- 420k
- 1k
- 870
Để tuyển dụng được các vị trí nhân sự cấp cao doanh nghiệp luôn gặp phải rất nhiều khó khăn. Chính vì vậy mà nghề săn đầu người đã ra đời. Vậy bạn đã biết những gì về nghề săn đầu người? Hãy cùng Ms Uptalent khám phá những thông tin hấp dẫn về nghề săn đầu người – mới xuất hiện nhưng hot nhất hiện nay qua bài viết sau nhé.
MỤC LỤC:
1- Nghề săn đầu người là gì?
2- Thu nhập của nghề săn đầu người
3- Khó khăn của nghề headhunter
4- Làm sao để trở thành thợ săn đầu người?
5- Kỹ năng cần thiết của thợ săn đầu người
>>> Tìm việc làm cấp cao tại HRchannels
Nghề săn đầu người hay Headhunter là dịch vụ tuyển dụng được cung cấp bởi bên thứ ba cho các tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng nhân sự, nhất là nhân sự tại các vị trí cấp cao.
Mức độ cạnh tranh trên thị trường tuyển dụng ngày càng lớn. Nhu cầu nhân lực chất lượng cũng ngày càng cao tăng. Do đó để tuyển được các vị trí nhân sự cấp cao càng khó hơn. Lúc này sự ra đời của nghề săn đầu người trở thành cứu cánh quan trọng giúp doanh nghiệp tìm được ứng viên phù hợp trong thời gian nhanh nhất.
>>> Đọc thêm: Heahdunter là gì? Tất tần tật về headhunter tại Việt Nam
Theo các Headhunter thì săn đầu người là một nghề đầy thử thách. Nhưng đổi lại mức thu nhập lại khá cao.
Mức lương cứng của nghề săn đầu người sẽ phụ thuộc vào số năm kinh nghiệm của Headhunter.
+ Dưới 1 năm kinh nghiệm mức lương sẽ từ 7 – 10 triệu/tháng.
+ Từ 1 – 3 năm kinh nghiệm lương khoảng 10 – 17 triệu đồng/ tháng.
+ Trên 3 năm kinh nghiệm lương có thể từ 1.000 USD/tháng trở lên.
Ngoài lương cứng, thợ săn đầu người còn nhận được hoa hồng doanh số bằng 10 – 20% tổng chi phí khách hàng phải trả cho công ty săn đầu người. Mức thưởng này thường tương đương 2 – 5 tháng lương nhân sự.
Tương tự như những ngành nghề khác, nghề săn đầu người cũng gặp phải những khó khăn nhất định. Sau đây là những khó khăn điển hình mà headhunter nào cũng phải đối mặt:
Làm nghề săn đầu người cũng như bạn làm sales vậy đó. Bạn sẽ thường xuyên phải chạy target hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng. Mỗi công ty sẽ có target khác nhau nhưng mức phổ biến khoảng từ 4 – 10 lần mức lương consultant. Ngoài việc chạy target, Headhunter còn phải hoàn thành các KPI như số CV gửi đi, số buổi phỏng vấn, số lần gặp khách hàng.
Có 3 yếu tố người tìm việc quan tâm khi ứng tuyển là môi trường làm việc, chế độ đãi ngộ và cơ hội nghề nghiệp. Thế nhưng khách hàng có xu hướng thích đánh bóng hình ảnh doanh nghiệp của mình nên họ thường không cung cấp nhiều thông tin về những điều trên hoặc không nói thật.
Chính vì điều này mà Headhunter rất khó tìm được ứng viên phù hợp. Đồng thời còn làm doanh nghiệp và Headhunter tốn thời gian mà không thu được kết quả gì.
Ba khó khăn chính mà Headhunter gặp phải khi làm việc và ký kết hợp đồng với khách hàng là khách hàng đòi gặp ứng viên mới ký hợp đồng, khách hàng kéo dài thời gian tuyển dụng và khách hàng liên tục dời lịch phỏng vấn.
