- 420k
- 1k
- 870
Tìm hiểu tố chất của một Trợ lý Giám đốc khiến bạn thêm tin tưởng vào sự lựa chọn của bản thân mình trên hành trình của một Trợ lý Giám đốc, đồng thời gia tăng niềm tin chiến thắng trong cuộc cạnh tranh khốc liệt cùng các đối thủ tại vòng loại vị trí Assistant Manager.
Để tìm hiểu chi tiết, bạn đọc hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây của HRchannels về những tố chất mà nhà tuyển dụng mong muốn tại vị trí Trợ lý Giám đốc nhé.
Ứng tuyển Trợ lý Giám đốc đồng nghĩa với việc bạn là người giỏi chịu đựng sự cô đơn và yêu thích các giá trị khác biệt.
Trợ lý Giám đốc hay Assistant Manager là người có khả năng độc lập trong xử lý tình huống phát sinh về lịch trình của Giám đốc, hay thay mặt Giám đốc phát biểu trước cuộc họp, hẹn lịch gặp mặt với đối tác, phiên dịch cuộc họp hay buổi hội thảo,...
Từ đó có thể thấy khả năng xử lý thông tin, giải quyết vấn đề nhanh nhạy, tư duy linh hoạt và năng lực quyết đoán mà vị trí Trợ lý Giám đốc luôn cầu thị. Hãy chứng minh tất cả cho nhà tuyển dụng thấy để luôn có được sự yêu tin từ Giám đốc, Ban lãnh đạo và toàn thể nhân viên trong công ty khi đã trở thành đương kim Trợ lý Giám đốc nhé.
Trợ lý Giám đốc là người được mệnh danh là “hoa hậu thân thiện”. Chính vì vậy, giống như Thư ký giám đốc, Trợ lý Giám đốc cần là người có ngoại hình nổi bật và khéo ăn khéo nói, là trang sức quý giá làm tăng sự tin cậy và thán phục của đối tác, bạn hàng trong các cuộc họp/ cuộc đàm phán khiến việc ký kết hợp đồng diễn ra thuận lợi và mở rộng các mối quan hệ hợp tác song phương và đa phương có lợi cho tổ chức.
>>> Xem thêm: Trợ lý giám đốc là gì? Tất tần tật về vị trí hỗ trợ Giám đốc
Dù phần lớn thời gian, Trợ lý Giám đốc phải làm việc độc lập nhưng một phần việc cũng rất đỗi quan trọng chính là làm việc với các thành viên trong Phòng ban mà ông chủ của mình cai quản.
Từ đó, sứ mệnh của Trợ lý Giám đốc là người kết nối thành viên trong toàn nhóm. Chính vì vậy, sự thân thiện sẽ giúp cho bạn phá tan khoảng cách xa lạ với đồng nghiệp và chất lượng làm việc nhóm sẽ được cải thiện hơn.
Tựu chung lại, sự thân thiện luôn quan trọng trong các mối quan hệ, đặc biệt là công việc của một Assistant Manager, cây cầu nối giữa Giám đốc với nhân viên bộ phận và đối với các đối tác, bạn hàng.
Bên cạnh việc sở hữu trái tim kiên định của loài sói cô đơn, ngọn lửa cháy bỏng của tinh thần tập thể, Trợ lý Giám đốc cần là người công tư phân minh. Họ phải phản ánh kết quả làm việc của Phòng ban mà Giám đốc phụ trách. Chính vì vậy, Trợ lý Giám đốc càng không phải là người để tình cảm cá nhân xen vào làm ảnh hưởng đến công việc chung.
Thay vì sợ đồng nghiệp giận hay tỏ thái độ không đồng tình, bạn cũng nên đưa ra những góp ý chân thành để nhân viên trong Phòng ban khắc phục những nhược điểm và làm việc hiệu quả hơn. Đặc biệt hơn, không phải vì sếp to hơn nên bạn cũng không dám góp ý mà khi thấy sếp đưa ra những quyết định thiếu cân nhắc, bạn cũng nên lựa thời điểm và tâm trạng của sếp để bày tỏ ý kiến để hai bên hiểu nhau hơn.
Làm việc trực tiếp với Giám đốc, người Trợ lý dường như đã thông tỏ những bí mật kinh doanh, những tài liệu – văn thư quan trọng, lịch ký hợp đồng với đối tác,... Vì vậy, nếu vi phạm thỏa thuận bảo mật thông tin, Giám đốc và công ty sẽ rơi vào bờ vực thẳm của sự phá sản và bạn sẽ mang về cho mình một vết nhơ trong sự nghiệp của một Trợ lý Giám đốc “hai mang”.
Có thể coi, sự trung thành và “chữ Tín” chính là thứ mà doanh nghiệp đang cầu thị ở một Trợ lý Giám đốc tương lai. Hãy trở thành một kẻ đáng tin và đừng bao giờ đánh mất danh dự, nhân phẩm của mình chỉ vì lợi ích trước mắt bạn nhé.
>>> Xem thêm: 8 Câu hỏi phỏng vấn vị trí Trợ lý Giám đốc phổ biến nhất
Không chỉ am hiểu về lĩnh vực chuyên môn, Trợ lý Giám đốc hay Assistant còn nên là một kẻ “đa tài đa nghệ”, thành thạo kiến thức của nhiều lĩnh vực như Luật, Bảo hiểm, Tài chính, Kế toán... để có thể được cất nhắc lên vị trí cao hơn và hỗ trợ cho doanh nghiệp trong khả năng tối đa.
Đồng thời, một Trợ lý Giám đốc giỏi cần là một cây xương rồng, luôn mạnh mẽ thích nghi dù hoàn cảnh có khắc nghiệt tới đâu. Đặc biệt, trong bức tranh kinh doanh đầy cạnh tranh, để đáp ứng được các nhu cầu đa dạng của khách hàng, Trợ lý Giám đốc cần phải “có máu kinh doanh”.
Bạn thử nghĩ mà xem, một ngày Giám đốc phải tốn biết bao nơ – ron thần kinh để nghĩ ra những chiêu kinh doanh “đốn tim” khách hàng, nếu bạn tham mưu được cho ông ta cách để “gãi đúng chỗ ngứa” của khách hàng và sử dụng nguồn tiền hiệu quả thì bạn sẽ trở thành viên ngọc quý của ông chủ bạn đó.
Trợ lý Giám đốc cũng cần là người gây ảnh hưởng, là người có khả năng nổi bật giữa đám đông bởi khiếu hài hước, đàn hay hát giỏi, khả năng lái xe, thậm chí là khả năng đa ngôn ngữ,... Nhiều tài lẻ khiến bạn không chỉ trở thành một nhân viên hoàn hảo trong mắt sếp mà còn trở thành người là đối tác tin cậy, là chỗ dựa, là nơi bầu bạn tâm giao của sếp cũng như của các thành viên trong doanh nghiệp.
Trên đây là bật mí của HRchannels về những tố chất mà nhà tuyển dụng tìm kiếm tại vị trí Trợ lý Giám đốc. Hy vọng bài viết trên đây sẽ trở thành hành trang cần thiết cho lộ trình thành công của Trợ lý Giám đốc.
Nếu bạn đọc có bất cứ góp ý hay câu hỏi nào cần HRchannels giải đáp thì hãy trực tiếp liên hệ tới số hotline hoặc ghé thăm văn phòng HRchannels – Công ty giải pháp nhân sự uy tín hàng đầu Việt Nam để “rinh” trọn bộ bí kíp ứng tuyển thành công vị trí Trợ lý Giám đốc nhé.
>>> Có thể bạn sẽ quan tâm: Trợ lý Giám đốc và Trợ lý Giám đốc điều hành khác nhau điều gì?
------------------------------------
HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet
Hình ảnh: minh họa