- 420k
- 1k
- 870
Production Supervisor là vị trí chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp tại một xưởng hoặc cơ sở sản xuất. Hiện tại, vị trí này đang được nhiều bạn trẻ quan tâm vì có cơ hội việc làm và triển vọng thăng tiến tốt.
Nếu bạn cũng quan tâm tới công việc này thì hãy cùng Ms Uptalent khám phá Lộ trình thăng tiến từ Production Supervisor đến Production Manager qua bài viết sau.
MỤC LỤC
1- Production Supervisor là gì?
2- Lộ trình thăng tiến từ Production Supervisor đến Production Manager
2.1- Trình độ học vấn
2.2- Kinh nghiệm thực tế
2.3- Kỹ năng chuyên môn
2.4- Yêu thích sản phẩm và có tư duy đúng về sản phẩm
2.5- Nắm vững khả năng phân tích dữ liệu
2.6- Khả năng phát triển và thực thi chiến lược
3- Sự khác nhau giữa Production Supervisor và Production Manager
4- Các công ty FDI tìm kiếm những kỹ năng nào ở vị trí Production Supervisor?
Xem thêm >>>> Tìm Việc làm tuyển dụng production manager tại HRchannels
Production Supervisor hay Giám sát sản xuất, là người phụ trách việc quản lý, giám sát đội ngũ công nhân tại một nhà xưởng hoặc cơ sở sản xuất.
Nhiệm vụ chính của Production Supervisor là phân công công việc cho từng tổ sản xuất, theo dõi tiến độ công việc và đảm bảo các mục tiêu, định mức đã đặt ra được hoàn thành tốt nhất.
Ngoài ra, Production Supervisor cũng chịu trách nhiệm chỉ đạo, kỷ luật, đào tạo, định hướng, truyền cảm hứng và hỗ trợ đội ngũ công nhân sản xuất làm việc trong phạm vi quản lý của mình.
Theo kinh nghiệm của Uptalent, thời gian tối thiểu để bạn có thể thăng tiến từ Production Supervisor lên Production Manager là từ 3 – 5 năm. Trong khoảng thời gian này bạn sẽ phải nỗ lực rèn luyện để đáp ứng được những yêu cầu đối với vị trí Production Manager.
Thường thì yêu cầu với Production Manager sẽ có những điểm khác nhau phụ thuộc vào ngành nghề và quy mô của từng doanh nghiệp. Nhưng về cơ bản vẫn có một số điểm chung và bạn sẽ phải từng bước hoàn thiện những yêu cầu đó trong lộ trình trở thành Production Manager của mình.
Sau đây là những điều bạn cần thực hiện để thăng tiến từ Production Supervisor lên vị trí Production Manager:
Nếu như vị trí Production Supervisor chỉ yêu cầu phải có tối thiểu bằng tốt nghiệp Trung cấp trở lên, thì với vị trí Production Manager bạn cần có bằng cử nhân ngành kỹ thuật công nghiệp, quản lý kinh doanh hoặc các ngành nghề có liên quan khác.
Vì vậy bạn cần lưu ý để đảm bảo đáp ứng được yêu cầu về bằng cấp đối với vị trí Production Manager này.
Production Manager cần có tối thiểu từ 3 – 5 kinh nghiệm quản lý tại vị trí tương đương hoặc kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, bạn còn phải có kinh nghiệm về lập kế hoạch, kiểm soát quy trình sản xuất và quản lý nhân sự.
>>>> Xem thêm: Trở thành Production Manager cần gì?
Để trở thành Product Manager bạn cần có kiến thức toàn diện về sản phẩm, ngành nghề và các vấn đề liên quan đến kỹ thuật sản phẩm. Bên cạnh đó, bạn còn phải am hiểu các phần mềm và công cụ thường được sử dụng trong quá trình làm việc để hoàn thành vai trò của người quản lý sản phẩm với hiệu suất tối ưu.
Trách nhiệm của Product Manager là phát triển và quản lý các vấn đề liên quan đến sản phẩm của doanh nghiệp nên yếu tố tiên quyết với người đảm nhận vị trí này là phải thực sự đam mê, yêu thích sản phẩm mình đang làm việc.
Điều kế tiếp là bạn cần có tư duy đúng đắn về sản phẩm. Cụ thể, bạn phải biết rõ sản phẩm cần sản xuất là gì, giải quyết được nhu cầu nào cho khách hàng và phải bắt đầu từ đâu. Chỉ khi có tư duy sản phẩm đúng bạn mới có thể giúp doanh nghiệp tạo ra những sản phẩm chất lượng, phù hợp thị hiếu.
Bên cạnh khả năng tư duy về sản phẩm, Product Manager còn phải có khả năng phân tích dữ liệu để có thể thuyết phục mọi người về tiềm năng phát triển của sản phẩm. Trong hoạt động kinh doanh, mọi thứ đều cần có dẫn chứng, cơ sở vững chắc khi trình bày vấn đề. Mà về phương diện này thì không gì có thể vượt qua dữ liệu và những con số thực tế.
Một Product Manager cần có khả năng dẫn dắt đội ngũ nhân viên thực hiện các mục tiêu, chiến lược phát triển sản phẩm của doanh nghiệp. Hơn nữa, họ còn phải có khả năng nắm bắt nhanh chóng những biến động thị trường để liên tục phát triển, cải thiện sản phẩm, nhằm đảm bảo sản phẩm của doanh nghiệp không trở nên lỗi thời hay lạc hậu.
>>>> Xem thêm: Lộ trình thăng tiến từ Production Manager đến Factory Manager
Cùng thực hiện những công việc có liên quan đến việc quản lý và giám sát các sản phẩm của doanh nghiệp, nhưng giữa Production Supervisor và Production Manager có nhiều điểm khác nhau. Cụ thể:
Production Supervisor sẽ trực tiếp giám sát và phân công công việc cho nhân viên trong phạm vi quản lý. Còn Production Manager không nhất định phải làm việc này. Họ chủ yếu kiểm soát và điều phối công việc bằng cách phối hợp với các bộ phận khác để đảm bảo đạt được mục tiêu đã đặt ra.
Production Supervisor có trách nhiệm báo cáo công việc cho Production Manager. Trong khi đó Production Manager sẽ báo cáo công việc cho cấp quản lý cao hơn.
Production Supervisor được xếp vào cấp quản lý bậc thấp, còn Production Manager thuộc nhóm quản lý cấp trung.
Production Supervisor chủ yếu giám sát và làm việc với các nhân viên cấp dưới thuộc quyền quản lý của mình.
Trong khi đó, Production Manager sẽ tương tác với nhiều bộ phận khác trong doanh nghiệp. Đôi khi họ sẽ làm việc với đối tác bên ngoài.
Quyền hạn của Production Supervisor chỉ giới hạn trong việc phân công, sắp xếp nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm hoặc nhân viên thuộc phạm vi quản lý.
Trong khi đó, Production Manager có quyền hạn lớn hơn. Vị trí này có quyền điều chỉnh và định hướng lại cấu trúc tổ chức, mô tả công việc, đồng thời chỉ đạo công việc đến các bộ phận.
Production Supervisor và Production Manager đều có mức lương cao hơn những vị trí nhân viên khác. Nhưng với lượng công việc và vai trò Production Manager, họ thường có mức lương cao hơn Production Supervisor. Đổi lại họ phải đáp ứng các yêu cầu cao hơn về kinh nghiệm và kỹ năng.
Khó khăn lớn nhất bạn cần vượt qua khi làm việc tại công ty FDI là vấn đề về bất đồng ngôn ngữ. Vì vậy, để có thể thuận lợi giao tiếp với sếp, đồng nghiệp và làm việc hiệu quả, bạn cần chú trọng rèn luyện kỹ năng ngoại ngữ.
Nếu không giỏi ngoại ngữ bạn sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình làm việc. Đồng thời cũng không thể thể hiện hết năng lực của bản thân. Đây sẽ là cản trở lớn trên lộ trình thăng tiến của bạn.
>>>> Xem thêm: Chức năng, nhiệm vụ của Production Manager
Với vị trí Production Supervisor, nhà tuyển dụng thường yêu cầu ứng viên có tối thiểu bằng Trung cấp trở lên các chuyên ngành về kỹ thuật, quản trị kinh doanh, quản lý sản xuất hoặc một số ngành khác liên quan.
Đồng thời bạn còn phải có kinh nghiệm làm việc tối thiểu 3 năm trong lĩnh vực sản xuất. Những ứng viên đã có kinh nghiệm làm việc tại công ty FDI, kinh nghiệm làm tổ trưởng hoặc giám sát sản xuất sẽ được ưu tiên.
Ngoài những yếu tố trên, nhà tuyển dụng cũng đánh giá cao những ứng viên có kinh nghiệm chuyên môn trong việc sử dụng các loại máy móc, công cụ sản xuất và sử dụng thành thạo phần mềm MS Office.
Bên cạnh những tiêu chí kể trên thì Production Supervisor còn phải có những kỹ năng, phẩm chất quan trọng sau:
+ Lập kế hoạch
Production Supervisor phải đảm nhận rất nhiều công việc khác nhau, bao gồm quản lý nhân sự, giám sát quá trình sản xuất, điều phối, hướng dẫn nhân viên trong công việc,… Vì vậy, họ cần có khả năng lập kế hoạch để có thể xử lý công việc một cách thuận lợi và không lo bỏ sót công việc cũng như hạn chế các sai sót.
+ Ứng xử linh hoạt, nhã nhặn
Là người đứng giữa cấp trên và nhân viên cấp dưới nên Production Supervisor cần có cách ứng xử linh hoạt, nhã nhặn. Có như vậy họ mới khiến mọi người tôn trọng và sẵn lòng lắng nghe những gì họ nói.
+ Giao tiếp tốt
Dù gì Production Supervisor cũng là một vị trí cấp quản lý, nên khả năng giao tiếp rất cần thiết với họ. Khi giỏi giao tiếp, họ sẽ truyền đạt thông tin rõ ràng và thu hút hơn. Đồng thời, họ cũng có thể xử lý các mâu thuẫn, xung đột và các tình huống phát sinh bất ngờ hiệu quả hơn cũng như hạn chế những rắc rối có thể xảy ra.
+ Tác phong làm việc chuyên nghiệp
Điều này sẽ giúp Production Supervisor thể hiện được năng lực và uy tín của bản thân. Đồng thời còn thúc đẩy nhân viên cấp dưới xem họ làm gương mẫu mà làm theo. Nhờ vậy hiệu quả công việc sẽ gia tăng đáng kể.
+ Quản lý thời gian
Nhiệm vụ của một người giám sát sản xuất là phải đảm bảo tiến độ công việc theo đúng lịch trình đã định. Tuyệt đối không để sát deadline mới bắt tay vào làm. Hơn nữa, chỉ khi có thể sắp xếp thời gian làm việc của mình hợp lý, Production Supervisor mới có thể đôn đốc nhân viên cấp dưới làm việc.
+ Công bằng, minh bạch
Nếu không công bằng và minh bạch trong mọi việc, Production Supervisor sẽ không được nhân viên tôn trọng, uy tín cũng từ đó mà mất đi. Điều này sẽ kéo theo sự suy giảm hiệu quả công việc. Vì vậy luôn rõ ràng, công bằng trong công việc là điều rất quan trọng với một Supervisor.
Trên đây là một số thông tin về Production Supervisor là gì và lộ trình thăng tiến từ Production Supervisor đến Production Manager mà Ms Uptalent muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức hữu ích để định hướng nghề nghiệp tương lai. Chúc bạn thành công!
------------------------------------
HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet