- 420k
- 1k
- 870
Áp lực, căng thẳng kéo dài trong công việc khiến bạn bị stress, sa sút sức khỏe. Tuy nhiên, stress đã trở thành điều khó tránh trong môi trường làm việc hiện tại.
Vậy, stress là gì? Phải làm sao để quản lý stress hiệu quả? Hãy cùng Ms Uptalent khám phá nghệ thuật quản lý stress để luôn giữ vững tinh thần trong công việc qua bài viết sau đây nhé.
MỤC LỤC:
1- Stress công việc là gì?
2- Dấu hiệu cho thấy bạn đang gặp stress công việc
3- Nguyên nhân dẫn tới tình trạng stress công việc
3.1- Khối lượng công việc lớn
3.2- Phong cách quản lý
3.3- Mối quan hệ với đồng nghiệp, cấp trên
3.4- Điều kiện tại nơi làm việc
3.5- Kỳ vọng nghề nghiệp trong tương lai
3.6- Thời gian di chuyển tới chỗ làm việc
4- Cách quản lý stress hiệu quả để giữ vững tinh thần làm việc
4.1- Theo dõi những yếu tố khiến bạn cảm thấy căng thẳng
4.2- Thay đổi cách nhìn nhận vấn đề
4.3- Trau dồi kỹ năng quản lý thời gian
4.4- Phát triển các mối quan hệ tích cực
4.5- Tránh xa những người thích buôn dưa
4.6- Dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn
4.7- Chăm lo sức khỏe bản thân
4.8- Tìm kiếm lời khuyên từ người khác, nhờ chuyên gia trợ giúp
Stress công việc được hiểu là trạng thái lo lắng, căng thẳng về mặt thể chất và tinh thần của con người khi phải đối mặt với những yêu cầu, áp lực tại nơi làm việc.
Bạn sẽ nhận thấy bản thân bị stress khi công việc quá tải hoặc là bạn không thể kiểm soát được công việc của mình. Thường thì điều này sẽ xảy ra khi bạn cảm thấy mình không có đủ nguồn lực và năng lực để đáp ứng yêu cầu công việc.
Trong trường hợp được giao phó những công việc phức tạp, có yêu cầu cao hơn hoặc khối lượng công việc quá nhiều cũng có thể khiến tâm trí và cơ thể của bạn nảy sinh phản ứng tiêu cực.
Khối lượng công việc lớn, thời gian làm việc có hạn làm tình trạng stress công việc có nguy cơ tăng cao. Bất cứ ai cũng có thể đối mặt với stress. Tuy nhiên, điều này sẽ nghiêm trọng hơn trong một số môi trường có tính chất áp lực cao.
Xem thêm :>>> Hội Chứng Con Vịt: Có Thể Thành Công Mà Không Cần Nỗ Lực Thật Sự?
Stress có thể gây ra nhiều hệ lụy khó lường cho bạn về sức khỏe và tinh thần. Nếu những căng thẳng trong công việc chỉ đến và kết thúc sau ngày làm việc có thể không đáng ngại. Nhưng, một khi điều này kéo dài thì vô cùng nghiêm trọng.
Để biết mình có đang bị stress trong công việc hay không bạn có thể dựa vào một số dấu hiệu sau:
- Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, uể oải, không tìm thấy năng lượng để làm việc.
- Khó ngủ, ngủ không sâu, không đủ giấc và thường thức giấc nhiều lần trong đêm.
- Thay đổi khẩu vị, ăn nhiều hoặc ít hơn so với trước đây.
- Tiêu hóa kém.
- Thường bị đau đầu, chóng mặt, đau nhức cơ bắp, tăng cân, dễ mắc bệnh.
- Trí nhớ suy giảm, hay quên trước quên sau, khó tập trung vào công việc.
- Thường xuyên cảm thấy lo lắng, bất an, dễ nổi nóng, cáu gắt với người khác.
- Chán nản, không tìm thấy cảm hứng để làm việc.
- Luôn né tránh hoặc tìm lý do để trì hoãn công việc.
- Lạm dụng bia, rượu, chất kích thích.
- Thiếu tự tin, tự ti với chính mình.
- Lãng phí thời gian vào mạng xã hội, lười tham gia các hoạt động ưa thích.
- Có nhiều suy nghĩ tiêu cực, có ý định tự tử.
- Thay đổi ham muốn tình dục.
Những triệu chứng trên khiến người bị stress dễ phạm sai lầm trong công việc hơn. Đồng thời, nó cũng là nguyên nhân gây ra ảnh hưởng tiêu cực tới các mối quan hệ với đồng nghiệp, cấp trên, khách hàng và đối tác.
Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạng stress trong công việc. Dưới đây là một số nguyên nhân thường thấy nhất:
Nếu phải hoàn thành lượng lớn công việc trong khoảng thời gian hạn chế sẽ rất dễ khiến bạn cảm thấy căng thẳng, áp lực. Chính sự quá tải trong công việc sẽ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, lo lắng, kiệt sức và làm giảm năng suất làm việc. Về lâu dài, điều này có thể dẫn tới căn bệnh trầm cảm.
Một số nhà quản lý có thể không cung cấp đủ hỗ trợ cho nhân viên, thiếu sự chỉ đạo, chỉ dẫn, phản hồi cho nhân viên hoặc là đặt ra kỳ vọng quá cao. Điều này khiến nhân viên dễ mất định hướng trong công việc, cảm thấy bị bỏ rơi và rơi vào trạng thái stress.
Bên cạnh đó, các chính sách thưởng phạt, thăng tiến và cách phân chia công việc cũng gây ra ảnh hưởng không nhỏ tới tinh thần của nhân viên. Việc để nảy sinh sự bất công bằng tại nơi làm việc cũng dễ dẫn tới căng thẳng và stress cho nhân viên.
Một môi trường hòa hợp, thân thiện, có tinh thần đoàn kết chắc chắn sẽ giúp nhân viên làm thoải mái, năng suất hơn. Tuy nhiên, không phải đồng nghiệp hay cấp trên nào cũng là người sẵn sàng hỗ trợ bạn trong công việc.
Khi nảy sinh sự không hòa hợp giữa đồng nghiệp với cấp trên và giữa đồng nghiệp với nhau thì không thể tránh khỏi những căng thẳng, bất an tại nơi làm việc. Khi căng thẳng, lo lắng dồn dập, bạn sẽ dễ bị stress hơn.
Một môi trường làm việc tốt, đầy đủ trang thiết bị và có sự hỗ trợ lẫn nhau sẽ mang lại hiệu quả công việc cao hơn. Đổi lại, môi trường làm việc tiêu cực sẽ khiến bạn cảm thấy căng thẳng, lo lắng, thiểu cảm giác an toàn. Những cảm xúc tiêu cực này khiến bạn dễ stress hơn.
Bất cứ ai cũng xem trọng đường hướng phát triển sự nghiệp trong tương lai. Vì vậy, một khi có những biến động trong nền kinh tế, ngành nghề hay cơ hội thăng tiến đều có thể khiến bạn cảm thấy lo lắng và gây ra stress.
Stress công việc đôi khi không tới từ văn phòng hay các mối quan hệ mà là do quãng đường từ nhà tới công ty. Các nghiên cứu đã cho thấy, một nhân viên phải mất nhiều thời gian hay phải đi qua những quãng đường kẹt xe để tới công ty thường cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi hơn những người khác.
Nhìn chung, chính việc không thể kiểm soát thời gian cũng như điều kiện di chuyển tới công ty cũng là một trong những nguyên nhân gây ra stress thường gặp.
Có thể bạn quan tâm >>> Trả lời: Điểm Mạnh, Điểm Yếu của bản thân trong phỏng vấn hay nhất
Những dấu hiệu căng thẳng tại nơi làm việc có thể gây ra nhiều ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và tinh thần của bạn. Do đó, bạn cần nhận biết các dấu hiệu stress và có giải pháp phù hợp nhằm giải tỏa những áp lực, căng thẳng trong công việc.
Sau đây là một số gợi ý có thể giúp bạn quản lý stress một cách hiệu quả:
Bạn nên viết ra những tình huống, sự kiện bạn cảm thấy stress trong công việc. Với cách này, bạn sẽ tìm được yếu tố khiến bạn căng thẳng và có cách ứng phó phù hợp trong tương lai.
Để đạt hiệu quả tốt nhất, bạn nên làm việc này liên tục trong một tuần. Với mỗi tình huống xảy ra, bạn hãy viết lại thật chi tiết. Những điều bạn cần ghi nên bao gồm diễn biến sự việc, địa điểm, con người, cách bạn phản ứng, cảm xúc của bạn lúc đó,…
Việc liên tục trải qua những lo âu, căng thẳng trong thời gian sẽ khiến bạn nhìn mọi thứ bằng con mắt tràn đầy tiêu cực. Tuy nhiên, bạn có thể thay đổi điều này bằng cách gạt bỏ đi những suy nghĩ chủ quan của bản thân và nhìn sự việc theo chiều hướng tích cực hơn.
Thực tế, bạn chẳng thể nào biết chính xác suy nghĩ của người khác. Nếu cứ liên tục suy đoán, lo nghĩ về điều này sẽ chỉ khiến bạn càng stress hơn.
Thời gian là hữu hạn. Trong khi đó, mỗi công việc bạn đều phải hoàn thành trong khoảng thời gian nhất định. Điều nãy đã khiến quản lý thời gian trở thành kỹ năng quan trọng giúp mỗi người giảm tải những nguy cơ gây stress.
Lượng công việc lớn khiến bạn lo âu, căng thẳng không ngớt. Để làm giảm bớt những cảm xúc này bạn có thể chọn cách chia sẻ cùng người thân, bạn bè của mình.
Nếu người thân hiểu được những áp lực bạn gặp phải trong công việc họ có thể hỗ trợ bạn làm việc nhà, chăm lo cho bạn khi bạn bị stress và giúp bạn tìm lại được sự cân bằng trong cuộc sống.
Để không phải đơn độc đối mặt với việc bị stress bạn nên giữ liên lạc với người thân và bạn bè của mình. Hãy tạo cho mình nhiều mối quan hệ tích cực để nhận được sự giúp đỡ khi cần bạn nhé.
Những thị phi nơi làm việc có thể dẫn tới xung đột, tranh chấp giữa nhân viên và dẫn tới stress. Để tránh khỏi tình huống này bạn nên tránh xa những người ưa thích tám chuyện.
Nếu bắt gặp ai đó thường xuyên nói xấu người khác bạn nên tìm cách tránh xa họ. Trong trường hợp bạn đang trò chuyện cùng họ thì hãy lái câu chuyện sang hướng tích cực hơn.
Bạn tham khảo >>> NỖ LỰC ẢO - Mất niềm tin vào bản thân sau những nỗ lực
Liên tục làm việc rất dễ khiến bạn đánh mất sự cân bằng trong cuộc sống. Vì vậy, hãy dành cho mình một ít thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn.
Trong lúc nghỉ ngơi, bạn có thể chọn nghe những bản nhạc mình yêu thích để giúp tinh thần được thoải mái hơn. Đồng thời, hãy tạo ra ranh giới cụ thể giữa công việc và cuộc sống để tránh khỏi việc bị stress.
Sức khỏe thể chất có ảnh hưởng rất lớn đến những cảm xúc lo âu, căng thẳng. Nếu có sức khỏe tốt, mức độ căng thẳng của bạn cũng vì vậy mà suy giảm theo.
Bạn nên thiết lập cho mình chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, khoa học và tập dục ít nhất 30 phút mỗi ngày. Chỉ cần duy trì điều này thường xuyên bạn sẽ có một cơ thể khỏe mạnh, tráng kiện.
Ngoài những cách kể trên thì bạn cũng có thể tìm đến những người đáng tin để nhận được lời khuyên hữu ích từ họ. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tìm tới các chuyên gia tâm lý để được họ tư vấn, giải thích tường tận về tình trạng stress của bản thân.
Stress trong công việc không phải điều gì mới lạ. Nhưng, bạn cũng đừng vì vậy mà bỏ qua nó bởi hệ lụy của stress công việc có thể gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và tinh thần.
Mong rằng những chia sẻ trên đây của Ms Uptalent đã giúp bạn hiểu được tầm quan trọng của việc quản lý stress trong công việc. Từ đó, bạn cũng biết phải làm sao để giữ tinh thần làm việc luôn vững vàng. Chúc bạn thành công!
------------------------------------
HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam