maro-news
Image
maro-news
Follow US:
Quick Search
Mô Tả Công Việc

Học ngành gì để trở thành một Project Manager?

Học ngành gì để trở thành một Project Manager?

Project Manager hiện là vị trí rất quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Đồng thời vị trí này sẽ ngày càng quan trọng hơn theo sự phát triển của công ty. Vậy Học ngành gì để trở thành một Project Manager? Bạn đọc hãy theo dõi bài viết sau của Ms Uptalent để có được những thông tin thú vị về vị trí công việc này nhé.

MỤC LỤC
1- Project Manager - Quản lý dự án là ai?
2- Chức năng nhiệm vụ của một Project Manager
 
   2.1- Chức năng của Project Manager
     2.2- Nhiệm vụ của Project Manager

3-  Học gì để làm Project Manager?

Tuyển dụng Quản lý dự án
Xem thêm >>>> Việc làm Sản xuất

1- Project Manager - Quản lý dự án là ai? 

Project Manager thường được viết tắt là PM là vị trí chịu trách nhiệm quản lý dự án trong các công ty, tổ chức. Nhiệm vụ chính của người quản lý dự án là lên kế hoạch, triển khai, giám sát dự án nhằm đảm bảo hoàn thành các mục tiêu đã đặt ra từ trước. Đồng thời Project Manager cũng chịu trách nhiệm về nhân sự, nguồn lực thực hiện dự án cũng như sự thành bại của một dự án.

Bạn có thể hiểu đơn giản là Project Manager sẽ tiếp nhận dự án từ cấp trên, sau đó xác định các công việc cụ thể cần phải làm để hoàn thành dự án và quản lý, kiểm soát tổng thể dự án. Bằng cách giám sát chặt chẽ dự án từ lúc bắt đầu đến khi hoàn thành, người quản lý dự án có thể đưa dự án phát triển theo một quỹ đạo nhất định, từ đó giúp doanh nghiệp cắt giảm chi phí, tối ưu hiệu quả và lợi nhuận.

Ngoài ra, Project Manager còn là người kết nối khách hàng và nhóm phát triển dự án. Họ sẽ làm việc với khách hàng, tìm hiểu yêu cầu, mong muốn của khách hàng và truyền đạt lại cho đội ngũ thực hiện dự án. Nhờ vậy dự án sẽ được thực hiện suôn sẻ và hoàn thành theo đúng yêu cầu của khách hàng.

project manager là gì
Quan tâm >>> Project Manager là gì? Tất tần tật về Project Manager

2- Chức năng nhiệm vụ của một Project Manager 

2.1- Chức năng của Project Manager 

Nhiệm vụ cụ thể của một Project Manager sẽ phụ thuộc vào đặc điểm của từng công ty, lĩnh vực hoạt động và tính chất dự án họ tham dự. Tuy nhiên, một Project Manager thường có các chức năng sau:

2.1.1- Khởi động dự án

Khi có dự án mới Project Manager sẽ bắt tay vào việc xác định mục tiêu, quy mô và những yếu tố cả bên trong lẫn bên ngoài có liên quan đến dự án. Họ sẽ cùng bàn bạc với nhiều người để tìm hiểu kỳ vọng đối với dự án và đạt được sự uỷ quyền cần thiết để tiến hành dự án. Trên thực tế Project Manager của một dự án chỉ được xác định chính thức khi phần lớn những việc trên được hoàn thành.

Thông thường Project Manager sẽ phải tìm câu trả lời cho những câu hỏi sau:

- Tầm quan trọng của dự án?

Những việc làm hấp dẫn

Project Manager (Manufacturing)

Hà nội, Bắc Giang, Bắc Ninh Dịch vụ khách hàng , Sản Xuất

Project Management Staff (Production)

Hà Nam, Nam Định, Thái Bình Sản Xuất , Tự động hóa / Chế tạo

TRƯỞNG BAN DỰ ÁN- PM- KHU VỰC MIỀN TRUNG

Quảng Ngãi Kỹ thuật ứng dụng , Xây dựng, Bán hàng Vật liệu xây dựng

Sales Project Manager (Agricultural machinery)

Hồ Chí Minh, Bình Dương , Đồng Nai Bán hàng kỹ thuật, Bán hàng (Khác), Bán hàng Nông nghiệp

Kỹ sư Cầu Nối Phần Mềm (Tiếng Nhật)

Tokyo CNTT-Phần cứng/Mạng , CNTT-Phần mềm

- Dự án cần giải quyết được vấn đề gì?

- Kết quả cần đạt được?

- Tiêu chí xác định sự thành công của dự án?

- Các đối tượng có liên quan đến dự án?

- Những yêu cầu và ràng buộc của dự án là gì?

- Các giả định về dự án?

- Các nguồn tài trợ cho dự án?

- Phạm vi công việc cần thực hiện?

- Dự án này đã từng được thực hiện hay chưa? Kết quả ra sao? Những điều nào trong dự án trước đó cần xem xét lại?

việc làm project manager
 

2.1.2- Lập kế hoạch

Khi dự án đã được bắt đầu, Project Manager sẽ làm việc với các bên liên quan để lên kế hoạch thực hiện dự án. Cụ thể họ cần xác định được các nhiệm vụ, công việc cần phải làm và các cột mốc quan trọng trong một dự án. Điều này đảm bảo nhà quản lý dự án có thể giám sát, quản lý các tiến trình, chất lượng và việc thông tin trong dự án tốt nhất.

Có một điều bạn cần lưu ý là kế hoạch dự án sẽ liên tục được cập nhật và phát triển trong suốt quá trình thực hiện dự án. Đồng thời một dự án chỉ kết thúc khi dự án đó được hoàn thành.

2.1.3- Thực hiện dự án

Project Manager sẽ phân công công việc cho từng thành viên trong dự án. Họ sẽ dẫn dắt nhóm phát triển dự án, tạo điều kiện làm việc cho các thành viên trong nhóm và đảm bảo mọi việc được hoàn thành đúng lịch trình, mục tiêu đã đặt ra.

2.1.4- Giám sát và kiểm soát dự án

Nhà quản lý dự án sẽ thực hiện nhiệm vụ giám sát và kiểm soát xuyên suốt quá trình thực hiện dự án. Tức là họ sẽ phải làm việc này từ lúc bắt đầu dự án cho đến khi dự án hoàn thành. 

Cụ thể, Project Manager sẽ phải giám sát tiến độ dự án, kiểm soát ngân sách, theo dõi hiệu suất thực tế so với kế hoạch và phải đảm bảo hoàn thành các mốc quan trọng của dự án.

Mặc dù mỗi dự án đều có kế hoạch thực hiện chi tiết nhưng thường mọi việc sẽ không diễn ra chính xác như kế hoạch đã lập. Do đó, nhà quản lý dự án cần linh hoạt điều chỉnh kế hoạch để có thể thích nghi nhanh chóng với tình hình thực tế của dự án.

tuyển dụng nhân sự cấp cao project manager
>>> 10 kỹ năng cần có ở một Project Manager

2.1.5- Đánh giá dự án

Sau khi hoàn thành dự án, Project Manager có trách nhiệm đánh giá kết quả đạt được và rút ra bài học kinh nghiệm. Điều này sẽ giúp họ nhìn nhận rõ ràng những điều đã làm được, chưa làm được, những việc không nên làm và có thể cải thiện ra sao trong các dự án sau này.

2.2- Nhiệm vụ của Project Manager 

Tuỳ thuộc vào từng dự án mà Project Manager sẽ thực hiện những công việc khác nhau. Tuy nhiên có những nhiệm vụ mà Project Manager nào cũng phải thực hiện:

2.2.1- Lên kế hoạch và triển khai thực hiện dự án

Project Manager cần lên kế hoạch thực hiện tổng thể cho dự án. Sau đó xây dựng một loạt các kế hoạch, chương trình hành động chi tiết với các bên để hoàn thành mục tiêu đã đặt ra.

Việc lên kế hoạch cần đảm bảo tính hợp lý, logic, đầy đủ các hạng mục để có thể xác định chính xác các nguồn lực, ngân sách cần thiết cho dự án. Đồng thời Project Manager cũng cần tham khảo các dự án trước đó để có một kế hoạch thực hiện dự án tối ưu.

2.2.2- Điều phối công việc của nhóm

Project Manager sẽ quản lý một nhóm thực hiện dự án. Vì vậy họ có nhiệm vụ phân công công việc cho các thành viên trong nhóm và quản lý hiệu quả công việc của cả nhóm. Việc sắp xếp công việc phải đảm bảo phù hợp với thế mạnh và chuyên môn của từng người để hiệu quả công việc luôn tốt nhất.

2.2.3- Xây dựng môi trường làm việc thoải mái cho các thành viên trong nhóm

Tinh thần làm việc có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu suất công việc. Do đó người quản lý dự án cần biết cách tạo không khí làm việc thoải mái cho team của mình. Đồng thời còn phải lắng nghe ý kiến của các thành viên trong nhóm, quan tâm, khích lệ họ khi cần thiết. Việc có một đội nhóm gắn kết sẽ đảm bảo sự thành công cho một dự án.

2.2.4- Làm việc với các bên liên quan

Bên cạnh việc giao tiếp với các thành viên trong nhóm Project Manager còn phải làm việc với các bên liên quan của dự án. Họ sẽ phải cập nhật tiến độ, tình hình và các thay đổi của dự án cho các bên liên quan qua các báo cáo, email, gọi điện hoặc qua các cuộc họp.

2.2.5- Quản lý tiến độ, ngân sách, chất lượng dự án

Project Manager cần đảm bảo dự án được thực hiện theo đúng tiến độ và các mốc thời gian đã vạch ra trong kế hoạch. Bên cạnh đó họ cũng phải giám sát việc chi tiêu ngân sách, đảm bảo tối ưu các nguồn chi trong dự án và ngăn chặn việc lãng phí ngân sách. 

Ngoài ra, Project Manager cần đảm bảo dự án được hoàn thành với chất lượng tốt nhất trong phạm vi thời gian và ngân sách cho phép.

2.2.6- Phát hiện và giải quyết các vấn đề 

Bất cứ dự án nào cũng có thể phát sinh các vấn đề liên quan đến phạm vi công việc, chi tiêu ngân sách, hay phân bổ nguồn lực và nhiều vấn đề trục trặc khác. Lúc này nhiệm vụ của Project Manager là phải nhanh chóng phát hiện và xử lý ổn thoả các vấn đề phát sinh để không làm ảnh hưởng đến chất lượng và tiến độ dự án.

2.2.7- Nhiệm vụ khác

Ngoài những nhiệm vụ kể trên thì Project Manager còn đảm nhận các nhiệm vụ khác như: quản lý rủi ro, xử lý các xung đột trong dự án, lập báo cáo, hỗ trợ khách hàng,…

việc làm cấp cao project manager
Đừng bỏ lỡ >>> Bộ KPI cho vị trí Project Manager

3- Học ngành gì để trở thành một Project Manager? 

Khi tuyển dụng Project Manager các doanh nghiệp đặc biệt chú trọng đến kinh nghiệm thực tế. Tuy nhiên không phải vì vậy mà bằng cấp không được xem trọng. 

Theo quan sát của Uptalent, hầu hết nhà tuyển dụng thường yêu cầu ứng viên phải có bằng cử nhân các chuyên ngành liên quan. Dựa trên tính chất công việc của quản lý dự án thì có 3 nhóm ngành giúp bạn có ưu thế hơn khi ứng tuyển Project Manager, đó là:

+ Quản lý dự án: đây được xem là ngành phù hợp nhất nếu bạn muốn theo đuổi vị trí Project Manager. Theo học ngành này bạn sẽ được trang bị các kiến thức và kỹ năng cần thiết của một người quản lý dự án. Đồng thời bạn cũng được học về quy trình thực hiện một dự án và được đào tạo bài bản để trở thành một PM chuyên nghiệp.

+ Quản trị kinh doanh: theo học ngành này bạn sẽ được trang bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết của một nhà lãnh đạo. Bên cạnh đó bạn còn được học về quản trị doanh nghiệp, xây dựng chiến lược, mô hình doanh nghiệp và kỹ năng ra quyết định. Tất cả những điều này đều rất hữu ích cho bạn trong việc quản lý và thực hiện dự án.

+ Công nghệ thông tin: mặc dù Project Manager là vị trí có ở nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng Project Manager lĩnh vực IT hiện là vị trí đang rất hot với nhu cầu tuyển dụng lớn. Bởi vậy, theo học nhóm ngành công nghệ thông tin là lựa chọn rất lý tưởng để bạn trở thành người quản lý dự án tại các doanh nghiệp phát triển phần mềm. 

Tóm lại, Project Manager là vị trí công việc có thể mang đến cho bạn những kinh nghiệm hấp dẫn với mức thu nhập tốt. Tuy nhiên, công việc này cũng chứa đựng nhiều thách thức. Vì vậy, nếu bạn thực sự yêu thích công việc này thì hãy tìm hiểu kỹ Project Manager là gì và theo học chuyên ngành phù hợp để có các kiến thức, kỹ năng cần thiết. Uptalent tin rằng với sự nỗ lực học tập bạn sẽ thành công chinh phục được nhà tuyển dụng và được làm công việc mình yêu thích.

Dịch vụ headhunting - săn đầu người
------------------------------------

HRchannels - Headhunter -  Dịch vụ tuyển dụng cao cấp

Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam

Nguồn ảnh: internet


HRchannels

HRchannels

HRchannels là nền tảng tuyển dụng và thu hút nhân sự cấp cao hàng đầu tại Việt Nam. Với hơn 16 năm kinh nghiệm tuyển dụng nhân sự cấp cao. Chúng tôi là công ty headhunter hàng đầu ở Việt Nam.