- 420k
- 1k
- 870
Nhân viên kinh doanh bán hàng đã áp lực, trưởng phòng bán hàng còn áp lực gấp bội, bởi lẽ, họ chịu trách nhiệm cả việc chuyên môn và quản lý. Để thấu hiểu hơn những trọng trách mà vị trí quản lý cao cấp này đang phải gánh vác, HRchannels sẽ dành trọn bài viết hôm nay nói về những áp lực đối với trưởng phòng bán hàng.
Trưởng phòng bán hàng là người chịu trách nhiệm trong việc quản lý, lãnh đạo, điều phối, hướng dẫn đội ngũ nhân viên bán hàng trong một tổ chức kinh doanh. Mọi khía cạnh liên quan đến:
Xây dựng mục tiêu bán hàng
Thiết lập thang đo đánh giá hiệu suất bán hàng của cá nhân và tập thể
Triển khai kế hoạch bán hàng đã được phê duyệt.
Phân tích dữ liệu mọi khía cạnh liên quan đến hiệu quả và hướng cải thiện hoạt động bán hàng
Kiểm tra, giám sát, chỉ đạo, đào tạo nhân viên bán hàng
Phân bổ nhân lực bán hàng theo chi nhánh, khu vực, vùng miền
Đề xuất, tư vấn cho ban giám đốc những hướng phát triển bán hàng hiệu quả
Tuyển dụng, sa thải, đề bạt, thuyên chuyển nhân sự phòng bán hàng…
đều có sự tham gia trực tiếp hoặc chỉ đạo thực hiện từ trưởng phòng bán hàng.
► ► Xem thêm: Trưởng phòng bán hàng là gì? Tất tần tật về Trưởng phòng bán hàng
Mỗi nhiệm vụ luôn ẩn chứa những áp lực đặt lên vai trưởng phòng bán hàng mỗi ngày
Doanh thu bán hàng tuần, tháng, quý, năm xoay vòng liên tục trong đầu của trưởng phòng bán hàng. Thị trường cạnh tranh ngày một gay gắt, sản phẩm thay thế cũng không ngừng nở rộ, công việc chiếm lĩnh thị phần ngày một khó khăn hơn nhưng chỉ tiêu doanh số bán hàng thì không ngừng tăng lên.
Nếu doanh nghiệp của bạn ở vị trí đầu ngành, không khó bán hàng nhưng doanh số bán hàng sẽ tăng, thậm chí yêu cầu tăng mạnh, gây áp lực lớn cho trưởng phòng bán hàng.
Yêu cầu doanh nghiệp đặt ra cho trưởng phòng bán hàng không chỉ nằm ở doanh thu, mà còn ở lợi nhuận. Như chúng ta biết, việc mở rộng mạng lưới nhân viên, chi nhánh bán hàng có thể giúp tăng doanh thu nhanh chóng, nhưng cùng với đó, chi phí cũng đội lên rất nhanh. Kết quả thậm chí lợi nhuận còn thấp hơn trước khi mở rộng. Do vậy, cân đối ngân sách thu chi, đảm bảo mang lại lợi nhuận như mong muốn là cả một vấn đề.
Nhân viên bán hàng chính là đại diện hình ảnh cho thương hiệu, một khi nhân viên không nghiêm khắc thực hiện các quy định bán hàng, quy định giao tiếp khách hàng… hình ảnh doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Chính vì vậy, công tác đào tạo nhân viên bán hàng chuẩn được xem là trách nhiệm chính của trưởng phòng bán hàng. Với những doanh nghiệp lớn, hệ thống chi nhánh rộng khắp, việc đào tạo được phân bổ về cho các trưởng chi nhánh, nhưng chất lượng đều phải do trưởng phòng bán hàng chịu trách nhiệm trước ban lãnh đạo.
Bên cạnh việc đào tạo nhân viên bán hàng, trưởng phòng bán hàng còn phải phối hợp cùng những phòng ban khác, trong việc :
Cải tiến mẫu mã, chất lượng sản phẩm
Đảm bảo đơn hàng hoàn thành đáp ứng đúng chuẩn những yêu cầu từ khách hàng
Vận chuyển hàng hóa đến tay người tiêu dùng nhanh, an toàn
Những chính sách khuyến mãi, chiết khấu hiệu quả…
Tất cả đều phải linh hoạt, sáng tạo và mang tính khả thi cạnh tranh cao, qua đó, góp phần nâng cao thương hiệu nhà sản xuất trên thị trường, tạo thuận lợi cho việc nhận biết thương hiệu, dễ dàng tiêu thụ sản phẩm trong tương lai.
► ► Có thể bạn quan tâm: Vai trò của Trưởng phòng bán hàng
Trách nhiệm giải quyết ban đầu được ủy thác về cho các trưởng chi nhánh, trưởng nhóm bán hàng. Đối với những sự việc có tính chất phức tạp, ảnh hưởng lớn đến thương hiệu doanh nghiệp, trưởng phòng bán hàng phải trực tiếp thực hiện.
Do vậy, những khiếu nại của khách hàng cần đến trưởng phòng bán hàng đều là những “ca khó”, đòi hỏi linh hoạt vận dụng nhiều kỹ năng để giải quyết, phải đảm bảo:
Dung hòa lợi ích của khách hàng và doanh nghiệp
Ngăn chặn hiệu ứng lan truyền thông tin tiêu cực liên quan đến hình ảnh doanh nghiệp.
Giải quyết nhanh chóng, hiệu quả cho khách hàng trước, không để bị mất khách hàng.
Điều tra, phân tích trách nhiệm các bên liên quan trong nội bộ doanh nghiệp để xử lý sau đó.
Đã làm việc tại phòng bán hàng, dù là vị trí trưởng phòng, bạn cũng không thể ở trong văn phòng suốt 8 tiếng như nhiều ngành nghề khác. Việc thường xuyên di chuyển để
Kiểm tra giám sát các chi nhánh
Tập huấn đào tạo cho nhân viên
Tuyển dụng nhân sự tại các khu vực
Giải quyết các vụ khiếu kiện lớn
Gặp gỡ, chăm sóc các khách hàng lớn tại khắp các vùng miền
Tìm hiểu thị trường, mở rộng hướng phát triển hệ thống bán hàng…
Buộc trưởng phòng bán hàng phải xa nhà nhiều ngày liền và nhiều đợt trong năm. Vì vậy, việc cân bằng giữa cuộc sống riêng và công việc ít nhiều sẽ có những xung đột, áp lực.
► ► Bạn xem thêm: Tuyển dụng Trưởng phòng bán hàng mới nhất
Bán hàng là một bộ môn nghệ thuật và bất kỳ môn nghệ thuật nào cũng đòi hỏi sự sáng tạo không ngừng. Cùng một sản phẩm, cùng một chiêu thức bán hàng, trưởng phòng bán hàng cũng phải nghĩ ra cách áp dụng khác nhau, có như vậy mới kích thích được thị hiếu mua sắm của người tiêu dùng.
Sự sáng tạo đòi hỏi vốn kiến thức và nguồn năng lượng linh hoạt dồi dào từ não bộ, tuy nhiên, con người là một sinh vật có giới hạn, ít ra là trong một giai đoạn nào đó nên việc ép bản thân phải sáng tạo phương cách mới, hiệu quả cao hơn luôn đặt ra những áp lực không nhỏ.
Trên đây chỉ là 7 áp lực nặng nhất và thường xuyên xuất hiện nhất trong số những áp lực đối với trưởng phòng bán hàng. Để trở thành một trưởng phòng bán hàng giỏi, ngoài việc nhận thức những áp lực mà HRchannels chia sẻ trên đây, ứng viên còn phải tìm cho mình giải pháp để giải tỏa những áp lực này. Nội dung này sẽ được HRchannels chia sẻ trong loạt bài tiếp theo.
---------------------------------------------------------
HRchannels - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: www.hrchannels.com
Địa chỉ: Tầng 12A.3, Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet