maro-news
Image
maro-news
Follow US:
Quick Search
Mô Tả Công Việc

Những khó khăn khó nói của người làm Relationship Manager

Những khó khăn khó nói của người làm Relationship Manager

RM hay Relationship Manager là vị trí giữ vai trò quản lý các mối quan hệ trong doanh nghiệp. Hiện nay, vị trí này được đánh giá rất cao về tiềm năng phát triển trong tương lai. Bởi vậy bạn có thể dễ dàng bắt gặp rất nhiều tin tuyển dụng RM trên các trang việc làm trực tuyến.

Tuy nhiên, bên cạnh những tiềm năng thì nghề RM cũng cũng tồn tại những khó khăn, thử thách. Hãy cùng Ms Uptalent khám phá những khó khăn khó nói của người làm RM qua bài viết sau để hiểu rõ hơn về cơ hội việc làm đầy triển vọng này nhé.

MỤC LỤC
1- Relationship Manager là gì?
2- Chức năng, nhiệm vụ của Relationship Manager

   2.1- Chức năng của RM
   2.2- Nhiệm vụ của một RM trong doanh nghiệp

3- Khó khăn của người làm RM
4- RM cần khắc phục khó khăn ấy như nào?


Việc làm Marketing

1- Relationship Manager là gì? 

RM là viết tắt của Relationship manager, được dùng để chỉ vị trí chịu trách nhiệm quản trị mối quan hệ trong các doanh nghiệp. 

Thông thường, RM sẽ làm việc tại các doanh nghiệp có quy mô lớn trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán,… Họ đóng vai trò của một người quản lý các mối quan hệ với khách hàng. Đồng thời chịu trách nhiệm duy trì và mở rộng các mối quan hệ của công ty với các đối tượng có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Các mối quan hệ mà RM chịu trách nhiệm quản lý có thể kể đến như khách hàng, đối tác, nhà đầu tư, nhân viên, công chúng, cơ quan nhà nước, các đơn vị truyền thông,… 

Thông qua các nỗ lực của RM mà doanh nghiệp có thể duy trì và phát triển bền vững. Đồng thời, họ cũng giúp doanh nghiệp nâng cao lợi nhuận và tầm ảnh hưởng thương hiệu qua các chiến lược cải thiện mối quan hệ.

Khi đã thấu hiểu được tầm quan trọng của việc quản trị mối quan hệ, các doanh nghiệp đều ra sức đầu tư cho hoạt động này. Cũng vị vậy mà vị thế của RM trong doanh nghiệp cũng dần được nâng cao. 

relationship manager rm
>>> Kỹ năng của chuyên viên quan hệ khách hàng

2- Chức năng, nhiệm vụ của RM 

2.1- Chức năng của RM 

Đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn, vị trí RM hiện đang giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong các mối quan hệ kinh doanh của những doanh nghiệp này.

Những việc làm hấp dẫn

Sales Project Manager (Agricultural machinery)

Hồ Chí Minh, Bình Dương , Đồng Nai Bán hàng kỹ thuật, Bán hàng (Khác), Bán hàng Nông nghiệp

Sales Manager ( Korean Nationality)

Hà nội, Bắc Giang, Bắc Ninh Bán hàng kỹ thuật, Người nước ngoài/Việt Kiều, Kinh doanh / Bán hàng

Key Account Manager (Remote)

Hà nội, Hồ Chí Minh, Đà nẵng Dịch vụ khách hàng , Tư vấn

Mechanical Engineering Manager

Hồ Chí Minh, Bình Dương , Đồng Nai Kỹ sư Công Nghiệp (IE)/Cải tiến sản xuất, Điện/HVAC/MEP

Project Development Executive (Real Estate)

Hà nội, Hải Phòng, Quảng Ninh Bất động sản, Tư vấn , Kinh doanh / Bán hàng

Với chức năng chính là cải thiện và hỗ trợ các mối quan hệ kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng tốt hơn, các RM sẽ đưa doanh nghiệp phát triển một cách mạnh mẽ và bền vững.

Một chức năng khác của RM là giúp doanh nghiệp duy trì các mối quan hệ kinh doanh. Điều này giúp doanh nghiệp tạo nên những khác biệt nổi bật so với đối thủ cạnh tranh. Từ đó tạo được vị thế trên thị trường và nâng cao tầm ảnh hưởng thương hiệu.

Bằng cách tiến hành nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu khách hàng, giải mã truyền thông mà RM có thể đem lại cho doanh nghiệp rất nhiều cơ hội phát triển hoạt động kinh doanh. Nhờ vậy doanh nghiệp sẽ liên tục tăng trưởng và ngày càng mở rộng quy mô hoạt động.

2.2- Nhiệm vụ của một RM trong doanh nghiệp 

Công việc của RM sẽ được phân tách thành hai lĩnh vực là Customer Relationship Manager và  Business Relationship Manager. Trong đó:

+ Customer Relationship Manager: là người sẽ làm việc trực tiếp với giám đốc điều hành, quản lý bán hàng, quản lý tài chính,… về các vấn đề liên quan đến hoạt động bán hàng. Nhiệm vụ của họ là đưa ra các chiến lược, giải pháp cho khách hàng để họ cảm thấy hài lòng khi trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ và trở thành khách hàng thân thiết của doanh nghiệp.

+ Business Relationship Manager: là người chịu trách nhiệm giám sát bộ phận kinh doanh, liên lạc nội bộ, quản lý ngân sách, chi phí. Bên cạnh đó, họ cũng chịu trách nhiệm quản lý và theo dõi quá trình hoạt động của các bộ phận trong doanh nghiệp. Từ đó có thể đảm bảo doanh nghiệp luôn vận hành hiệu quả và duy trì được danh tiếng tốt đẹp trước cộng đồng.

Về cơ bản, tính chất công việc của Customer Relationship Manager và  Business Relationship Manager là như nhau. Do đó, các nhiệm vụ chính của RM thường bao gồm:

- Xây dựng và duy trì các mối quan hệ tích cực giữa doanh nghiệp với khách hàng, đối tác, nhà đầu tư.

- Tạo dựng các mối quan hệ kinh doanh mới.

- Tìm kiếm các cơ hội kinh doanh mới nhằm mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho doanh nghiệp.

- Am hiểu nhu cầu của khách hàng cũng như kỹ năng chăm sóc khách hàng để lên kế hoạch chăm sóc khách hàng hiệu quả.

- Xác định các yếu tố quan trọng trong mối quan hệ với khách hàng và đối tác để có thể xây dựng mối quan hệ lâu dài với họ. Từ đó thúc đẩy họ tiếp tục duy trì hợp đồng.

- Xử lý các khiếu nại của khách hàng nhanh chóng và hợp lý.

- Tiếp cận các khách hàng mục tiêu để tạo dựng và phát triển mối quan hệ với họ.

- Tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp để lên kế hoạch kinh doanh phù hợp.

rm là gì

3- Khó khăn của người làm RM 

Hiện nay, vì những hạn chế về công cụ hỗ trợ mà người làm RM thường phải đối mặt với những khó khăn sau trong quá trình làm việc:

Thứ nhất, không nắm được toàn bộ thông tin về khách hàng

Nguyên nhân là vì sự phân tán dữ liệu và cập nhật thông tin chậm trễ. Trong khi đó, để có thể quản lý quan hệ khách hàng hiệu quả, RM cần nắm bắt đầy đủ thông tin của khách hàng như thông tin liên hệ, số lần giao dịch, thông tin tài khoản, các phản hồi về nhu cầu của khách hàng,… Chính sự thiếu hụt thông tin khiến RM gặp nhiều khó khăn trong việc đưa ra các chiến lược quảng bá, bán hàng.

Thứ hai, không thể khai thác hiệu quả dữ liệu khách hàng

Để có thể tìm kiếm khách hàng mới, RM cần có đầy đủ thông tin cần thiết về khách hàng tiềm năng. Tuy nhiên, sự phân tán thông tin khiến việc giao tiếp kém hiệu quả, bỏ lỡ cơ hội bán hàng. Thậm chí còn có khả năng mất mát thông tin khi có nhân viên nghỉ việc.

Thứ ba, tốn thời gian cho việc xử lý các giấy tờ, thủ tục hành chính

Việc doanh nghiệp vẫn áp dụng phương thức quản lý khách hàng theo cách truyền thống khiến RM tốn kém phần lớn thời gian vào các công việc báo cáo thủ công. Vì vậy, họ không có nhiều thời gian để tập trung vào việc tìm kiếm và thu hút khách hàng.

Thứ tư, không đánh giá được hiệu quả làm việc của nhân viên kinh doanh

Điều này khiến RM gặp khó khăn trong việc phân bổ nguồn lực cũng như khó theo dõi doanh số hiện tại và dự báo doanh số trong tương lai.

Thứ năm, bỏ lỡ nhiều thông tin quan trọng

Nguyên nhân là vì thiếu công cụ ghi nhận và kiểm soát thông tin. Điều này khiến rất nhiều phản hồi của khách hàng bị bỏ sót. Đây là khó khăn mà RM thường xuyên gặp phải khi thực hiện vai trò quản trị mối quan hệ.

Thứ sáu, xử lý các vấn đề của khách hàng một cách rời rạc

Đây là thực trạng đang xảy ra tại hầu hết các doanh nghiệp. Khi xảy ra các sự cố nhân viên không nhận được sự hỗ trợ từ cấp trên mà phải tự mình xử lý. Điều này có thể khiến vấn đề trở nên trầm trọng hơn do sự yếu kém về chuyên môn và kỹ năng nghiệp vụ.

việc làm rm
>>> Câu hỏi phỏng vấn chuyên viên quan hệ khách hàng

4- RM cần khắc phục khó khăn ấy như nào 

Để khắc phục những khó khăn kể trên, RM có thể lưu ý một số điểm sau:

4.1- Điều chỉnh chiến lược RM

Mỗi sản phẩm, dịch vụ sẽ có những đặc điểm khác nhau, nhóm khách hàng khác nhau. Do đó, để nâng cao hiệu quả bán hàng bạn cần dành thời gian nghiên cứu mục tiêu và khách hàng hiện tại của mình, từ đó có chiến lược RM phù hợp cho từng sản phẩm, dịch vụ.

4.2- Tập trung vào nhu cầu của khách hàng

Để có thể đạt hiệu quả cao nhất trong các chiến lược quản trị quan hệ, RM cần đặt nhu cầu của khách hàng lên hàng đầu. Cụ thể, họ cần phân tích cách doanh nghiệp đang đáp ứng nhu cầu của khách hàng, từ đó điều chỉnh kế hoạch quản trị quan hệ cho phù hợp.

4.3- Xây dựng chiến lược khai thác khách hàng tiềm năng

Việc quản trị quan hệ không chỉ dừng lại ở những mối quan hệ hiện tại mà phải bao gồm cả những mối quan hệ tương lai. Tức là RM sẽ phải tìm cách tiếp cận khách hàng tiềm năng qua nhiều kênh khác nhau và nỗ lực mang lại cho họ những trải nghiệm tốt nhất để tạo dựng mối quan hệ gắn kết với họ.

4.4- Nghiên cứu xu hướng thị trường

Phương pháp tốt nhất giúp RM có một hệ thống quản trị quan hệ hiệu quả là thường xuyên cập nhật các thông tin, xu hướng mới nhất về thị trường và ngành. Bằng cách giữ cho hệ thống RM của mình luôn được cập nhật, bạn sẽ có thêm nhiều cơ hội kết nối và tạo dựng các mối quan hệ mới.

tuyển dụng rm
>>> Tất tần tật về vị trí Marketing Manager

4.5- Đảm bảo tất cả mọi người đều hiểu rõ tầm nhìn quản trị quan hệ của doanh nghiệp

Các chiến lược RM sẽ cần sự phối hợp giữa các bộ phận, phòng ban khác nhau trong doanh nghiệp. Vì vậy, các nhà quản trị quan hệ cần đảm bảo mọi người hiểu rõ tầm nhìn chiến lược RM để có thể cung cấp cho khách hàng những trải nghiệm đồng nhất.

4.6- Thấu hiểu tâm lý khách hàng

Thấu hiểu tâm lý khách hàng có thể giúp RM biết khách hàng đang quan tâm đến điều gì ở sản phẩm của doanh nghiệp. Từ đó, họ có thể phân loại khách hàng và phát triển các chiến dịch RM phù hợp cho từng nhóm khách hàng.

4.7- Ứng dụng công nghệ vào việc quản trị quan hệ

RM nên tìm hiểu và áp dụng công nghệ hiện đại vào việc quản trị các mối quan hệ để có thể mang lại hiệu quả kinh doanh lớn hơn cho doanh nghiệp. 

Ví dụ như bạn có thể sử dụng các phần mềm chăm sóc khách hàng để cập nhật, theo dõi và quản lý thông tin khách hàng. Với ưu điểm có thể lưu lại lịch sử các giao dịch và tương tác với khách hàng, các phần mềm này có thể giúp RM tiết kiệm nhiều thời gian, công sức cho việc chăm sóc khách hàng và nắm bắt nhanh các cơ hội bán hàng mới.

Trên đây là một số thông tin về chức năng, nhiệm vụ cùng những khó khăn của nghề RM mà bạn cần biết. Trên thực tế, công việc nào cũng tồn tại những khó khăn. Nhưng chỉ cần bạn có giải pháp phù hợp thì khó khăn sẽ trở thành cơ hội để phát triển xa hơn. Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về một cơ hội việc làm lý tưởng – Relationship Manager. Chúc bạn thành công!
 

Quy trình headhunter

------------------------------------

HRchannels - Headhunter -  Dịch vụ tuyển dụng cao cấp

Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam

Nguồn ảnh: internet


HRchannels

HRchannels

HRchannels là nền tảng tuyển dụng và thu hút nhân sự cấp cao hàng đầu tại Việt Nam. Với hơn 16 năm kinh nghiệm tuyển dụng nhân sự cấp cao. Chúng tôi là công ty headhunter hàng đầu ở Việt Nam.