Việc khách hàng đòi gặp ứng trước mới chịu ký hợp đồng sẽ khiến Headhunter gặp rủi ro cao. Bởi vì khách hàng có thể bỏ qua Headhunter để trao đổi trực tiếp với ứng viên hoặc khách hàng sẽ cù nhây không chịu thanh toán.
Còn việc khách hàng kéo dài thời gian tuyển dụng và dời lịch phỏng vấn liên tục sẽ khiến vuột mất ứng viên phù hợp. Những ứng viên cấp cao luôn nhận được nhiều offer và họ cũng không rảnh đợi Headhunter gọi đi phỏng vấn thì liền có mặt.
Trên thực tế không phải khách hàng nào cũng sẵn sàng hợp tác và có thái độ tốt với Headhunter. Nguyên nhân là vì khách hàng không thích Headhunter do khác biệt vùng miền hoặc khách hàng có thái độ như thể họ là người “ban ơn” cho Headhunter.
Cũng có trường hợp khách hàng không thích ứng viên hoặc khách hàng không chuyên nghiệp. Hệ quả là ứng viên vào làm vài ngày liền bỏ việc. Thế là Headhunter phải tìm ứng viên lại từ đầu.
Thậm chí có khách hàng không có nhu cầu tuyển dụng nhưng vẫn đăng tuyển để thu thập CV, để PR cho doanh nghiệp. Còn có những khách tự dưng ngừng tuyển không có lý do hoặc thay đổi yêu cầu đột ngột.
Không những gặp khó khăn với khách hàng mà Headhunter còn phải đau đầu vì những tình huống oái oăm với ứng viên. Có ứng viên chỉ ứng tuyển cho vui, ứng tuyển để biết giá trị của mình, huỷ phỏng vấn không báo trước, từ chối offer mà không nói một câu, đến ngày nhận việc thì biến mất, từ chối nhận việc vì những lý do vớ vẩn (vợ không cho đi làm, bị ốm, công ty giữ lại),…
Nghề săn đầu người là công việc cực kỳ khó và phải có độ chuyên nghiệp cao nên không phải ai cũng có thể làm Headhunter. Do đó để trở thành một Headhunter giỏi bạn đảm bảo được những điều sau:
Đối với nghề săn đầu người công nghệ chính là công cụ không thể thiếu, mọi hoạt động của họ đều gắn liền với công nghệ. Cùng tìm kiếm ứng viên nhưng Headhunter nào vận dụng linh hoạt công nghệ vào công việc sẽ tiếp cận được nguồn ứng viên lớn hơn, lọc ứng viên hiệu quả hơn và quản lý, giao tiếp với ứng viên tốt hơn.
Mặc dù Headhunter hầu như không đi thị trường mà chỉ ngồi tại văn phòng. Nhưng để có thể giao tiếp, trao đổi với khách hàng và ứng viên, họ cần nắm vững các kiến thức thị trường như: kiến thức kinh doanh tổng hợp, kiến thức cung - cầu, cơ hội kinh doanh, thị hiếu người tìm việc, thị hiếu tuyển dụng hiện đại, đặc trưng thị trường việc làm từng vùng miền.
Headhunter không tuyển dụng cho 1 công ty như HR mà họ tuyển dụng cho nhiều công ty thuộc những lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Vì vậy, am hiểu nhiều lĩnh vực, ngành nghề là yêu cầu bắt buộc với Headhunter.
Có kiến thức ngành nghề đa dạng sẽ giúp Headhunter sàng lọc, tuyển dụng và giao tiếp với ứng viên tốt hơn. Trên thực tế ứng viên họ phải săn là những nhân sự có chuyên môn cao trong ngành nên không có kiến thức họ sẽ không khiến ứng viên tin tưởng được.
>>>> Báo Giá Dịch Vụ Headhunter - Săn Đầu Người
Để thành công với nghề săn đầu người bạn cần giỏi nắm bắt tâm lý và thuyết phục người khác. Bạn có thể không nắm vững một số kiến thức nhưng không thể nắm bắt tâm lý ứng viên bạn sẽ không thể biết vấn đề ứng viên gặp phải, ứng viên đang tìm kiếm điều gì.
Khi không nắm bắt được tâm lý ứng viên bạn sẽ không thể thuyết phục họ ứng tuyển hay nhận việc. Bởi vậy giỏi nắm bắt tâm lý và thuyết phục là công cụ đắc lực cho Headhunter khi đã lọc được ứng viên.
Công việc của Headhunter phải thường xuyên liên lạc với rất nhiều ứng viên và khách hàng khác nhau. Với vai trò người “mai mối” mà Headhunter lại không giỏi kết nối và giao tiếp thì họ không thể hoàn thành công việc được.
Làm nghề săn đầu người bạn không thể chỉ giỏi nghiệp vụ tuyển dụng hay tìm kiếm nhân sự mà bạn còn phải là một chuyên viên chăm sóc khách hàng giỏi.
Headhunter sẽ phải chăm sóc cả khách hàng và ứng viên. Về phía khách hàng họ phải đảm bảo cập nhật thông tin đầy đủ, nhanh chóng và quan tâm đến chế độ bảo hành ứng viên. Về phía ứng viên, Headhunter phải trao đổi, tư vấn, giải quyết những khó khăn của ứng viên và quan tâm đến ứng viên sau khi nhận việc.
Nghề săn đầu người có rất nhiều khó khăn và áp lực. Vì vậy chỉ những Headhunter chăm chỉ, tâm huyết với nghề mới có thể đạt được thành công.
Một thợ săn đầu người giỏi thường phải có những kỹ năng cần thiết sau:
>>>> Headhunter, headhunting, headhunt là gì?
Các Headhunter có một mạng lưới thông tin ứng viên thông minh và rất đa dạng. Nhưng để quản lý và khai thác dữ liệu ứng viên họ cần có kỹ năng tìm kiếm, phân tích và chọn lọc thông tin chuẩn xác. Điều này đảm bảo họ tìm đúng ứng viên phù hợp tiêu chuẩn tuyển dụng trong thời gian nhanh nhất.
Bản chất của thợ săn đầu người chính là những nhân viên bán hàng giỏi. Họ cũng có KPI, phải tìm khách hàng mỗi ngày, phải quảng cáo, marketing và phải chốt deal thành công. Bởi vậy ngoài kỹ năng nhân sự Headhunter còn phải có kỹ năng bán hàng giỏi.
Đôi khi khách hàng đưa ra những yêu cầu tuyển dụng trên trời khiến Headhunter không thể tìm được ứng viên phù hợp. Khi đó, họ sẽ cần đến kỹ thuật đàm phán để khách hàng chấp nhận cho những ứng viên “gần” đạt được yêu cầu tuyển dụng nhất cơ hội thử việc.
Có nhiều ứng viên tài năng, ứng viên trẻ không hề có thông tin trong cơ sở dữ liệu. Lúc này, Headhunter sẽ phải thông qua các mối quan hệ của họ để tìm được những ứng viên này và tiếp cận, thuyết phục họ ứng tuyển.
Kỹ năng thương lượng, đàm phán rất cần thiết trong nghề săn đầu người. Bởi vì các vị trí Headhunter phải tuyển thường là những vị trí quản lý cấp trung trở lên hoặc là những vị trí khó tuyển. Săn nhân sự cấp cao luôn khó khăn và cần kỹ năng đàm phán chuyên nghiệp mới thực hiện được.
Tóm lại, nghề săn đầu người hiện đang rất phát triển tại Việt Nam. Rất nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia đầu tư vào ngành nghề này nên chắc chắn dịch vụ tìm kiếm nhân sự cấp cao sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn.
Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin cơ bản về nghề săn đầu người và giúp bạn nhận ra tiềm năng phát triển của nghề trong tương lai.
------------------------------------
HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet