- 420k
- 1k
- 870
Hai khái nhiệm quản lý và lãnh đạo thường bị nhầm lẫn với nhau, tuy nhiên nó có một số điểm khác nhau. Nếu bạn đang là một trưởng phòng hay làm việc tại một vị trí quản lý thì bài viết này dành cho bạn.
Gần đây tôi có nói chuyện với một người bạn về câu hỏi mà cả hai chúng tôi đều nghĩ rằng chúng tôi đều biết câu trả lời, đó là sự khác biệt giữa vị trí lãnh đạo và quản lý.
Đây là một câu hỏi khá rõ ràng. Nhìn chung, bạn có thể phân biệt một cách đơn giản là vị trí quản lý sẽ thực hiện quản lý nhân viên, tuyển dụng nhân sự trong khi vị trí lãnh đạo sẽ quản lý chính người quản lý. Về cơ bản, điều này hoàn toàn đúng.
Nhưng ngoài điều đó ra thì hai vị trí này cũng có nhiều điểm khác nhau. Trình độ chuyên môn thế nào sẽ quyết định ai đó trở thành một người quản lý? Những kỹ năng và kinh nghiệm như thế nào thì có thể bước lên vị trí quản lý?
Nhận định được điều này thường khó khăn hơn. Bản thân tôi cũng giống như khá nhiều người khác, đã đạt đến một giai đoạn nhất định trong sự nghiệp và đang hướng tới mục tiêu từ vị trí quản lý lên lãnh đạo. Chúng giống như trò chơi điện tử, bạn sẽ được thăng cấp khi bạn thu thập đủ XP- Experience (kinh nghiệm).
Xem thêm >>> Leader là gì? Trở thành một Leader xuất sắc cần những gì?
Gần đây, tôi đã phân tích sự khác biệt giữa vị trí lãnh đạo và quản lý. Bản thân tôi nhận ra rằng ngoài thâm niên và mức lương, chúng còn có rất nhiều điểm khác nhau về kỳ vọng, tư duy và kỹ năng. Trên thực tế, có rất nhiều nhà quản lý không bao giờ có được những kỹ năng đó, trong khi những người khác lại dễ dàng đạt được điều đó trong nháy mắt.
Hầu hết chúng ta đều trải qua giai đoạn tư duy như một người quản lý và phát triển tầm nhìn của mình cũng như thay đổi lối tư duy trước khi bạn trở thành nhà lãnh đạo.
Bản chất cốt lõi của vấn đề là, chức danh đã nói lên vai trò của từng vị trí. Một người quản lý sẽ quản lý công việc trong khi lãnh đạo tiến hành chỉ đạo công việc. Nó giống như sự khác biệt vô cùng tinh tế giữa “chiến thuật” và “chiến lược”. Một nhà lãnh đạo sẽ chỉ đạo nhân viên mình đi đâu trong khi một quản lý sẽ hướng họ đi đúng theo hướng đó. Người lãnh đạo là người sở hữu bản đồ, còn người quản lý là người điều khiển các toa xe.
Lí do một quản lý có thể mất rất nhiều thời gian để trở thành giám đốc là bởi vì việc chỉ đạo đòi hỏi sự khôn ngoan, kinh nghiệm để xây dựng kế hoạch thay vì chỉ là kỹ năng thực hiện kế hoạch đó.
Có thể bạn quan tâm >>> Lãnh đạo là gì? Tố chất, vai trò, phong cách của người lãnh đạo giỏi
Rất nhiều người sẽ đồng ý rằng yếu tố cốt lõi của lãnh đạo là tầm nhìn – sự định hướng cho công ty/tổ chức. Nếu như lãnh đạo cấp cao của tổ chức đó đưa ra tầm nhìn và họ muốn đạt được những điều này thì người quản lý điều hành sẽ là những người phải nghĩ ra kế hoạch để đạt được nó. Sau đó, chỉ đạo người quản lý thực hiện kế hoạch dựa trên lộ trình họ đã đưa ra.
Vì vậy, vào cuối ngày, kết quả sẽ thể hiện sự khác biệt lớn giữa lãnh đạo và quản lý. Là một người quản lý, bạn được giao bản lộ trình, công việc của bạn sẽ là tập hợp đội nhóm và quản lý họ làm những nhiệm vụ cần thiết để tuân theo kế hoạch đã đề ra. Nhà lãnh đạo có vai trò khó khăn hơn – xây dựng kế hoạch ngay từ ban đầu.
Và để làm được điều đó, bạn sẽ cần rất nhiều kỹ năng và kinh nghiệm mà một người quản lý có thể chưa có. Đó là những hiểu biết về những gì mình có thể đạt được và những tài nguyên có thể được sử dụng để thực hiện điều đó tốt nhất. Nhưng ngoài những kỹ năng này, sự khác biệt giữa nhà lãnh đạo và quản lý còn ở việc lãnh đạo có một tư duy rất khác người quản lý.
Người quản lý bắt buộc phải tuân theo kế hoạch nhưng họ không bắt buộc phải chịu trách nhiệm. Ngược lại, một lãnh đạo phải giải trình cho quá trình lãnh đạo của họ cho ban giám đốc, quản lý và các nhân viên, những người có quyền được biết kế hoạch này là tốt nhất.
Nếu trong quá trình thực thi có bất kỳ vấn đề gì phát sinh, nhà lãnh đạo cần có sức mạnh và niềm tin để tiếp tục – bất chấp những tranh luận từ những người khác. Và quan trọng hơn, nếu những lập luận của họ có lý, lãnh đạo cần có sự khôn ngoan và tỉnh táo để biết liệu kế hoạch của họ có đúng đắn hay cần thay đổi, điều chỉnh gì hay không.
Nếu bạn cần tìm kiếm việc làm và định hướng trở thành nhân sự cấp cao trong tương lai, bạn có thể liên hệ với Công ty tuyển dụng nhân sự cao cấp HRchannels để nhận được những việc làm lương cao phù hợp với bạn nhé.
------------------------------------
HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet