- 420k
- 1k
- 870
Phỏng vấn vị trí quản lý rất khác biệt so với vị trí nhân viên văn phòng. Người quản lý sẽ giám sát, quản lý, hướng dẫn, định hình và đánh giá nhân viên của mình vào những thời điểm khác nhau. Nếu họ là một quản lý giỏi, họ sẽ có kiến thức đầy đủ về văn hóa doanh nghiệp cũng như tầm nhìn doanh nghiệp trong tương lai.
Những câu hỏi sau có thể giúp xác định các đặc điểm, thông tin, kiến thức và các hành vi để đánh giá ứng viên có phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp bạn hay không.
Câu trả lời của ứng viên sẽ phản ánh họ có thật sự muốn xây dựng một nền văn hóa vững mạnh trong doanh nghiệp hay không. Hay văn hóa doanh nghiệp không phải là sự ưu tiên của họ.
Nếu ứng viên bị bối rối hoặc trả lời chậm, có thể ứng viên đã không dành nhiều thời gian suy nghĩ về vấn đề này. Tuy nhiên, nếu họ trả lời một cách nhanh với một sự say mê thì họ đã góp phần xây dựng một nền văn hóa tích cực, trao quyền cho các thành viên và tự do bày tỏ ý kiến của mình. Điều này rất quan trọng, đặc biệt là khi bạn đang phỏng vấn một vị trí tập trung định hình một nền văn hóa nơi nhân viên được coi là trọng tâm.
Câu hỏi này sẽ giúp xác định những gì thúc đẩy ứng viên cấp cao này trong sự nghiệp của họ, những gì khiến họ hài lòng. Điều này rất hữu ích trong việc đánh giá liệu ứng cử viên có duy trì sự hài lòng trong môi trường cụ thể mà bạn đang đánh giá chúng hay không.
Câu hỏi trên giúp bạn khai thác được người quản lý đã quan tâm đến sự phát triển, thành công, cơ hội cải thiện, cũng như sự đồng cảm với nhân viên như thế nào.
Nói cho tôi biết về một thời điểm khi bạn đặt ra mục tiêu và đạt được nó trong một thời gian hạn chế, ngân sách ít ỏi với ít nhân viên hơn bình thường. Bạn đã vượt qua những thách thức đó như thế nào và kết quả đạt được là gì?
Câu hỏi này giúp xác định những giá trị cốt lõi của người quản lý. Đó là khả năng quản lý, phân bổ và tận dụng những nguồn lực như con người, thời gian và tiền bạc. Nó cũng phản ánh sự linh hoạt của họ trong việc xử lý các tình huống.
Câu hỏi này tức là, bạn đã giúp công ty phát triển như thế nào, giành được thị phần, tăng cơ sở khách hàng, cải thiện khả năng sinh lời ra sao?
Câu hỏi này tiết lộ tác động chính của người quản lý về việc giành được thị phần, cơ sở khách hàng, khả năng cải thiện sinh lời,...
Một lần nữa, điều này nói lên việc quản lý, huấn luyện và tư vấn kỹ năng và khả năng đáp ứng nhu cầu và mục tiêu của các thành viên trong nhóm của họ.
Câu hỏi này sẽ giúp xác định khả năng của người quản lý trong việc thừa nhận sai lầm, và chủ yếu là cách họ phản ứng và học hỏi từ sai lầm, đây là yếu tố bắt buộc cho sự thành công lâu dài.
Câu hỏi này không chỉ cung cấp cái nhìn sâu sắc về kỹ năng cụ thể mà người quản lý đã đạt được trong sự nghiệp của họ, mà còn tiết lộ cách họ kết nối các mục tiêu của mình cũng như những điều này sẽ mang đến giá trị gì cho tổ chức của bạn.
Câu hỏi phỏng vấn vị trí quản lý này sẽ xác định điều gì quan trọng đối với ứng viên. Hãy chú ý xem họ tập trung vào đâu: các nhân viên / nhóm; công ty; bản thân họ; hãy chia đều cho cả ba. Họ có sẵn sàng “xắn tay áo” vào công việc hay thiên về chỉ đạo, hoặc là kết hợp giữa cả hai. Họ có quan tâm xây dựng môi trường làm việc vui vẻ hay không?
Câu hỏi này mang tính trí tuệ để tiết lộ khả năng sáng tạo và giá trị cốt lõi của họ. Ví dụ, ngoài tư cách nhà cung cấp dịch vụ tiện ích, công ty tuyển dụng mong muốn thâm nhập sâu hơn vào cộng đồng. Nếu ứng viên có thể chia sẻ những câu chuyện về mở rộng tầm nhìn và sự hiện diện của công ty dưới dạng một loại dịch vụ cộng đồng thì điều đó cho thấy họ có thể đáp ứng mong muốn của công ty.
Công nghệ ngày càng phát triển ngày nay, bao gồm trí tuệ nhân tạo, phương tiện truyền thông xã hội, v.v., điều quan trọng là đánh giá các điểm tương tác của người quản lý trong lĩnh vực này.
Nguồn ảnh: Internet
Lược dịch từ Glassdoor.com
Tham khảo thêm những thông tin định hướng nghề nghiệp do HRchannels chia sẻ tại đây Định hướng nghề nghiệp.