maro-news
Image
maro-news
Follow US:
Quick Search
Tư Vấn Nghề Nghiệp

Ngôn ngữ cơ thể: Cách để bạn giao tiếp không lời hiệu quả

Ngôn ngữ cơ thể: Cách để bạn giao tiếp không lời hiệu quả

Giao tiếp bằng lời nói là điều rất đỗi quen thuộc nhưng có một ngôn ngữ giao tiếp khác, không cần phát ra âm thanh nhưng vẫn đủ sức biểu đạt cảm xúc. Đó chính là ngôn ngữ cơ thể mà Ms. Uptalent muốn giới thiệu đến bạn trong bài viết này.
NỘI DUNG BAO GỒM: 
1. Ngôn ngữ cơ thể là gì?
2. Vai trò giao tiếp bằng ngôn ngữ cơ thể
3. Phân loại ngôn ngữ cơ thể theo 4 nhóm chính
4. Kinh nghiệm đọc hiểu ngôn ngữ cơ thể
5. Cách thức cải thiện năng lực giao tiếp bằng ngôn ngữ cơ thể
5.1. Nhìn thẳng khi trò chuyện
5.2. Bắt tay chào hỏi
5.3.  Ánh mắt khi giao tiếp
5.4. Biểu cảm gương mặt
5.5. Giữ tư thế thẳng, ngay ngắn
5.6. Điều chỉnh mức độ cằm
5.7. Học cách đọc vị người khác


Việc làm lương cao
>>> Xem thêm: Việc làm lương cao

1. Ngôn ngữ cơ thể là gì? 

Ngôn ngữ cơ thể (Body Language) là cách giao tiếp phi ngôn ngữ, không cần sử dụng âm thanh từ lời nói mà chỉ thông qua cử chỉ, hành động các bộ phận trên cơ thể - bao gồm ánh mắt, tay, chân, miệng, mặt, đầu… - để giao tiếp và truyền đạt thông điệp muốn gửi đến người đối diện.

2. Vai trò giao tiếp bằng ngôn ngữ cơ thể 

2.1. Truyền đạt thông tin

Nghiên cứu cho thấy chất lượng hoạt động giao tiếp, truyền tải thông tin giữa người với người, ngôn ngữ chỉ chiếm khoảng 7%, giọng điệu chiếm 38%, còn ngôn ngữ cơ thể chiếm đến 55%. Hơn nữa, có rất nhiều thông tin không tiện chia sẻ bằng lời nói, khi đó thông qua một cái liếc mắt, một cái nhíu mày…, chúng ta cũng có thể nắm bắt nhanh ý đối phương.

2.2. Truyền đạt cảm xúc

Lời nói có thể được “biên soạn” để làm hài lòng một tình huống giao tiếp, nhưng để biết lời nói đó có thật lòng hay không thì phải kết nối cùng ngôn ngữ cơ thể. Hoặc bạn có thể đoán biết tâm trạng của một ai đó chỉ cần nhìn vào nét mặt, vào nụ cười…, từ đó bản thân dễ dàng điều chỉnh hành vi ứng xử phù hợp. Chẳng hạn thấy Sếp đang chau mày, đoán biết Sếp đang khó chịu việc gì đó, tốt nhất đừng đưa đơn xin nghỉ phép đi chơi vào lúc này.

2.3. Khắc họa dấu ấn cá nhân

Ngôn ngữ cơ thể có khả năng phản ánh tính cách con người rất chuẩn xác. Như việc những người có phong thái đĩnh đạc, cử chỉ hòa nhã luôn tạo được sự tin tưởng hơn là những người có cử chỉ cợt nhả, ánh mắt né tránh thiếu tự tin. Vì vậy, rèn luyện ngôn ngữ cơ thể chuẩn mực cũng chính là cách tạo dựng thương hiệu cá nhân mang lại hiệu quả cao.

ngôn ngữ cơ thể là gì
>>>> Quan tâm: Trở thành quản lý cấp cao cần những gì?

