maro-news
Image
maro-news
Follow US:
Quick Search
KIẾN THỨC

Nhân viên SEO: Công việc và cơ hội nghề nghiệp của SEOer

Nhân viên SEO: Công việc và cơ hội nghề nghiệp của SEOer

Chỉ cần nhập từ khóa “Tuyển dụng SEO”, bạn sẽ tìm thấy hàng trăm tin tuyển dụng ở tất cả các trang web tuyển dụng trực tuyến. Điều này cho thấy, trong thời đại cạnh tranh bằng công nghệ kỹ thuật số, nhu cầu tuyển dụng Nhân viên SEO đang rất “hot”. Tuyệt đối không thể bỏ qua cơ hội công việc mang xu hướng thời đại này, vì vậy, Ms. Uptalent đã ở đây và sắp gửi đến bạn một bài viết chia sẻ tất tần tật từ công việc đến cơ hội nghề nghiệp của SEOer.

MỤC LỤC:
1. SEO là gì?
2. Nhiệm vụ nhân viên SEO thực hiện mỗi ngày
3. Con đường trở thành nhân viên SEO thành công
4. Mặt bằng lương của nhân viên SEO hiện nay
5. Mở rộng hành trình sự nghiệp từ vai trò nhân viên SEO

Tuyển dụng nhân sự cấp cao

1. SEO là gì? 

SEO – viết tắt của Search Engine Optimization – tạm dịch Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Người đảm nhận công việc SEO được gọi là SEOer

Vai trò của một SEOer luôn gắn liền với mục tiêu nâng cao thứ hạng tìm kiếm của doanh nghiệp trên toàn hệ thống mạng, cụ thể, họ sẽ phụ trách xác định các chiến lược, chiến thuật liên quan đến tìm kiếm thông tin trên mạng Internet để tìm ra phương thức giúp trang web, fanpage, mạng xã hội… của doanh nghiệp cải thiện thứ hạng trên danh sách tìm kiếm của khách hàng.

Thứ hạng càng cao, cơ hội được khách hàng nhấp chọn vào link và tìm hiểu về doanh nghiệp càng lớn. Đây chính là yếu tố quan trọng góp phần tăng doanh số, mở rộng thị phần, xây dựng danh sách khách hàng tiềm năng lâu dài cho tổ chức. Có thể nói, thời đại Marketing kỹ thuật số mà không có sự hiện diện của nhân viên SEO thì năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp không thể cải thiện.

2. Nhiệm vụ nhân viên SEO thực hiện mỗi ngày 

Mục tiêu chính thì chỉ có một nhưng để đạt được mục tiêu này là cả một chuỗi các hoạt động liên kết chặt chẽ. Bạn có muốn biết đó là gì không? Ms. Uptalent sẽ bật mí ngay đây:

2.1. Nghiên cứu từ khóa

“Từ khóa” ở đây hiểu đơn giản là những từ hoặc cụm từ mà khách hàng thường sử dụng nhất khi muốn tìm kiếm thông tin. Nhân viên SEO sẽ dựa trên đặc thù của doanh nghiệp (ngành hàng, dòng sản phẩm, tính năng sản phẩm…) để nghiên cứu xem những khách hàng tiềm năng của tổ chức đang sử dụng những cụm từ tìm kiếm nào, từ đó định hướng cho đội ngũ sáng tạo nội dung (Content) viết bài theo chủ đề tương ứng từ khóa đó.

Nhân viên SEO

>>> Xem thêm: SEO là gì? Tầm quan trọng của SEO với doanh nghiệp

2.2. Xây dựng cấu trúc website doanh nghiệp

Thường xuyên cập nhật và cải tiến cấu trúc trang web của doanh nghiệp, chú trọng nâng cấp các tính năng như:

  • Những việc làm hấp dẫn

    SEO SPECIALIST

    Hồ Chí Minh Tiếp thị/ Thương hiệu

    Trưởng Phòng Marketing (Giáo Dục)

    Hà nội, Bắc Ninh, Hưng Yên Giáo dục/Đào tạo/Thư viện , Quảng cáo/Khuyến mãi/PR, Tiếp thị/ Thương hiệu

    Quản Lý Kênh Youtube (Truyền Hình)

    Hồ Chí Minh, Bình Dương , Đồng Nai Báo chí/ Truyền hình, Quảng cáo/Khuyến mãi/PR, Tiếp thị/ Thương hiệu

    Nhân Viên Marketing (Tiếng Trung)

    Hà nội, Bắc Ninh, Hưng Yên Tiếp thị/ Thương hiệu , Thương Mại Điện Tử

    Brand Manager (FMCG)

    Hà nội, Bắc Ninh, Hưng Yên Bán hàng Tiêu dùng nhanh, Mỹ phẩm/ Thời trang/ Hàng Cao cấp, Quảng cáo/Khuyến mãi/PR

    Backlink Profile (hồ sơ liên kết ngược) xây dựng siêu liên kết, nâng cao điểm chất lượng cho website.

  • Hệ thống thu thập thông tin web, truy vấn, trích lọc các thông tin tìm kiếm mà người dùng đã thực hiện khi truy cập vào trang web

  • SEO On-page để tối ưu hóa trải nghiệm của người dùng khi tìm kiếm hoặc khai thác thông tin từ trang web doanh nghiệp.

2.3. Khai thác Backlink

Cập nhật, khai thác backlink chất lượng từ các trang web hoặc các tổ chức có mối liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của donah nghiệp hoặc nội dung của bài viết SEO mà doanh nghiệp hướng đến.

2.4. Tạo nội dung mở màn cuốn hút

Đó có thể là các đoạn mô tả ngắn (Meta Description) hoặc Tiêu đề sẽ hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm. Để thôi thúc khách hàng nhấn vào link của doanh nghiệp thay vì những link của đối thủ thì phần nội dung mở màn súc tích này phải được chăm chút kỹ lưỡng.

2.5. Lập trình tối ưu trang web

Sử dụng thẻ HTML, thẻ canonical, Alt Text… để các công cụ hỗ trợ tìm kiếm (Google, FireFox, Cốc cốc…) hiểu nội dung nhanh hơn, tốt hơn, dễ lựa chọn nội dung của web khi sàng lọc thông tin cho người tìm kiếm.

2.6. Nâng cao chất lượng truy cập

Thiết kế giao diện đơn giản cùng tốc độ điều hướng nội dung nhanh, nhân viên SEO phải trực tiếp trải nghiệm web và đề xuất những cải tiến chất lượng truy cập, tạo sự thoải mái nhất cho khách hàng khi tìm kiếm thông tin.

Nhiệm vụ nhân viên SEO

2.7. Thu thập dữ liệu, thiết lập báo cáo

Các số liệu liên quan đến kết quả tối ưu hóa công cụ tìm kiếm như:

  • Thứ hạng tìm kiếm khi doanh nghiệp phải trả tiền / không phải trả tiền

  • Lưu lượng truy cập khi phải trả tiền / không phải trả tiền

  • Tỷ lệ người xem nhấp chọn link web (CTR)

  • Tỷ lệ người xem thoát link web sau khi truy cập…

Tất cả đều sẽ được SEOer theo dõi và thu thập làm dữ liệu phân tích báo cáo định kỳ.

2.8. Đề xuất cải tiến chất lượng SEO

Liên tục cập nhật những cải tiến, đổi mới trong thuật toán tìm kiếm, đề xuất đầu tư thay đổi cách thức tối ưu SEO cho ban lãnh đạo, đảm bảo trang web doanh nghiệp và những nội dung trình bày đạt tiêu chuẩn tìm kiếm tốt nhất trong từng giai đoạn.

3. Con đường trở thành nhân viên SEO thành công 

Lựa chọn một nghề nghiệp ai ai cũng muốn gắn bó lâu dài và thành công cùng nó, cho nên, phần này có lẽ là nội dung mà các bạn ứng viên đang mong chờ nhất phải không nào. Mặc dù ngành SEO chú trọng đến thực lực nhưng để có thực lực thì nền tảng kiến thức, kỹ năng vẫn là yếu tố cốt lõi:

3.1. Chủ động tìm hiểu về ngành SEO

Khách quan đánh giá khả năng và niềm đam mê với tính chất công việc SEO là yếu tố đầu tiên bạn nên làm. Vì sao ư? Vì qua đó, bạn sẽ khách quan nhận định xem liệu mình có thật sự phù hợp với công việc không, hay chỉ là những yêu thích nhất thời vì thấy ngành đang “hot”, vì thấy liên quan đến công nghệ kỹ thuật số.

Bạn có thể tìm đọc kiến thức chia sẻ trên mạng, tham gia diễn đàn SEO trên hội nhóm Facebook để tham khảo ý kiến của SEO đang làm việc trong nhiều ngành nghề khác nhau. Có kiến thức nền tảng về ngành SEO cũng giúp bạn thuận lợi định hướng con đường phát triển cho riêng mình.

Con đường trở thành nhân viên SEO

>>> Quan tâm thêm: Cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực SEO (Search Engine Optimization)

3.2. Tham gia khóa học SEO

Nếu bạn định hướng nghề SEO từ sớm thì Ms. Uptalent khuyên bạn nên chọn học những chuyên ngành công nghệ thông tin, Digital Marketing để sở hữu một bằng cử nhân đúng chuyên môn sẽ tốt cho cơ hội thăng tiến sau này hơn.

Trường hợp điều kiện không thuận lợi để theo khóa học dài hạn, bạn vẫn có thể trở thành chuyên viên SEO thông qua các khóa đào tạo ngắn hạn nhưng có độ chuyên sâu cao về SEO ở các trung tâm dạy online hoặc offline. Tên gọi của những khóa học phù hợp:

  • Đào tạo SEO chuyên nghiệp

  • Digital Marketing thực chiến

  • SEO thực hành chuẩn quốc tế

  • Chứng chỉ Google Analyst, Google Adworks…

3.3. Trải nghiệm nhiệm vụ SEO

Trong lúc đang học về SEO, bạn đã có thể trải nghiệm một phần nhỏ nhiệm vụ của một nhân viên SEO rồi đấy. Chẳng hạn như việc đăng ký làm cộng tác viên viết content SEO web, cộng tác viên thiết kế web chuẩn SEO…

Khi vừa tốt nghiệp, bạn đã có trong tay một lượng kinh nghiệm kha khá giúp cho việc ghi điểm với nhà tuyển dụng trở nên dễ dàng hơn. Bạn cũng có thể dùng những kiến thức làm cộng tác viên để sở hữu một bài luận tốt nghiệp chất lượng, nâng tầm giá trị năng lực nữa đấy.

3.4. Cập nhật thuật toán SEO thường xuyên

Dù đã được tuyển dụng vào làm nhân viên SEO toàn thời gian, bạn cũng đừng lơ là việc học tập nhé. Vì bạn biết rồi đấy, công nghệ cải tiến liên tục, kỹ thuật SEO một khi đã được áp dụng quá phổ biến thì không còn nhiều giá trị cạnh tranh nữa, lúc này, các trang web tìm kiếm sẽ nâng dần thuật toán của họ lên, đòi hỏi mọi SEOer toàn thế giới phải nhanh chóng “đu theo” để đảm bảo hiệu quả công việc với doanh nghiệp.

Nói về những cải tiến thuật toán thì không đâu cập nhật nhanh bằng các trang tin về SEO của quốc tế, điển hình là các đường link sau:

  • Searchenginejournal.com

  • Semrush.com/blog

  • Yoast.com/seo-blog

  • Searchengineland.com

  • Backlinko.com

Tất cả đều bằng tiếng Anh, nhưng không sao, Google đã tích hợp công cụ hỗ trợ dịch sang tiếng Việt ngay trên giao diện trang luôn, rất thuận lợi tra cứu và cập nhật.

Lương nhân viên SEO

3.5. Thực hành liên tục, đam mê tìm tòi học hỏi

SEO là ngành thiên về thực hành nên chỉ nghe, chỉ đọc, chỉ tưởng tượng thôi thì không thể gặt hái thành công sự nghiệp được. Mọi kiến thức cập nhật đều phải đưa vào thực tế, áp dụng vào web của doanh nghiệp hoặc một web cá nhân của riêng bạn để kiểm nghiệm cái hay, cái chưa hay của kỹ thuật cải tiến đó.

Trong thâm tâm bạn phải luôn nghĩ bản thân có thể “làm tốt và làm tốt hơn nữa”, và tin rằng có cách giúp bạn thực hiện suy nghĩ này. Khi đối mặt vấn đề, hãy tập thói quen đặt câu hỏi để khám phá cái mới:

  • Vấn đề gì đang xảy ra vậy?

  • Tại sao vấn đề này lại xảy ra?

  • Nên làm gì với vấn đề này?

3.6. Trau dồi kỹ năng giao tiếp và thích ứng nhanh

Nhân viên SEO sẽ phải làm việc cùng nhiều bên khác nhau (khách hàng, đồng nghiệp, quản lý…) để trao đổi ý tưởng, lên phương án SEO và triển khai chiến lược một cách hoàn hảo. Do đó, dù làm công việc kỹ thuật nhưng không phải ngày ngày bạn chỉ đối mặt với máy vi tính đâu, tần suất bạn phải giao tiếp công việc với mọi người xung quanh rất thường xuyên, cho nên, trau dồi kỹ năng giao tiếp hòa nhã, súc tích, tự tin sẽ rất hữu dụng.

4. Mặt bằng lương của nhân viên SEO hiện nay 

Nhiệm vụ là vậy, yêu cầu công việc là thế, vậy còn mức lương của nhân viên SEO hiện nay ở mức nào? Nhìn chung, mặt bằng lương của nhân viên SEO tại Việt Nam ở mức khá, chênh lệch cao thấp sẽ tùy thuộc số lượng nhiệm vụ, chỉ tiêu hoàn thành và mặt hàng mà doanh nghiệp kinh doanh.

Cụ thể, theo thống kê từ trang tuyển dụng trực tuyến Vietnamworks, lương của cấp bậc nhân viên SEO dao động trong khoảng 482 – 594 USD / tháng, tương đương 11 – 14 triệu đồng / tháng. Một số doanh nghiệp còn có khoản thưởng KPI, thưởng vượt chỉ tiêu rất hấp dẫn.

5. Mở rộng hành trình sự nghiệp từ vai trò nhân viên SEO 

Khi doanh nghiệp dựa vào lưu lượng tìm kiếm (đặc biệt là gói không trả tiền) để tìm khách hàng tiềm năng thì vai trò của nhân viên SEO không chỉ là tối ưu công cụ tìm kiếm nữa, mà còn góp phần vào công tác tối ưu tài chính cho doanh nghiệp. Vai trò nhân viên SEO được nâng tầm, đồng nghĩa cơ hội thăng tiến lên các vị trí quản lý SEO, quản lý Marketing cũng nằm trong tầm tay.

Xu hướng tiếp cận khách hàng, thu hút thị phần thông qua mạng Internet đã và đang chiếm ưu thế. Sự tiện lợi có đó, nhưng mức độ cạnh tranh cũng tăng cao, vì vậy, nhân viên SEO đã trở thành vị trí không thể thiếu tại phòng ban Marketing của đại đa số doanh nghiệp. Nhu cầu tuyển dụng cao, mức lương tốt, phạm vi ứng tuyển đa ngành nghề… chính là những ưu điểm lớn Ms. Uptalent muốn nhấn mạnh khi định hướng các bạn ứng viên lựa chọn vị trí này.

 Dịch vụ headhunting - Săn đầu người

------------------------------------

HRchannels - Headhunter -  Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam 

Nguồn ảnh: internet


HRchannels

HRchannels

HRchannels là nền tảng tuyển dụng và thu hút nhân sự cấp cao hàng đầu tại Việt Nam. Với hơn 16 năm kinh nghiệm tuyển dụng nhân sự cấp cao. Chúng tôi là công ty headhunter hàng đầu ở Việt Nam.