maro-news
Image
maro-news
Follow US:
Quick Search
KIẾN THỨC

Những thách thức khi làm Tổng giám đốc

Những thách thức khi làm Tổng giám đốc

Tổng giám đốc thường được biết đến là người lãnh đạo cao nhất của một doanh nghiệp hoặc tổ chức. Nhưng trên thực tế, rất ít người hiểu được họ sẽ làm những việc gì, trách nhiệm và quyền hạn của họ ra sao hoặc là những thách thức khi làm Tổng giám đốc là gì.

Vì vậy, trong bài viết này, Ms Uptalent muốn chia sẻ cùng bạn một số thông tin xung quanh chức danh Tổng giám đốc, để bạn có thể hiểu rõ hơn về vị trí này.

MỤC LỤC
1- Tổng giám đốc là ai?
2- Tổng giám đốc làm những gì?
3- Trách nhiệm và quyền hạn của Tổng giám đốc

  3.1- Trách nhiệm của Tổng giám đốc
  3.2- Quyền hạn của tổng giám đốc

4- Những thách thức của vị trí Tổng giám đốc

Tuyển cấp cao

1- Tổng giám đốc là ai? 

​Tổng giám đốc là chức danh cao nhất trong một tổ chức, doanh nghiệp. Chức vụ này hiện được sử dụng tại nhiều nơi trên thế giới với nhiều ý nghĩa khác nhau. Nhưng về cơ bản, Tổng giám đốc sẽ chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.

Nhiều người thường xem Tổng giám đốc cũng chính là CEO. Tuy nhiên điều này còn nhiều điểm không rõ ràng. Bởi trong tiếng Anh, CEO chỉ được định danh là giám đốc điều hành kinh doanh.

tổng giám đốc là ai
>>>> Xem thêm: Tổng giám đốc là ai? Mô tả công việc của tổng giám đốc

2- Tổng giám đốc làm những gì? 

Tùy thuộc vào quy mô, tính chất, loại hình cũng như cách vận hành của từng doanh nghiệp mà Tổng giám đốc sẽ thực hiện các công việc khác nhau. Tuy nhiên, chức vụ này thường thực hiện những nhiệm vụ cơ bản sau:

- Triển khai thực hiện các kế hoạch cũng như định hướng kinh doanh của công ty.

- Đề ra chiến lược, tầm nhìn và sứ mệnh hoạt động cho công ty.

Những việc làm hấp dẫn

QA Manager (Chinese, Electronics)

Bắc Giang, Bắc Ninh Sản Xuất , Viễn Thông / Điện tử, QA/QC

Branch Manager (Logistics)

Đà nẵng Quản lý điều hành , Vận Chuyển/Giao Nhận, Sales Logistic

Warehouse Manager (Garment)

Hồ Chí Minh, Quảng Nam, Quảng Ngãi Dệt may/ Sợi/ Giầy da, Kho vận, Sản Xuất

QA Manager (Garment)

Đà nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi Dệt may/ Sợi/ Giầy da, Sản Xuất , QA/QC

Marketing Manager (Education)

Hồ Chí Minh, Bình Dương , Đồng Nai Giáo dục/Đào tạo/Thư viện , Quảng cáo/Khuyến mãi/PR, Tiếp thị/ Thương hiệu

- Chỉ đạo, giám sát các công việc, hoạt động hằng ngày của công ty.

- Thực hiện các hoạt động kinh doanh đã được đề ra trước đó và sau khi đã được chủ tịch hội đồng quản trị phê duyệt.

- Đảm bảo hoàn thành các mục tiêu về doanh số, lợi nhuận, tăng trưởng của công ty cũng như đảm bảo thực hiện tốt nhất những mục tiêu ngắn hạn, dài hạn đã được đề ra.

- Trình báo cáo cho chủ tịch hội đồng quản trị trong các cuộc họp thường niên.

- Đề xuất các ý kiến, giải pháp giúp cải thiện hoạt động của công ty.

- Thẩm định các ý kiến và kế hoạch do cấp dưới đề xuất.

- Tổ chức cơ cấu hoạt động, bộ máy vận hành và quản lý các hoạt động, công việc của các trưởng bộ phận như: bộ phận nhân sự, bộ phận kinh doanh, bộ phận marketing, bộ phận kỹ thuật,…

- Xây dựng định hướng tuyển dụng nhân sự, phê duyệt các kế hoạch do các trưởng phòng đề xuất và đánh giá tình hình hoạt động tổng quát của tất cả các nhân viên trong công ty.

- Đưa ra các quy định, điều chỉnh kế hoạch cũng như sa thải những nhân viên cấp cao không đạt chất lượng hoặc vi phạm những quy định của công ty.

tổng giám đốc làm gì
>>>> Bạn xem thêm: Mẫu mô tả công việc tổng giám đốc

3- Trách nhiệm và quyền hạn của Tổng giám đốc 

3.1- Trách nhiệm của Tổng giám đốc 

Trên thực tế, không có quy chuẩn nào về trách nhiệm cụ thể đối với Tổng giám đốc. Nhưng về cơ bản vị trí này sẽ phải hoàn thành các trách nhiệm sau:

- Thay mặt công ty trong việc đưa ra các phát ngôn với các cổ đông, cơ quan chính phủ và công chúng.

- Đưa ra các quyết định về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong ngắn và dài hạn.

- Thiết lập và triển khai tầm nhìn và mục tiêu của doanh nghiệp.

- Đánh giá hiệu quả công việc của các quản lý cấp cao trong doanh nghiệp, bao gồm các giám đốc, phó giám đốc và trưởng bộ phận.

- Nhận diện các thách thức doanh nghiệp có thể gặp phải cũng như nắm bắt những cơ hội từ thị trường.

- Đảm bảo doanh nghiệp thực hiện những cam kết liên quan đến trách nhiệm với cộng đồng xã hội.

- Đánh giá rủi ro của doanh nghiệp và đảm bảo những rủi ro đó được giám sát và giảm thiểu đáng kể.

- Đề xuất mục tiêu chiến lược cụ thể, có tính khả thi và có thể đo lường được.

- Thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, theo đúng quy định của Luật pháp có liên quan, Điều lệ công ty, nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông, nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa của công ty và chủ sở hữu công ty.

- Trung thành với lợi ích của công ty và cổ đông; không sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của công ty, địa vị, chức vụ và sử dụng tài sản của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.

- Thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho công ty về doanh nghiệp mà họ và người có liên quan của họ làm chủ hoặc có phần vốn góp, cổ phần chi phối. Thông báo này phải được niêm yết tại trụ sở chính và chi nhánh của công ty.

- Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.

trách nhiệm của tổng giám đốc
>>>> Có thể bạn quan tâm: Nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn của tổng giám đốc

3.2- Quyền hạn của tổng giám đốc 

Tổng giám đốc là vị trí có quyền quản lý điều hành cao nhất trong một tổ chức, doanh nghiệp. Họ chính là người chịu trách nhiệm lớn nhất cho các thành bại của một tổ chức. Họ có thể đưa ra các quyết định liên quan đến hoạt động hàng ngày trong doanh nghiệp mà không cần phải thông qua HĐQT.

Quyền hạn của Tổng giám đốc cũng được thể hiện trên nhiều phương diện khác nhau, bao gồm các hoạt động kinh doanh, đầu tư, vận hành quản lý các hoạt động chung của doanh nghiệp, quản lý nhân sự và cố vấn cho người có quyền cao nhất – Chủ tịch HĐQT trong các quyết định quan trọng ảnh hưởng đến tương lai của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, Tổng giám đốc cũng có quyền ra quyết định tuyển dụng hoặc sa thải các vị trí quản lý dưới quyền, ngoại trừ các vị trí thuộc thẩm quyền quản lý của HĐQT.

4- Những thách thức của vị trí Tổng giám đốc 

Từ những cuộc phỏng vấn với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp có nhiều kinh nghiệm, có thể thấy vị trí Tổng giám đốc sẽ phải đối mặt với những thách thức sau:

4.1- Quản lý năng lượng

Các nhà lãnh đạo nổi tiếng đều nhận thức rất rõ về tầm quan trọng của việc quản lý năng lượng. Theo họ, mỗi người đều chịu sự ràng buộc về mặt thời gian, nhưng điều quan trọng để thành công là bạn phải quản lý hiệu quả nguồn năng lượng của mình. Bạn cần ý thức rõ điều bạn hướng đến để có thể định hướng năng lượng của mình tốt nhất.

Cũng có trường hợp việc tiêu hao năng lượng không liên quan đến vấn đề thời gian mà lại do thái độ của người thực hiện công việc. Khi đó nhà lãnh đạo cần có thái độ đúng đắn để biến việc tiêu hao năng lượng thành nguồn hỗ trợ năng lượng.

Một yếu tố khác liên quan đến quản lý năng lượng là đội ngũ quản lý cấp cao. Nhiều Tổng giám đốc đã lãng phí thời gian vào các vai trò khác mà không thực hiện sớm điều này nên họ phải chịu hao tổn lớn về mặt thời gian và năng lượng.

4.2- Quản lý các mối quan hệ

Có rất nhiều mối quan hệ quan trọng mà Tổng giám đốc phải đối mặt và xử lý, như là quan hệ với HĐQT, nhà đầu tư, cơ quan chính quyền, nhân viên, khách hàng, doanh nghiệp đối tác, quan hệ quốc tế,..., chưa kể các mối quan hệ khác. 

Tuy nhiên, các báo cáo đã chỉ ra rằng việc xây dựng các mối quan hệ thường rất khó khăn và tốn thời gian nhiều hơn dự kiến. 

4.3- Quản lý luồng thông tin

Rất nhiều Tổng giám đốc đã đề cập đến các thách thức họ phải đối mặt liên quan đến việc quản lý sự “bất cân xứng thông tin”. 

Vị trí Tổng giám đốc thường có nhiều hiểu biết về công ty nhiều hơn HĐQT hoặc các bên liên quan khác. Nhưng họ biết ít hơn các Giám đốc bộ phận về các ngành nghề kinh doanh cụ thể.

Sự bất cân xứng về thông tin khiến họ gặp nhiều khó khăn khi đưa ra quyết định. Thậm chí điều này còn có thể gây tổn hại cho doanh nghiệp và mối quan hệ giữa Tổng giám đốc với các đối tượng bên ngoài khác.

Chìa khoá để giải quyết vấn đề thông tin là họ không nên quản lý mọi việc theo kiểu vi mô. Thay vào đó, họ nên xây dựng một hệ thống, quy trình phù hợp để luồng thông tin có thể vận động từ trên xuống dưới và có thể truyền tải tới HĐQT cũng như các bên liên quan khác.

thách thức của tổng giám đốc
>>>> Xem thêm: Những tố chất làm nên một Tổng giám đốc điều hành tuyệt vời

4.4- Ra quyết định 

Sợ trách nhiệm là căn bệnh luôn hiện hữu trong các doanh nghiệp. Thường con người có xu hướng không dám đưa ra những quyết định vượt ngoài nguyên tắc hoặc chưa có tiền lệ.

Bởi vậy, thách thức của Tổng giám đốc là phải làm sao để ra quyết định đúng. Điều này thể hiện ở hai khía cạnh. Thứ nhất, họ phải làm sao để cấp dưới có thể tự đưa ra quyết định, tránh dồn việc cho mình và tránh mang tiếng độc đoán. Thứ hai, họ phải có khả năng ra quyết định khi cấp dưới bế tắc.

4.5- Có tầm nhìn

Người lãnh đạo cần có tầm nhìn đúng đắn để tìm ra cơ hội phát triển kế tiếp cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, điều này thực tế lại là thách thức vô cùng lớn. 

Trong khi đó, vai trò của Tổng giám đốc không chỉ là xác định tầm nhìn mà họ còn phải nắm bắt tốt các cơ hội và có những hành động cụ thể nhằm khai thác hiệu quả các cơ hội đó.

Có thể thấy, Tổng giám đốc là một vị trí có chức năng rất quan trọng. Họ phải đảm đương các trách nhiệm rất phức tạp và có ảnh hưởng đến sự tồn vong cũng như thành bại của một doanh nghiệp. Do đó, để đảm đương vai trò này, doanh nghiệp cần có những nhà lãnh đạo tài ba và có năng lực xuất sắc.
 

Dịch vụ headhunter

------------------------------------

HRchannels - Headhunter -  Dịch vụ tuyển dụng cao cấp

Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam

Nguồn ảnh: internet


HRchannels

HRchannels

HRchannels là nền tảng tuyển dụng và thu hút nhân sự cấp cao hàng đầu tại Việt Nam. Với hơn 16 năm kinh nghiệm tuyển dụng nhân sự cấp cao. Chúng tôi là công ty headhunter hàng đầu ở Việt Nam.