3. Phân loại ngôn ngữ cơ thể theo 4 nhóm chính 

Việc phân nhóm này dựa trên dáng đi và dáng đứng là chủ yếu, phản ánh tính cách, tố chất của người sở hữu:

3.1. Nhóm năng động, phóng khoáng

Biểu hiện thông qua sự nhanh gọn trong bước đi, dù là ngồi hoặc đứng họ đều thay đổi tư thế và vị trí liên tục, rất hay ngồi bắt chéo chân hoặc chọn ngồi bệt trên sàn. Những người có ngôn ngữ cơ thể này sẽ khó tập trung quá lâu vào bất cứ việc gì, họ thiên về sự năng động, thích chạy nhảy, thích những môi trường có nhiều hoạt động hơn là tĩnh lặng.

3.2. Nhóm từ tốn, nhẹ nhàng

Biểu hiện ở bước đi nhẹ nhàng, duyên dáng, bước đi dài nhưng không vội vàng, ngược lại tạo ra cảm giác thong dong, từ tốn. Các bước di chuyển của nhóm này rất vững chắc dù họ không cần phải dùng lực mạnh để bám trụ. Khi ngồi hoặc đứng, họ giữ tư thế thẳng lưng thoải mái, nghiêng đầu nhẹ sang một bên. Nhóm ngôn ngữ cơ thể nhẹ nhàng, từ tốn rất thích hợp cho những nhiệm vụ cần sự tỉ mỉ, chỉnh chu hơn là gấp gáp.

3.3. Nhóm mạnh mẽ, hơi kích động

Những việc làm hấp dẫn

QA Manager (Chinese, Electronics)

Bắc Giang, Bắc Ninh Sản Xuất , Viễn Thông / Điện tử, QA/QC

General Manager (Logistic, Open For Expat)

Hồ Chí Minh, Bình Dương , Đồng Nai Người nước ngoài/Việt Kiều, Quản lý điều hành , Vận Chuyển/Giao Nhận

Operation Manager (Seafoods)

Hồ Chí Minh, Long An, Tây Ninh Thực phẩm/Dịch vụ ăn uống , Nông nghiệp/Lâm nghiệp , Sản Xuất

Warehouse Manager (Garment)

Hồ Chí Minh, Quảng Nam, Quảng Ngãi Dệt may/ Sợi/ Giầy da, Kho vận, Sản Xuất

QA Manager (Garment)

Đà nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi Dệt may/ Sợi/ Giầy da, Sản Xuất , QA/QC

Bước đi một cách quyết liệt, nhanh nhẹn với một lực khá mạnh, tạo nên âm thanh khiến mọi người xung quanh có thể biết được bạn đang đến gần. Khi ngồi cũng phát ra tiếng động, cảm giác như thể bản thân rất vội vàng, luôn trong tình trạng căng thẳng hoặc đang có việc gì gấp muốn giải quyết ngay lập tức. Nhóm ngôn ngữ cơ thể này rất nhiệt tình, năng động và trách nhiệm, chỉ là họ hay ôm nhiều việc vào người và việc nào cũng muốn hoàn thành sớm nên tâm lý khá căng thẳng.

3.4. Nhóm tĩnh lặng, tuân thủ

Khi di chuyển, cơ thể luôn duy trì sự trang nghiêm, tĩnh lặng, thẳng thóm, chân tay rất ít thay đổi tư thế, nhiều khi tay luôn ôm sát người như sơ quơ trúng đồ xung quanh vậy. Khi ngồi cũng vậy, tư thế quen thuộc của họ là ngồi thẳng, chắp tay trước ngực hoặc buông thõng tay hai bên. Nhóm ngôn ngữ cơ thể này có thể giữ nguyên một tư thế trong thời gian dài, họ không cảm thấy mỏi hay khó chịu, thay vào đó là cảm giác đúng mực và trang trọng. Trong cuộc sống, họ là người sống chuẩn mực, tuân thủ và duy trì quy tắc rất tốt.

Giao tiếp hiệu quả bằng ngôn ngữ cơ thể

4. Kinh nghiệm đọc hiểu ngôn ngữ cơ thể 

Bên cạnh nhóm ngôn ngữ cơ thể mang tính cố hữu đề cập ở phần trên thì ngôn ngữ cơ thể cũng có những biểu hiện linh hoạt theo từng tình huống tức thời mà bất kỳ cá nhân thuộc nhóm nào cũng có thể áp dụng để biểu đạt tâm ý. Và đây là kinh nghiệm đọc hiểu những ngôn ngữ cơ thể đó:

4.1. Ánh mắt

Thờ ơ, thiếu sự tương tác khi trò chuyện cho thấy họ không hào hứng với chủ đề này, hoặc với người đang nói.

Đảo mắt thể hiện sự thiếu tôn trọng người đối diện

Nhìn chằm chằm liên tục vào người đối diện là một cách thể hiện sự hung hăng, thách thức

Nhìn nhẹ nhàng, cơ mắt thư giãn sẽ mang lại cảm giác trìu mến, ấm áp

Hướng mắt nhìn lên bên phải là đang hình dung điều gì đó trong đầu, nên ý họ nói ra tiếp sau đó có thể là nói dối

Hướng mắt nhìn xuống bên trái là biểu hiện của việc đang lục lại ký ức để nhớ một nội dung nào đó

Chớp mắt liên tục cho thấy sự căng thẳng, lo lắng, hoặc không thành thật

4.2. Nụ cười, gương mặt

Gượng cười là khi hai mép môi nhếch lên nhưng ánh mắt thì lại vô cảm, điều này cho thấy thái độ thiếu chân thành dành cho người đối diện

Mím chặt môi thể hiện sự chán ghét, không tin tưởng, không ủng hộ

Cắn môi cho thấy người đó đang căng thẳng, lo lắng, hồi hộp

Chân mày nhíu lại cho thấy cảm xúc bực tức, khó chịu tăng cao

Chân mày ngang hoặc hướng xuống, kèm theo khuôn miệng như mếu là cảm xúc buồn bã, muốn khóc

Chân mày nhướng cao thể hiện thái độ ngạc nhiên, bất ngờ

4.3. Cử chỉ tay và chân

Chạm tay vào lông mày là biểu hiện của trạng thái áp lực, căng thẳng, đang cố xoa dịu tinh thần hoặc đang cố nhớ một điều gì đó

Cắn móng tay là biểu hiện của sự lo lắng, tự ti, nhút nhát

Tựa nguyên gương mặt lên lòng bàn tay là biểu hiện của sự chán ngán nội dung trò chuyện

Chạm ngón tay lên mặt lại là biểu hiện của cảm xúc hứng thú, hào hứng với câu chuyện họ đang nghe

Khoanh tay lại trước ngực là biểu hiện khép kín, phòng thủ bản thân trước những tác động xung quanh.

Đặt tay ra sau gáy, có thể xoa cổ nhẹ chính là biểu hiện của cảm xúc khó chịu hoặc đang nói dối

Cho tay vào túi quần nhưng để ngón cái lộ ra ngoài là thái độ tự tin, có phần kiêu ngạo.

Bắt chéo chân cho thấy bản thân họ cần sự riêng tư

Chống tay xuống ghế, chân lùi ra sau ghế là muốn kết thúc buổi trò chuyện

Liên tục chạm tay vào nhẫn, vuốt tóc, xoắn tóc, xem đồng hồ là biểu hiện của người bồn chồn hoặc thể hiện thái độ không quan tâm, muốn kết thúc sớm cuộc trò chuyện

ngôn ngữ cơ thể trong công việc
Bạn xem thêm >>>> Kỹ năng lắng nghe - cần thiết cho dân văn phòng

5. Cách thức cải thiện năng lực giao tiếp bằng ngôn ngữ cơ thể 

5.1. Nhìn thẳng khi trò chuyện 

Nhìn thẳng không có nghĩa là “nhìn chăm chăm, một giây không rời” bạn nhé. Vì nhìn chăm chăm lâu sẽ khiến đối phương cảm thấy ngại ngùng, còn ngược lại, nhìn thẳng, bạn vừa thể hiện sự quan tâm của bản thân dành cho đối phương, vừa không để lọt mất bất cứ ngôn ngữ cơ thể nào của họ.

5.2. Bắt tay chào hỏi 

Lần đầu gặp mặt một ai đó, đính kèm theo lời chào xã giao nên là một cái chủ động bắt tay, nhất là khi bạn là phái nam còn đối phương là nữ, bạn nhỏ tuổi hơn hoặc cấp bậc thấp hơn đối phương. Cái bắt tay cũng phải tinh tế, tốt nhất nên giữ lực chắc chắn vừa phải, đừng quá lỏng sẽ tạo cảm giác hời hợt, thiếu tôn trọng, cũng đừng quá chặt làm đau tay đối phương hoặc khiến họ cảm thấy bị uy hiếp.

5.3.  Ánh mắt khi giao tiếp 

Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, vì vậy, cảm xúc chân thật nhất đa phần đều thể hiện qua ánh mắt. Người đối diện cũng sẽ nhìn vào ánh mắt của bạn để cảm nhận cảm xúc mà bạn dành cho họ. Một ánh mắt tránh né là điều không hay vì dễ bị cho là thiếu tự tin hay đang che giấu điều gì, tốt nhất, bạn nên kết hợp ánh mắt cùng nụ cười nhẹ để tạo cảm giác thoải mái cho cả bản thân và người đối diện. Thỉnh thoảng nên chớp mắt, nhìn sang một vật thể khác như ly nước, hay quyển sổ.

5.4. Biểu cảm gương mặt 

Để tạo được thiện cảm trong mắt mọi người, đừng duy trì hoài gương mặt cau có. Dù biết rằng đó là biểu cảm mang tính thói quen chứ không có ý tiêu cực gì nhưng cũng sẽ khiến bạn bị mọi người e dè khi tiếp xúc. Nếu nét mặt không được tươi, bạn nên học cách cười nhiều hơn, nụ cười sẽ làm giảm đáng kể sự khó chịu biểu hiện trên mặt.

tự tin với ngôn ngữ cơ thể

5.5. Giữ tư thế thẳng, ngay ngắn 

Đứng hay ngồi đều giữ tư thế thẳng lưng vừa tạo dáng người đẹp, vừa thể hiện phong thái tự tin, đồng thời cho đối phương thấy bạn vẫn đang hứng thú với nội dung mà họ chia sẻ. Khi cảm thấy mỏi, bạn chỉ cần xoay nhẹ, hoặc đổi tư thế tay là cơ thể đã có thể thư giãn, giảm sự căng cơ.

5.6. Điều chỉnh mức độ cằm 

Cằm nâng lên quá cao đồng nghĩa gương mặt bạn cũng đang hếch lên, dễ khiến người khác nghĩ bạn kiêu ngạo. Ngược lại, cằm hạ quá thấp chính là biểu hiện của sự tự ti. Bạn nên đứng trước gương để lựa chọn mức độ nâng cằm phù hợp, có thể lấy cảm giác bắt đầu cảm nhận nọng cằm làm chuẩn để áp dụng khi ra ngoài.

5.7. Học cách đọc vị người khác 

Rèn luyện ngôn ngữ cơ thể cho mình là chưa đủ, bạn còn phải học cách đọc hiểu ngôn ngữ của người khác nữa. Những thông tin trong mục 4. chính là những ngôn ngữ cơ thể phản ánh tâm trạng, cảm xúc phổ biến nhất. Thấm nhuần những kiến thức này, bạn sẽ dễ dàng hiểu được đối phương và đưa ra phản ứng phù hợp.

Ngôn ngữ cơ thể là cách giao tiếp phi ngôn ngữ, giúp con người hiểu được tính cách, tố chất và cả những cảm xúc, thông điệp mà người biểu hiện muốn gửi đến. Nắm bắt ý nghĩa ngôn ngữ cơ thể, ngoài việc giúp chúng ta nhạy bén hiểu được tâm ý đối phương thì còn giúp cho bản thân biết được biểu hiện nào là hiệu quả trong tình huống mà chính mình là người cần thể hiện ngôn ngữ cơ thể. Vừa hiểu được người, vừa tốt cho mình chính là mong muốn lớn nhất mà Ms. Uptalent muốn chia sẻ đến bạn đọc.


Dịch vụ headhunting - Săn đầu người

------------------------------------

HRchannels - Headhunter -  Dịch vụ tuyển dụng cao cấp

Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam

Nguồn ảnh: internet


HRchannels

HRchannels

HRchannels là nền tảng tuyển dụng và thu hút nhân sự cấp cao hàng đầu tại Việt Nam. Với hơn 16 năm kinh nghiệm tuyển dụng nhân sự cấp cao. Chúng tôi là công ty headhunter hàng đầu ở Việt Nam.