maro-news
Image
maro-news
Follow US:
Quick Search
KIẾN THỨC

Peer Feedback là gì? Xây Dựng Văn Hóa Góp Ý Tại Nơi Làm Việc

Peer Feedback là gì? Xây Dựng Văn Hóa Góp Ý Tại Nơi Làm Việc

Peer feedback hiện đã trở thành một trong những yếu tố quan trọng giúp các doanh nghiệp, tổ chức cải thiện hiệu suất làm việc và phát triển các giá trị văn hóa. Bằng cách thúc đẩy nhân viên đóng góp ý kiến mà doanh nghiệp có thể tạo ra môi trường làm việc cởi mở, hợp tác và gắn kết.

Sau đây Ms Upatalent sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn peer feedback là gì, những lợi ích của nó và cách để xây dựng văn hóa góp ý tại nơi làm việc. Các bạn hãy cùng theo dõi bài viết nhé!

Mục Lục:
1- Peer feedback là gì?
2- Những lợi ích do peer feedback mang lại
3- Những yếu tố cần quan tâm khi áp dụng peer feedback
4- 3 bước cơ bản giúp vận dụng peer feedback trong việc xây dựng văn hóa góp ý


Việc làm tiếng trung

1- Peer feedback là gì? 

Peer Feedback được hiểu là phản hồi đồng nghiệp. Đây là quá trình mà nhân viên trong cùng một nhóm hay tổ chức đưa ra ý kiến và đánh giá công việc lẫn nhau.

Ví dụ, thành viên trong cùng một nhóm hoặc dự án có thể đưa ra nhận xét về tiến độ, chất lượng công việc hay các kỹ năng của nhau để cùng cải thiện và đạt hiệu quả công việc tốt hơn.

Hiện nay, peer feedback đã trở thành một phương pháp quan trọng giúp các doanh nghiệp, tổ chức đánh giá và cải thiện hiệu suất làm việc một cách khách quan, đa dạng, trên tinh thần tích cực.

Bạn sẽ bắt gặp peer feedback xuất hiện phổ biến giữa những thành viên làm việc trong cùng một nhóm hoặc dự án. Điều này nhằm đảm bảo việc phản hồi sẽ được thực hiện bởi những người thực sự hiểu về công việc và bối cảnh làm việc.

Việc phản hồi giữa các đồng nghiệp còn đảm bảo được sự đa dạng và khách quan vì họ có thể quan sát và đánh giá công việc dựa trên nhiều khía cạnh khác nhau. Nhờ vậy, nhà quản lý sẽ nhận được bức tranh toàn cảnh về hiệu suất làm việc của mỗi nhân viên.

Những việc làm hấp dẫn

Chuyên Viên Tuyển Dụng (Tiếng Anh/ Trung/ Nhật/ Hàn)

Hà nội Biên phiên dịch , Hành chánh/Thư ký , Nhân sự

Hiệu Phó Trường Tiểu Học

Đắc Lắc, Gia Lai, Lâm Đồng Giáo dục/Đào tạo/Thư viện , Quản lý điều hành

Quản Lý Chuyên Môn (Giáo Dục)

Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh Chăm sóc sức khỏe/Thiết bị Y tế, Giáo dục/Đào tạo/Thư viện

Hiệu Phó (Khối Tiểu Học)

Đà nẵng, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế Giáo dục/Đào tạo/Thư viện

Peer feedback hướng tới mục tiêu cải thiện và phát triển nên những phản hồi thường sẽ mang đậm tính tích cực và tinh thần xây dựng. Điều cần tập trung ở đây chính là tìm ra điểm mạnh, điểm yếu và đề xuất giải pháp cải thiện phù hợp.

2- Những lợi ích do peer feedback mang lại 

Phản hồi đồng nghiệp cung cấp cho chúng ta góc nhìn đa dạng, khách quan hơn về hiệu suất làm việc của mỗi người. Hơn nữa, nó cũng góp phần tạo nên nét văn hóa đặc trưng cho tổ chức và môi trường làm việc cởi mở, hợp tác.

Dưới đây là những lợi ích chính mà peer feedback có thể mang lại:

2.1- Cung cấp góc nhìn đa dạng và khách quan về hiệu suất làm việc

Mỗi nhân viên sẽ có cách đánh giá và nhìn nhận riêng về hiệu quả công việc của đồng nghiệp. Điều này giúp chúng ta nhận được những phản hồi, nhận xét khách quan và toàn diện hơn so với cấp trên.

Có thể thấy, thông qua những phản hồi từ đồng nghiệp, bạn sẽ nhận được những ý kiến đóng góp nhiều chiều và rất đa dạng. Từ đó, bạn có thể tự đánh giá hiệu quả công việc của bản thân và tìm ra giải pháp cải thiện hiệu suất làm việc phù hợp.

Peẻ Feedback là gì

2.2- Giúp nhận diện điểm mạnh, điểm yếu

Một điểm rất hay ở peer feedback là nó có thể giúp bạn nhận diện được những điểm mạnh, yếu của bản thân. Từ đó, bạn có thể phát huy tối đa những điểm mạnh và cải thiện điểm còn hạn chế.

Bằng cách liên tục cải thiện kỹ năng, năng lực làm việc của bạn sẽ dần tăng lên, hiệu suất làm cũng tốt hơn và bạn dễ dàng đạt được các mục tiêu cá nhân cũng như mục tiêu chung của tổ chức.

2.3- Kiến tạo môi trường làm việc tin cậy và cởi mở

Thông qua những phản hồi giữa các đồng nghiệp mà môi trường làm việc trở nên thoải mái, dễ chịu hơn. Nhân viên sẽ không cảm thấy e ngại hay lo lắng khi chia sẻ ý kiến và tiếp nhận phản hồi.

Chính sự cởi mở của môi trường làm việc sẽ mang lại sự tin cậy lẫn nhau giữa các nhân viên và giảm bớt những căng thẳng, mâu thuẫn có thể nảy sinh trong quá trình làm việc. 

2.4- Khuyến khích sự hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau giữa các nhân viên

Việc thường xuyên trao đổi, phản hồi về công việc của nhau sẽ khiến các thành viên trong cùng nhóm hiểu rõ hơn công việc và thách thức mà người khác gặp phải. Từ đó, họ càng tha thiết được hợp tác, hỗ trợ nhau nhiều hơn nữa trong công việc để hoàn thành hiệu quả các mục tiêu chung.

2.5- Nâng cao khả năng giao tiếp, truyền đạt của nhân viên

Quá trình tiếp nhận và đưa ra ý kiến phản hồi đồng nghiệp sẽ giúp mỗi nhân viên phát triển kỹ năng giao tiếp và truyền đạt. Họ sẽ biết phải làm sao để đưa ý kiến một cách tích, có tính xây dựng và đảm bảo được sự tôn trọng lẫn nhau.

2.6- Phát triển kỹ năng lắng nghe và phản hồi

Peer feedback tạo điều kiện để mỗi nhân viên học cách tiếp thu ý kiến sao cho hiệu quả và còn có thể áp dụng vào chính công việc đang làm. Thực tế, điều này có liên quan mật thiết đến kỹ năng lắng nghe và phản hồi ý kiến một cách tích cực.

Sức mạnh của góp ý đồng cấp

3- Những yếu tố cần quan tâm khi áp dụng peer feedback 

Thực hiện peer feedback sẽ giúp tạo ra văn hóa góp ý trên tinh thần tích cực trong môi trường làm việc. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả như mong đợi chúng ta cần chú ý những yếu tố sau:

3.1- Loại bỏ sự phán xét, đề cao sự tôn trọng

Bạn chỉ tạo được một môi trường làm việc giàu văn hóa góp ý khi có thể khiến mọi người cảm nhận được sự an toàn khi đưa ra ý kiến. Trong khi đó, việc khuyến khích sự tôn trọng và không phán xét sẽ thúc đẩy mọi người thoải mái chia sẻ những ý kiến, quan điểm cá nhân.

3.2- Đảm bảo mọi ý kiến lớn nhỏ đều được xem trọng và đánh giá cao

Sẽ không có ai muốn đóng góp ý kiến hay đưa ra phản hồi mà không được người khác lắng nghe, xem trọng. Vì vậy, hãy đảm bảo mọi ý kiến sẽ được lắng nghe một cách chân thành.

Ngoài ra, điều này còn góp phần tạo ra sự công bằng trong quá trình phản hồi đồng nghiệp và thúc đẩy nhân viên tích cực tham gia đóng góp ý kiến.

3.3- Cung cấp tài liệu, khóa học liên quan đến phản hồi đồng nghiệp

Quá trình peer feedback phải được thực hiện bài bản, khoa học mới có thể đem lại hiệu quả như mong đợi. Do đó, bạn cần quan tâm tới việc cung cấp các khóa đào tạo, tài liệu cần thiết cho nhân viên để họ hiểu đúng và thực hiện hiệu quả.

3.4- Đào tạo kỹ năng giao tiếp, đóng góp ý kiến

Kỹ năng giao tiếp và đóng góp ý kiến là yếu tố rất cần thiết cho nhân viên. Vì vậy, doanh nghiệp cần thường xuyên tổ chức các buổi đào tạo để giúp họ rèn luyện, thực hành những kỹ năng này.

Lợi ích từ các buổi đào tạo không chỉ dừng lại ở việc nâng cao năng lực cá nhân cho mỗi nhân viên mà cũng là cơ hội tốt giúp thúc đẩy tinh thần hợp tác và sự gắn kết với công việc, công ty.

3.5- Quy trình và các công cụ hỗ trợ

Việc phản hồi đồng nghiệp cần được tiến hành theo một quy trình nhất định. Điều này nhằm đảm bảo các ý kiến đóng góp được đưa ra và xử lý một cách bài bản, công bằng, có hệ thống.

Ngoài ra, bạn cũng cần chuẩn bị các công cụ hỗ trợ cho peer feedback như là phần mềm quản lý phản hồi. Với các công cụ này, toàn bộ những ý kiến đóng góp sẽ được quản lý, theo dõi và phân tích kỹ lưỡng nhằm đạt được các mục tiêu cải thiện hiệu suất và phát triển nhân sự của doanh nghiệp.

xây dựng văn hoá góp ý với peer feedback

4- 3 bước cơ bản giúp vận dụng peer feedback trong việc xây dựng văn hóa góp ý 

Để vận dụng peer feedback một cách hiệu quả trong xây dựng văn hóa góp ý, bạn có thể tham khảo 3 bước cơ bản được Quân sư gợi ý dưới đây:

4.1- Cung cấp các phản hồi tích cực, có tính xây dựng cao

Một phương pháp rất hiệu quả được nhiều người sử dụng khi đưa ra phản hồi chính là "Sandwich". Cách thực hiện phương pháp này cũng khá đơn giản, trước tiên bạn sẽ bắt đầu bằng lời khen, kế đó đưa ra góp ý và sau cùng là lời động viên.

Quá trình phản hồi cần tuyệt đối tránh xa vấn đề chỉ trích cá nhân. Thay vào đó, bạn cần tập trung nhiều hơn vào các hành vi và kết quả cụ thể. Điều này sẽ hạn chế việc gây ra những tổn thương không đáng có cung cấp thông tin rõ ràng về những việc cần cải thiện.

4.2- Tiếp nhận phản hồi với tinh thần cởi mở

Hãy đảm bảo bạn có thể lắng nghe những phản hồi từ đồng nghiệp một cách cởi mở và không phòng thủ quá mức. Có như vậy bạn mới hiểu đúng ý của đồng nghiệp và rút ra bài học từ những điều đó.

Trong trường hợp chưa hiểu rõ ý kiến phản hồi, bạn nên hỏi lại. Điều này không chỉ giúp bạn hiểu đúng mà còn là cách hay để thể hiện sự tôn trọng với người đã góp ý.

4.3- Thực hành thường xuyên

Việc xây dựng văn hóa góp ý chỉ thực sự hiệu quả khi bạn thực hành phản hồi đồng nghiệp thường xuyên. Đừng chỉ thực hiện điều này trong các kỳ đánh giá chính thức mà hãy vận dụng nó trong công việc hàng ngày. 

Lời kết

Với peer feedback, chúng ta có thể nhận diện chính xác những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân và không ngừng cải thiện kỹ năng cũng như hiệu quả công việc. 

Đồng thời, dưới tác động của việc cung cấp và tiếp nhận phản hồi, doanh nghiệp có thể tăng cường sự gắn kết, hợp tác giữa nhân viên cũng như cải thiện hiệu suất làm việc cá nhân và toàn bộ tập thể.

Hy vọng những chia sẻ trên đây của Ms Uptalent đã giúp bạn hiểu rõ hơn về peer feedback và biết cách xây dựng văn hóa góp ý tại nơi làm việc sao cho hiệu quả. Chúc bạn thành công!


Dịch vụ headhunter- Săn đầu người
------------------------------------

 

HRchannels - Headhunter -  Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam

Nguồn ảnh: internet


HRchannels

HRchannels

HRchannels là nền tảng tuyển dụng và thu hút nhân sự cấp cao hàng đầu tại Việt Nam. Với hơn 16 năm kinh nghiệm tuyển dụng nhân sự cấp cao. Chúng tôi là công ty headhunter hàng đầu ở Việt Nam.