- 420k
- 1k
- 870
Bạn đang chuẩn bị cho buổi phỏng vấn vị trí manager? Bạn đang băn khoăn không biết phải làm những gì để có thể thuận lợi vượt qua buổi phỏng vấn? Những kinh nghiệm đi phỏng vấn vị trí manager hiệu quả trong bài viết sau đây của Ms Uptalent có thể sẽ hữu ích với bạn.
MỤC LỤC:
1- Những người có quyền hạn phỏng vấn vị trí manager
2- Những kỹ năng cần có để phỏng vấn manager
3- Những thứ cần chuẩn bị trước buổi phỏng vấn manager
4- Những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn manager
5- Kết thúc buổi phỏng vấn vị trí manager
Manager hay còn gọi là Trưởng phòng là người phụ trách việc quản lý một bộ phận trong doanh nghiệp. Ứng viên vị trí này hầu hết là những người có chuyên môn và kinh nghiệm làm việc dày dặn. Vì vậy người phỏng vấn vị trí này cũng cần có chuyên môn sâu và hiểu biết rộng để đánh giá đúng ứng viên.
Theo đó, người phụ trách phỏng vấn manager thường do Giám đốc nhân sự hoặc Trưởng phòng nhân sự đảm nhận. Bằng chuyên môn nghiệp vụ vững vàng và sự hiểu biết sâu sắc các chính sách cũng như tình hình thực tế của công ty, họ hoàn toàn có đủ khả năng phỏng vấn sơ bộ ứng viên. Tuy nhiên, việc phỏng vấn chuyên sâu sẽ do Tổng giám đốc hoặc Giám đốc điều hành phụ trách.
>>>> Xem thêm: Manager là gì? Con đường trở thành manager 5 năm
Một ứng viên manager thực thụ cần có các kỹ năng sau:
Đây là kỹ năng mà manager nào cũng bắt buộc phải có. Một manager giỏi chuyên môn mới có thể điều hành và quản lý công việc hiệu quả. Đồng thời nó còn giúp họ nhận được sự tín nhiệm từ mọi người.
Với kỹ năng chuyên môn vững chắc và kinh nghiệm làm việc dày dạn, manager có thể dễ dàng hoạch định, thiết lập mục tiêu, lên kế hoạch làm việc, phân công công việc và giám sát nhân viên cấp dưới hiệu quả. Từ đó góp phần đưa doanh nghiệp ngày càng phát triển.
Một manager có kỹ năng lãnh đạo xuất sắc sẽ nhận được sự tín nhiệm của cấp trên và sự tôn trọng từ cấp dưới. Bởi vì kỹ năng này sẽ giúp bạn hiểu rõ năng lực của từng nhân viên và phân công công việc hợp lý.
Bên cạnh đó, với kỹ năng lãnh đạo tốt bạn còn có thể xây dựng môi trường làm việc thân thiện, chuyên nghiệp và có thể kết nối với những cá nhân, bộ phận khác để nâng cao hiệu quả công việc.
Ngoài ra, một manager biết cách lãnh đạo sẽ luôn lắng nghe nhân viên, đối xử công bằng, phân minh với tất cả nhân viên trong bộ phận. Nhờ vậy mọi người luôn sẵn sàng đặt lòng tin vào manager và luôn nỗ lực hết mình trong công việc.
Đối với manager, kỹ năng giao tiếp vô cùng quan trọng. Bởi vì giỏi giao tiếp sẽ giúp bạn trình bày hoặc giải thích các vấn đề rõ ràng, dễ hiểu. Đồng thời kỹ năng này còn giúp bạn làm việc hiệu quả với cấp trên, đồng nghiệp và cả các khách hàng, đối tác của công ty.
Việc xảy ra các vấn đề, sự cố trong quá trình làm việc là điều khó tránh, bất kể bạn có chuẩn bị kỹ lưỡng đến đâu đi chăng nữa. Khi xảy ra các sai sót, sự cố không mong muốn, manager cần có khả năng quan sát và phân tích tình hình thực tế một cách khách quan, toàn diện. Sau đó tìm hiểu nguyên nhân và có biện pháp xử lý hiệu quả để không làm ảnh hưởng đến các mục tiêu, kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp.
>>>> Bạn xem thêm: Những khó khăn, áp lực mà vị trí Manager phải đối mặt
Giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình làm việc một cách ổn thỏa, hợp lý là trách nhiệm của manager. Bởi vậy các manager đều phải rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề để khi có các sự cố phát sinh bất ngờ có thể nhanh chóng tìm ra nguyên nhân, xem xét mọi khía cạnh liên quan và có phương án xử lý tối ưu.
Để có một buổi phỏng vấn manager thành công bạn có thể tham khảo các gợi ý sau của Uptalent:
Bạn nên dành thời gian tìm hiểu các thông tin về công ty và vị trí bạn ứng tuyển. Điều này sẽ cung cấp cho bạn nhiều thông tin bổ ích khi tham gia phỏng vấn. Đồng thời cũng giúp bạn đánh giá được mức độ phù hợp của bản thân với công việc bạn ứng tuyển.
Bạn có thể tìm thấy các thông tin này qua bản mô tả công việc, trang web của công ty, các thông cáo báo chí và qua tài khoản mạng xã hội của nhà tuyển dụng.
Tuỳ thuộc vào từng vị trí và yêu cầu tuyển dụng mà nhà tuyển dụng sẽ có bộ câu hỏi phỏng vấn phù hợp. Nhưng có những câu hỏi mà hầu như nhà tuyển dụng nào cũng sử dụng trong buổi phỏng vấn.
Do đó, bạn nên tìm hiểu trước các câu hỏi có thể gặp, chuẩn bị câu trả lời và luyện tập cách trả lời sao cho thu hút, hấp dẫn nhất. Bạn có thể tự luyện tập một mình trước gương hoặc nhờ một người bạn trợ giúp. Bằng cách này bạn sẽ thêm tự tin và biết cách điều chỉnh câu trả lời để có thể tạo được sự chú ý với nhà tuyển dụng.
Ấn tượng đầu tiên của người phỏng vấn với bạn rất quan trọng. Vì vậy hãy chú ý chọn trang phục phỏng vấn sao cho phù hợp với vai trò manager bạn ứng tuyển.
Bạn nên chọn những trang phục đơn giản, lịch sự nhưng không được quá xuề xoà, cẩu thả. Một bộ trang phục được chuẩn bị kỹ lưỡng là cách tốt nhất giúp bạn thể hiện sự tôn trọng với người phỏng vấn và vị trí công việc bạn đang ứng tuyển.
Nếu là nữ hãy chọn cho mình sơ mi trắng với quần tây hoặc chân váy đen, kết hợp với sandal hoặc cao gót (<7cm). Bạn cũng có thể chọn sơ mi màu và chân váy hoặc quần tây cùng màu. Tuy nhiên nên chọn những gam màu nền nã, nhẹ nhàng, tránh những gam màu quá nổi bật.
Nếu là nam thì sơ mi, quần tây và một đôi giày cùng màu là sự lựa chọn tốt nhất. Với vị trí manager bạn nên kết hợp với cà vạt để tổng thể bộ trang phục thêm trang trọng.
>>>> Có thể bạn quan tâm: Những câu hỏi phỏng vấn cho vị trí lãnh đạo và gợi ý câu trả lời
“Bạn có câu hỏi nào không?” là câu hỏi rất thường gặp trong các buổi phỏng vấn. Đây được xem là cơ hội rất tốt để bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng. Vì vậy bạn nên tận dụng cơ hội này để cho nhà tuyển dụng thấy được bạn là ứng viên phù hợp nhất.
Một số câu bạn có thể hỏi như:
- Mục tiêu phát triển của công ty trong 5-10 năm nữa là gì?
- Cơ hội thăng tiến ở vị trí này trong 3-5 năm tiếp theo?
- Anh/Chị có thể nói rõ hơn về những công việc không có trong bản mô tả công việc?
- Thử thách cũng như khó khăn nhất khi đảm nhiệm vị trí này là gì?
- Yếu tố quan trọng nào giúp đạt được thành công ở vị trí này?
Bất kể bạn phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn qua điện thoại hay phỏng vấn qua video, hãy luôn chuẩn bị thật tốt để cho thấy sự chuyên nghiệp của bạn. Ví dụ, nếu phỏng vấn trực tiếp hay qua video, hãy ăn mặc cho phù hợp; nếu phỏng vấn qua điện thoại, hãy chú ý các nguyên tắc khi chào hỏi, duy trì cuộc gọi và kết thúc buổi phỏng vấn.
Bên cạnh đó bạn cũng cần thể hiện được bản lĩnh của một manager. Bạn có thể kể về những khó khăn bạn đã trải qua, những thế mạnh của bạn,… Hãy cho nhà tuyển dụng thấy được ý chí và động lực làm việc của bạn.
Bạn có thể tham khảo những câu hỏi phỏng vấn manager sau đây để có sự chuẩn bị tốt nhất cho buổi phỏng vấn của mình.
- Tại sao chúng tôi nên tuyển dụng bạn cho vị trí này?
- Vì sao bạn nghỉ làm tại công ty cũ?
- Hãy mô tả phong cách quản lý của bạn?
- Theo bạn, thành công là như thế nào?
- Khi các thành viên trong nhóm xảy ra mâu thuẫn, căng thẳng thì bạn sẽ làm gì với vai trò là một manager?
- Bạn xử lý những sai lầm của mình như thế nào?
- Nếu đảm nhận vị trí manager bạn sẽ làm gì để động viên, khích lệ nhân viên?
- Theo bạn như thế nào là quyết định khó khăn đối với một manager?
- Nếu là một manager bạn sẽ giao nhiệm vụ cho nhóm của mình như thế nào?
- Điểm yếu của bạn khi giữ chức vụ manager?
- Bạn thường thực hiện những việc gì khi lập một kế hoạch cho một dự án nào đó?
- Bạn sẽ làm gì để giảm khoảng cách giữa việc lập kế hoạch và quá trình thực hiện kế hoạch?
- Bạn cảm thấy đâu là điều khó nhất khi phải điều hành một nhóm?
- Bí quyết giúp bạn xây dựng một team thành công là gì?
- Thành tựu và thất bại lớn nhất của bạn ở vị trí manager là gì?
- Bạn đã từng đuổi việc bao nhiêu người trong nhóm do mình quản lý. Vì sao?
- Bạn sử dụng phương pháp nào để tuyển dụng nhân viên mới?
>>>> Xem thêm: Những câu hỏi được yêu thích nhất cho vị trí Manager
Quá trình tìm việc sẽ kéo dài từ lúc bạn nộp hồ sơ ứng tuyển đến khi bạn nhận được thông báo kết quả từ nhà tuyển dụng. Tức là hoàn thành phỏng vấn chưa phải là kết thúc của quá trình tìm việc.
Vì vậy sau khi kết thúc buổi phỏng vấn bạn nên làm những việc sau:
Thứ nhất, hỏi kết quả phỏng vấn
Cuối buổi phỏng vấn bạn nên chủ động hỏi nhà tuyển dụng thời gian họ sẽ phản hồi kết quả phỏng vấn. Nếu tới lúc đó vẫn không nhận được thông tin, bạn có thể liên hệ lại để hỏi kết quả.
Tốt nhất bạn nên gửi email cho người phụ trách tuyển dụng hoặc người phỏng vấn bạn, nếu bạn có thông tin. Bạn nên hạn chế gọi điện thoại vì công tác tuyển dụng thường do nhiều người phụ trách, bạn sẽ khó có được câu trả ngay khi gọi điện.
Thứ hai, viết email cảm ơn
Đây là cơ hội tốt giúp bạn thể hiện sự chuyên nghiệp và khiến nhà tuyển dụng nhớ tới bạn. Nhưng việc này thường bị bỏ qua.
Bạn nên gửi một email với nội dung đơn giản để cảm ơn việc họ đã dành thời gian gặp bạn và bày tỏ những điểm bạn cảm thấy yêu thích ở vị trí công việc đó, ở công ty và những người phỏng vấn. Kết thư hãy nói rằng bạn chờ kết quả từ họ.
Ngoài ra, thư cảm ơn còn là công cụ tuyệt vời để bạn hỏi thăm kết quả phỏng vấn. Vì bạn chỉ cần viết tiếp vào email này mà không cần soạn một email mới.
Thứ ba, kết nối với người phỏng vấn
Nếu bạn trúng tuyển, người phỏng vấn có thể sẽ là cấp trên hoặc đồng nghiệp của bạn. Nếu bạn không trúng tuyển, thì người đó vẫn là một người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực bạn theo đuổi.
Vì vậy, kết nối với họ sau buổi phỏng vấn là việc nên làm. Cuối buổi phỏng vấn bạn hãy hỏi xem bạn có thể liên lạc với họ hay không.
Nếu họ đồng ý cho bạn danh thiếp thì bạn sẽ dễ dàng kết nối với họ qua nền tảng mạng xã hội. Tuy nhiên, bạn chỉ nên kết nối với họ qua nền tảng có liên quan tới công việc, như Linkedin. Đừng kết nối tất cả các mạng xã hội để không làm ảnh hưởng tới cuộc sống riêng của họ.
Thứ tư, chuẩn bị cho buổi phỏng vấn khác
Bạn có thể nhận được nhiều lời mời phỏng vấn. Vì vậy sau mỗi buổi phỏng vấn hãy điều chỉnh lại cảm xúc và tâm trạng để tiếp tục các cuộc phỏng vấn khác.
Có thể buổi phỏng vấn trước đó bạn làm không tốt. Nhưng hãy gạt bỏ những cảm xúc tiêu cực đó để có buổi phỏng vấn tốt hơn vào lần kế tiếp.
Thứ năm, trả lời email thông báo không trúng tuyển
Nếu nhận được email từ chối từ người phụ trách tuyển dụng hoặc người đã phỏng vấn bạn, hãy trả lời lịch sự bằng cách cảm ơn họ đã dành thời gian gặp bạn và thể hiện mong muốn được hợp tác vào lần sau.
Tuy nhiên, nếu bạn nhận được email từ hộp thư tự động của công ty thì không cần trả lời. Vì đây không phải email cá nhân, bạn có trả lời cũng không có người đọc.
Bên cạnh những việc nên làm thì cũng có những việc bạn không nên làm sau buổi phỏng vấn, đó là:
- Hỏi thăm kết quả phỏng vấn quá nhiều: bạn có quyền hỏi thăm kết quả phỏng vấn nhưng đừng hỏi liên tục và hỏi quá nhiều lần.
- Ngừng tìm kiếm việc làm: bất kể kết quả phỏng vấn như thế nào thì việc ngừng tìm việc làm để chờ kết quả không phải lựa chọn khôn ngoan. Thay vào đó, hãy tiếp tục hành trình tìm việc cho đến khi bạn nhận được thông báo trúng tuyển để không bỏ lỡ bất cứ cơ hội việc làm tốt nào.
- Nói xấu nhà tuyển dụng: nếu bạn đã có một trải nghiệm phỏng vấn không mấy tốt đẹp, đừng nên nói xấu nhà tuyển dụng. Điều này cho thấy sự thiếu chuyên nghiệp của bạn. Thậm chí bạn có thể bỏ lỡ công việc đó nếu họ biết được.
Hy vọng những chia sẻ trên đây của Ms Uptalent đã giúp bạn biết phải làm gì để có một buổi phỏng vấn manager thành công. Chúc bạn thuận lợi vượt qua buổi phỏng vấn và có được công việc phù hợp với bản thân.
------------------------------------
HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet