhất trong một dự án. Bên cạnh đó, họ cũng là trung gian kết nối giữa khách hàng với nhóm thực hiện dự án. Họ sẽ trao đổi với khách hàng, xác định các nhu cầu, mong muốn của khách hàng và truyền đạt lại cho các thành viên khác trong nhóm thực hiện dự án.

chức năng nhiệm vụ của project manager là gì
>>>> Xem thêm: Project Manager là gì? Tất tần tật về vị trí PM

1.1- Chức năng của Project Manager 

Vị trí Project Manager có các chức năng chính sau đây:

+ Lập kế hoạch

Sau khi các thủ tục, điều lệ, thông tin ban đầu liên quan đến dự án được xác định cụ thể, Project Manager sẽ làm việc với các bên liên quan để xây dựng kế hoạch tổng thể và chi tiết cho dự án, đảm bảo hoàn thành tốt nhất các mục tiêu đã đặt ra.

Thông qua bản kế hoạch cụ thể, Project Manager sẽ dễ dàng quản lý, giám sát tiến trình thực hiện, quy mô, chi phí, các nguy cơ rủi ro, vấn đề chất lượng và cả việc truyền tải thông tin trong nhóm dự án. 

Những việc làm hấp dẫn

Sales Project Manager (Agricultural machinery)

Hồ Chí Minh, Bình Dương , Đồng Nai Bán hàng kỹ thuật, Bán hàng (Khác), Bán hàng Nông nghiệp

Branch Manager (Logistics)

Đà nẵng Quản lý điều hành , Vận Chuyển/Giao Nhận, Sales Logistic

Project Manager

Hà nội, Bắc Ninh, Hải Dương Kiến trúc/ Thiết Kế , Quản lý điều hành , Xây dựng

Project Manager

Đà nẵng, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế Kiến trúc/ Thiết Kế , Sản Xuất

Operations Service Manager

Hồ Chí Minh, Bình Dương , Đồng Nai Dịch vụ khách hàng , Tư vấn

Trên các bản kế hoạch công việc, Project Manager sẽ cho xác định rõ những công việc cần thực hiện, các mốc thời gian quan trọng và những nhiệm vụ cần làm để hoàn thành từng công đoạn trong dự án.

Việc lập kế hoạch sẽ được thực hiện xuyên suốt quá trình triển khai dự án. Tại mỗi giai đoạn cụ thể, Project Manager sẽ phải dựa trên tình hình thực tế mà có những điều chỉnh thích hợp để đảm bảo mọi việc liên quan đến dự án diễn ra suôn sẻ, hiệu quả.

+ Thực hiện dự án

Vai trò của Project Manager là phân công công việc cho các thành viên trong nhóm theo như kế hoạch đã lập. Họ phải đảm bảo các nhân sự trong dự án luôn tập trung thực hiện các mục tiêu đã đặt ra. 

Đồng thời, họ còn phải dẫn dắt, chỉ dẫn mọi người những thay đổi trong kế hoạch dự án và giải quyết các vấn đề phát sinh.

+ Giám sát và kiểm soát dự án

Project Manager sẽ thực hiện chức năng này từ lúc dự án chính thức được khởi xướng và duy trì cho đến khi dự án hoàn toàn kết thúc. Cụ thể, Project Manager sẽ phải giám sát tiến độ thực hiện dự án, theo dõi, quản lý ngân sách, đảm bảo hoàn thành các mốc quan trọng của dự án và so sánh, đánh giá hiệu suất công việc thực tế.

Trong suốt quá trình thực hiện dự án, không phải lúc nào mọi việc cũng diễn ra theo đúng kế hoạch. Bởi vậy, Project Manager cần linh hoạt xử lý để có thể thích ứng với những thay đổi khi cần thiết.

+ Đánh giá

Sau khi dự án kết thúc, Project Manager có trách nhiệm đánh giá kết quả công việc đạt được để rút ra bài học cũng như những kinh nghiệm quý giá. Việc hiểu rõ những gì đã làm được, những gì chưa làm được sẽ giúp Project Manager tìm ra phương án cải thiện hợp lý. Đồng thời, điều này cũng giúp họ có phương pháp quản lý dự án hiệu quả hơn trong tương lai.

nhiệm vụ của project manager 
>>>> Xem thêm: Sự khác nhau giữa PM và DM 

1.2- Nhiệm vụ của Project Manager  

Như đã trình bày trong mục Project Manager là gì, vị trí Project Manager có trách nhiệm lớn nhất xuyên suốt quá trình thực hiện dự án. Họ sẽ phải giải quyết toàn bộ những vấn đề có liên quan đến dự án từ khi bắt đầu đến lúc kết thúc.

Về cơ bản họ sẽ phải thực hiện những nhiệm vụ chính sau đây:

- Xây dựng kế hoạch thực hiện dự án bao gồm các nội dung như lộ trình thực hiện, số nhân sự cần thiết, thời gian hoàn thành, ngân sách dự án.

- Theo dõi tiến độ thực hiện dự án, đảm bảo hoàn thành dự án theo các mốc thời gian đã định trong bản kế hoạch.

- Quản lý đội ngũ nhân sự thực hiện dự án, phân công công việc phù hợp với năng lực của mỗi người và đôn đốc, thúc đẩy tinh thần làm việc của các nhân viên tham gia dự án.

- Dự tính chi phí, ngân sách bao gồm chi phí công cụ, nhân sự và các chi phí liên quan khác để thực hiện thành công dự án được giao.

- Đảm bảo dự án hoàn thành trong thời gian sớm nhất với chất lượng tốt nhất.

- Quản lý các nguy cơ, rủi ro và giải quyết ổn thoả các xung đột, mâu thuẫn xảy ra trong quá trình thực hiện dự án.

- Thường xuyên trao đổi với các thành viên trong nhóm dự án để hỗ trợ họ khi cần thiết.

- Cập nhật thông tin, tình tình thực hiện dự án cho các bên liên quan và đảm bảo dự án theo kịp những thay đổi của công ty.

- Xây dựng và quản lý các thành viên trong nhóm dự án, đảm bảo tạo điều kiện tốt nhất để nhân viên hoàn thành nhiệm vụ được giao.

- Lập báo cáo, thống kê các số liệu liên quan đến dự án.

sự khác nhau giữa scrum master và project manager là gì
>>>> Xem thêm: Quản lý dự án là gì? Mô tả công việc quản lý dự án các ngành

2- Scrum Master là gì? 

Scrum Master được biết đến là một vai trò trong mô hình Scrum. Mô hình này bao gồm Client, Product Owner, và các Scrum Team Member (Developer). Trong đó, Scrum Master có vai trò hỗ trợ các thành viên trong nhóm hiểu được các lý thuyết, kỹ thuật thực hành, quy tắc và giá trị của Scrum.

Bên cạnh đó, Scrum Master cũng có trách nhiệm nâng cao hiệu suất làm việc của nhóm qua từng Sprint. Điều này có tính quyết định rất lớn đến khả năng thành công của dự án.

Nói cách khác, Scrum Master là người kết nối giữa khách hàng hay product owner với product team một cách hiệu quả. Sự kết nối này được thực hiện thông qua mô hình Agile. 

Công việc chính của các Scrum Master là thu thập thông tin, yêu cầu của khách hàng, sau đó tổng hợp và mô tả các yêu cầu đó theo tiêu chuẩn Scrum. Tiếp đến bản mô tả này sẽ được chuyển đến users stories. Tại đây họ sẽ tiến hành phân loại và thực hiện việc quản lý để hoàn thành các user story một cách hiệu quả.

Scrum Master sẽ thông qua các buổi họp để trình bày các vấn đề liên quan đến dự án cho các thành viên khác nắm rõ và đảm bảo họ có thể hoàn thành công việc đúng hạn. Vì vậy, Scrum Master được xem là người chịu trách nhiệm chính trong quá trình quản lý mô hình Agile. Nhờ những nỗ lực của họ mà mọi việc liên quan đến dự án luôn thuận lợi, suôn sẻ.

3- Sự khác nhau giữa Scrum Master và Project Manager là gì? 

Bạn có thể thấy rõ sự khác nhau giữa Scrum Master và Project Manager qua các điểm sau:

+ Thứ nhất, mô hình quản lý dự án 

Nếu như Project Manager chịu trách nhiệm quản lý chính trong các mô hình quản lý dự án Waterfall hoặc RUP, thì Scrum Master chịu trách nhiệm chính trong mô hình Agile.

+ Thứ hai, vai trò, trách nhiệm công việc 

Project Manager có trách nhiệm quản lý tất cả các hoạt động liên quan đến một dự án. Họ sẽ phải thực hiện rất nhiều công việc khác nhau như thu thập yêu cầu của khách hàng, quản lý scope, làm estimation, lập kế hoạch, dự tính ngân sách, quản lý nhân sự,… Đồng thời, Project Manager còn phải giám sát công việc của các thành viên trong nhóm, phát hiện các vấn đề, rủi ro để xử lý kịp thời.

Tất cả những nỗ lực của họ đều nhằm đảm bảo dự án hoàn thành đúng tiến độ, đáp ứng được các yêu cầu của khách và tiêu chuẩn chất lượng. Quan trọng hơn là mang về lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Trong khi đó, Scrum Master đảm nhận vai trò với phạm vi nhỏ hơn. Họ tập trung chủ yếu vào việc điều phối, tổ chức công việc và đảm bảo các nhân sự trong nhóm thực hiện công việc theo đúng mô hình Agile.

Trách nhiệm chính của họ là tiếp nhận yêu cầu của khách hàng, phân chia thành các Sprint và lên kế hoạch làm việc cho các thành viên trong nhóm của mình. Sau khi hoàn thành một Sprint, họ sẽ tiến hành đánh giá để cải thiện cho Sprint kế tiếp.

Trên đây Ms Uptalent đã cung cấp cho bạn đọc một số thông tin về Project Manager và so sánh sự khác nhau của Project Manager và Scrum Master. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp bạn hiểu rõ Project Manager là gì cũng như phân biệt được hai vai trò này. Qua đó, bạn sẽ càng có thêm tự tin để theo đuổi sự nghiệp trở thành một Project Manager trong tương lai.
 

Dịch vụ headhunting - săn đầu người
------------------------------------

HRchannels - Headhunter -  Dịch vụ tuyển dụng cao cấp

Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam

Nguồn ảnh: internet


HRchannels

HRchannels

HRchannels là nền tảng tuyển dụng và thu hút nhân sự cấp cao hàng đầu tại Việt Nam. Với hơn 16 năm kinh nghiệm tuyển dụng nhân sự cấp cao. Chúng tôi là công ty headhunter hàng đầu ở Việt Nam.