- 420k
- 1k
- 870
Các thuật ngữ Trainer, Coach và Mentor thường được sử dụng thay thế nhau. Tuy nhiên, đây là những vai trò hoàn toàn khác biệt với những đặc điểm, cách làm việc khác nhau. Hãy cùng Ms Uptalent phân biệt giữa Trainer, Coach và Mentor qua bài viết sau để biết những lợi ích mỗi vai trò có thể mang lại và có lựa chọn phù hợp cho doanh nghiệp của mình bạn nhé.
MỤC LỤC
1- Tổng quan về Trainer, Coach và Mentor
1.1- Trainer là gì?
1.2- Coach là gì?
1.3- Mentor là gì?
2- Phân biệt giữa Trainer, Coach và Mentor
3- Doanh nghiệp nên lựa chọn Trainer, Coach hay Mentor?
Trainer được biết đến là nhà đào tạo. Trong các doanh nghiệp, họ được xem như người thầy của tổ chức. Nhiệm vụ của họ là tập trung vào việc truyền tải các kiến thức, kỹ năng mà nhân viên cần nắm vững. Họ cũng có nhiệm vụ thúc đẩy khả năng và tạo động lực cho nhân viên, nhưng điều này không có tính chất bắt buộc.
Nhiều người thường nhầm lẫn giữa nhà đào tạo và nhà huấn luyện (Coach) vì những điểm tương đồng giữa hai vai trò này. Tuy nhiên, các Trainer chủ yếu tập trung vào việc giúp học viên nắm vững các khái niệm, kỹ năng họ truyền đạt, còn Coach xoay quanh việc sửa chữa và cải thiện vấn đề.
Công việc của Trainer giống như bất cứ một vị trí giữ vai trò giảng dạy nào. Họ sẽ đứng giảng tại các lớp học lý thuyết. Đồng thời, họ cũng là nhân viên thuộc một bộ phận nào đó trong tổ chức, thường là những nhân viên làm việc lâu năm tại công ty.
Phần lớn thời gian Trainer sẽ tìm hiểu về bộ máy tổ chức của công ty, cách thức vận hành của từng phòng ban, bộ phận, sau đó sẽ tiếp thu các kiến thức về công việc mới nhất và truyền đạt lại các kỹ năng đã học cho các phòng ban khác.
Trong một số trường hợp, Trainer có thể không phải là nhân viên trong công ty. Chẳng hạn, để diễn giải về công nghệ mới, doanh nghiệp sẽ phải tìm đến những nhà đào tạo bên ngoài.
Ưu điểm của việc sử dụng Trainer là doanh nghiệp có thể đào tạo một hoặc một nhóm người, có tính nội bộ cao và thường không quá trang trọng.
Để nhân viên đáp ứng được yêu cầu công việc, Trainer phải là chuyên gia trong lĩnh vực họ đào tạo. Tuy nhiên, thực tế cho thấy họ thường có xu hướng tập trung vào cái nhìn tổng quan, đa chiều đối với một doanh nghiệp cụ thể. Đồng thời, họ cũng đưa ra những đánh giá tình hình chung mà ít đi sâu vào vấn đề của từng bộ phận.
Coach là những nhà huấn luyện. Thông thường, Coach sẽ làm việc với các tập thể, đội nhóm. Công việc chính của họ tập trung vào việc sửa chữa hoặc cải thiện một vấn đề cụ thể cho tổ chức mời họ đến.
Một nhà huấn luyện thường phải tìm ra nguồn gốc của vấn đề. Nói cách khác, họ phải tìm ra đáp án cho vấn đề doanh nghiệp đang gặp phải. Ví dụ, kết quả kinh doanh của công ty đang trên đà giảm sút, Coach sẽ phải tìm được nguyên nhân nằm ở đâu, do nhu cầu thị trường giảm hay chi phí quá cao.
Tuy nhiên, Coach không cần thiết phải phân tích vấn đề trên nhiều phương diện. Những việc họ cần làm là tập trung phân tích vấn đề một cách tổng quát. Đồng thời, họ sẽ phải tìm cách khích lệ, động viên tinh thần tập thể và chỉ dẫn các thành viên trong nhóm giải quyết vấn đề theo hướng tổng quan thay vì lên kế hoạch thực hiện chi tiết.
Xét về mặt lý thuyết thì ai cũng có thể trở thành nhà huấn luyện. Tuy nhiên, các doanh nghiệp có xu hướng tìm đến những đội ngũ Coach bên ngoài công ty để có cách nhìn nhận vấn đề khách quan và mới mẻ hơn.
Bên cạnh đó, nhân viên trong công ty cũng không thoải mái nếu sếp của họ là người huấn luyện. Bởi điều này sẽ khiến quá trình huấn luyện ít nhiều gì bị tính chuyên quyền ảnh hưởng. Trong khi đó, một nhà Coach bên ngoài có thể khắc phục vấn đề và mang đến nhiều lợi ích lớn hơn.
Trước đây, doanh nghiệp chỉ thuê Coach để tìm ra những điểm yếu trong bộ máy tổ chức. Tuy nhiên, hiện tại họ đã chú trọng nhiều hơn đến việc bồi dưỡng nghiệp vụ và nâng cao khả năng làm việc của nhân viên.
Ngoài ra, thời gian huấn luyện cũng khá ngắn và được giới hạn theo từng yêu cầu của doanh nghiệp. Thêm vào đó, mỗi nhà huấn luyện đều đặt ra những yêu cầu, mục tiêu cụ thể. Chẳng hạn như tăng năng suất 10%, giảm chi phí 20%,… Điều này giúp Coach đánh giá vấn đề chính xác hơn và có phương hướng giải quyết tối ưu nhất.
Xem thêm >>> Coaching là gì? Quá trình Coaching diễn ra như thế nào?
Mentor được biết đến là những nhà cố vấn. Về mặt lý thuyết thì Mentor không có tính chính quy như Trainer hay Coach. Thế nhưng, họ lại có tầm ảnh hưởng lớn hơn hai vai trò trên cộng lại.
Thực tế, Mentor giữ vai trò của người thuyết giảng. Họ sẽ giảng giải cho học viên của mình những khía cạnh khác nhau về nghề nghiệp. Đồng thời, họ cũng tạo nên những ảnh hưởng tích cực về mặt tinh thần và quan hệ cá nhân của mỗi học viên. Tuy nhiên, họ sẽ không can thiệp quá sâu hoặc gây ra những ảnh hưởng tiêu cực có tính cá nhân đến học viên của mình.
Có thể nhận thấy, giữa Mentor và hai vai trò Trainer, Coach có sự khác biệt ở góc nhìn và thời gian giảng dạy. Với vai trò cố vấn, ban đầu họ sẽ phải tìm hiểu về học viên của mình, sau đó giúp học viên giải quyết hoàn toàn tất cả các vấn đề phát sinh.
Các Mentor không chỉ được xem là một người thầy mà họ còn là bạn, là đối tác của doanh nghiệp. Theo đó, hiệu quả công việc của họ được đo lường dựa trên tiến trình phát triển của nhân viên được hỗ trợ chứ không phụ thuộc vào yếu tố thời gian.
Hầu hết các Mentor đều không phải là nhân viên nội bộ. Thay vào đó, họ là những chuyên gia với khả năng truyền cảm hứng nhờ kinh nghiệm phong phú, góc nhìn khác biệt và kiến thức chuyên sâu. Nói chung, họ là những người với khả năng dẫn dắt xuất sắc và có thể giúp học viên mở rộng góc nhìn cũng như cách tư duy.
Trên thực tế, các thuật ngữ Trainer, Coacher và Mentor hiện được sử dụng không quá khác biệt. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể phân biệt các vai trò này dựa trên những điều sau đây:
+ Trainer: chịu trách nhiệm đào tạo, giảng dạy các khái niệm, kỹ năng cơ bản hoặc chuyên sâu cho một hoặc một nhóm nhân viên.
+ Coach: chú trọng vào việc sửa chữa hoặc cải thiện một vấn đề cụ thể cho doanh nghiệp thuê họ.
+ Mentor: tập trung vào việc phát triển lối suy nghĩ, tư duy của cá nhân mỗi học viên.
+ Trainer: tìm hiểu và sử dụng các phương thức giảng dạy phù hợp với từng nhóm đối tượng khác nhau.
+ Coach: nắm bắt tình hình trên phương diện tổng quát, sau đó đưa ra biện pháp giảng dạy phù hợp.
+ Mentor: dành thời gian nghiên cứu, tìm hiểu người cần cố vấn để có phương hướng hỗ trợ thích hợp nhất.
+ Trainer: giảng dạy cho một hoặc một nhóm người.
+ Coach: thường làm việc với một hay nhiều nhóm người. Tức là, Coach sẽ làm việc với các tập thể, đội nhóm chứ ít khi làm việc với một cá nhân riêng lẻ.
+ Mentor: thường cố vấn cho một đối tượng.
+ Trainer: đây là những chuyên gia trong lĩnh vực đào tạo.
+ Coach: được xem là những nhà hoạch định chiến lược. Họ sẽ giúp doanh nghiệp phát hiện nguyên nhân vấn đề và tìm kiếm phương án giải quyết.
+ Mentor: được xem như một người thầy và cũng là người bạn, là đối tác.
+ Trainer: thường là chuyên gia trong nội bộ doanh nghiệp.
+ Coach: hầu hết là những chuyên gia bên ngoài, không thuộc công ty.
+ Mentor: có thể là chuyên gia nội bộ hoặc được thuê từ bên ngoài.
Có thể bạn quan tâm >>> Mentor là gì? Công việc và kỹ năng quan trọng của Mentor
Trên thực tế, các vai trò Trainer, Coach và Mentor đều mang lại những lợi ích to lớn cho bản thân người học và tổ chức họ làm việc. Vì vậy, lựa chọn người đào tạo sẽ phụ thuộc vào mục tiêu muốn đạt được.
Bạn có thể dựa trên những gợi ý sau để có lựa chọn phù hợp:
+ Doanh nghiệp cần Trainer khi muốn phát triển khả năng và kiến thức của nhân viên. Đó có thể là những vấn đề liên quan đến cách thực hiện công việc, các yêu cầu về tuân thủ nội quy hoặc mở rộng kiến thức.
+ Doanh nghiệp nên tìm đến Coach khi cần phát triển kỹ năng mới cho nhân viên, giúp các cá nhân chưa đạt được mục tiêu công việc, hỗ trợ cấp quản lý ứng phó với các thay đổi trên quy mô lớn, chuẩn bị hành trình thăng tiến cho nhân viên,…
+ Doanh nghiệp cần đến Mentor khi muốn truyền cảm hứng, khuyến khích nhân viên, nâng cao năng lực lãnh đạo, chuyển giao kiến thức từ nhân viên nhiều kinh nghiệm cho những nhân viên ít kinh nghiệm hơn, mở rộng mối quan hệ giữa các nhân viên đến từ các nền văn hoá khác nhau,…
Tóm lại, lựa chọn Trainer, Coach hay Mentor cho việc đào tạo của doanh nghiệp không hề dễ. Để có lựa chọn đúng đắn bạn cần hiểu rõ đối tượng cần đào tạo cũng như mục tiêu và số lượng đào tạo.
Hy vọng với những gì Ms Uptalent chia sẻ bạn đã có thể phân biệt giữa Trainer, Coach và Mentor cũng như hiểu được vai trò của mỗi người. Từ đó bạn sẽ biết phải lựa chọn người đào tạo như thế nào cho hoạt động đào tạo tại doanh nghiệp của mình. Chúc bạn thành công!
------------------------------------
HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet