- 420k
- 1k
- 870
Ngành nhân sự từ trước tới nay vẫn luôn là ngành nghề được nhiều người quan tâm bởi sự năng động và cơ hội thăng tiến rõ ràng. Tuy nhiên, không ít người vẫn nghĩ rằng làm nhân sự đơn giản chỉ là tuyển người và tính lương. Vậy thực tế thì sao?
MỤC LỤC:
1- Ngành nhân sự học trường nào?
2- Ngành nhân sự gồm những mảng nào?
3- Ngành nhân sự làm gì?
4- Lương ngành nhân sự
5- Cơ hội nghề nghiệp ngành nhân sự
>>>> Xem thêm Việc làm Nhân Sự tại HRchannels.com
Bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết sau của Ms Uptalent để có cái nhìn toàn diện về ngành nhân sự và định hướng nghề nghiệp đúng đắn khi theo đuổi ngành này nhé.
Với sức nóng của ngành nhân sự mà rất nhiều bạn trẻ chọn theo học ngành Quản trị nhân lực. Thế nhưng giữa rất nhiều trường đào tạo ngành này thì theo học trường nào là tốt nhất?
Sau đây là danh sách các trường đào tạo ngành quản trị nhân lực uy tín bạn có thể tham khảo để lựa chọn cho mình môi trường học tập phù hợp nhất:
+ Các trường đào tạo ngành nhân sự ở miền Bắc
Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân
Trường ĐH Nội Vụ
Trường ĐH Thương Mại
Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội
Trường ĐH Công Đoàn
Trường ĐH Lao Động – Xã Hội (Cơ sở Sơn Tây)
Trường ĐH Lao Động – Xã Hội (Cơ sở Hà Nội)
Học Viện Thanh Thiếu Niên Việt Nam
Trường ĐH Thành Đô
Trường ĐH Dân Lập Phương Đông
Trường ĐH Thành Tây
Trường ĐH Dân Lập Đông Đô
Trường ĐH Hải Phòng
+ Các trường đào tạo ngành nhân sự ở miền Trung
Trường ĐH Kinh Tế – Đại Học Đà Nẵng
Trường ĐH Kinh Tế – Đại Học Huế
Trường ĐH Quy Nhơn
Trường ĐH Đông Á – Đà Nẵng
+ Các trường đào tạo ngành nhân sự ở miền Nam
Trường ĐH Kinh tế TPHCM
Trường ĐH Mở TPHCM
Trường ĐH Tôn Đức Thắng
Trường ĐH Lao Động – Xã Hội (Cơ sở phía Nam)
Trường ĐH Kinh Tế -Tài Chính TPHCM
Trường ĐH Nguyễn Tất Thành
Trường ĐH Trà Vinh
Trường ĐH Hoa Sen
Nhiều người vẫn nghĩ ngành nhân sự chỉ đơn giản là thuê và tuyển dụng nhân viên. Thế nhưng, trên thực tế ngành này bao gồm nhiều mảng với những chức năng quan trọng khác nhau.
Người phụ trách mảng này có nhiệm vụ quản lý các giấy tờ, hồ sơ nhân viên, tài sản của công ty, quản lý việc giao nhận, chuyển phát hồ sơ và chuẩn bị hồ sơ cho các buổi họp.
Công việc này không yêu cầu cao về kiến thức chuyên môn, nhưng bạn cần có những khả năng nhất định để hoàn thành tốt vai trò của mình, bao gồm khả năng tin học, kỹ năng tổ chức và giao tiếp.
Đây là công việc nổi bật và cũng là công việc cơ bản nhất của ngành HR. Chức năng chính của người làm tuyển dụng là tìm nguồn ứng viên và thực hiện công tác tuyển dụng. Bên cạnh đó, bạn còn phải trao đổi với các phòng ban và các cấp quản lý để nắm bắt nhu cầu và chất lượng nhân sự cần tuyển.
Với vị trí tuyển dụng bạn cần có mạng lưới quan hệ rộng để dễ dàng thu hút nhiều nhân tài cho doanh nghiệp. Đồng thời bạn còn phải trang bị cho mình các kỹ năng quan trọng như: kỹ năng phản biện, tin học văn phòng, ngoại ngữ.
>>> 7 lí do bạn nên chọn ngành nhân sự
Công việc chính của người phụ trách công tác đào tạo là đưa ra các chính sách định hướng đào tạo cho doanh nghiệp, tổ chức các chương trình đào tạo nội bộ và tìm kiếm, liên kết các cơ hội đào tạo bên ngoài, để đáp ứng tốt nhất yêu cầu nhân lực của doanh nghiệp.
Để đảm đương công tác đào tạo bạn cần có kiến thức dày dặn, phong phú, đặc biệt bạn phải am hiểu nhiệm vụ công việc và văn hoá công ty. Bạn sẽ phải lên lịch và soạn thảo bài giảng cho nhân viên như một người thầy giáo. Với mảng đào tạo bạn sẽ cần đến kỹ năng thuyết trình và giải quyết vấn đề để hoàn thành tốt nhất công việc được giao.
Người đảm nhận mảng này có nhiệm vụ quản lý các vấn đề chế độ lương, thưởng, đãi ngộ, phúc lợi, thủ tục pháp lý, lịch làm việc của nhân viên,… Bạn sẽ cần đến các kỹ năng quan trọng như khả năng xử lý và phân tích số liệu, kỹ năng cập nhật và áp dụng luật, sự tỉ mỉ, cẩn thận, trung thực để làm công việc này.
Đây là vị trí phụ trách việc xây dựng, phát triển các chương trình, chính sách dành cho đội ngũ nhân lực. Đồng thời cũng là người kiểm soát sự tuân thủ quy định của nhân viên công ty, đề xuất biện pháp xử lý các sai phạm và gia tăng độ gắn kết cũng như thúc đẩy tinh thần làm việc của nhân viên.
Bạn sẽ cần có kiến thức chuyên môn cao về nhân sự, luật hoặc tâm lý học để phụ trách mảng này. Bên cạnh đó bạn cũng phải chú ý phát triển các kỹ năng cần thiết, thường xuyên đọc sách, tham gia các sự kiện, hội thảo ngành và gia tăng trải nghiệm bản thân.
Các headhunter là bên thứ ba cung cấp dịch vụ tuyển dụng theo yêu cầu của doanh nghiệp. Cụ thể, họ sẽ chọn lựa, tiếp cận những ứng viên phù hợp để mời họ phỏng vấn, sau đó chờ phản hồi từ khách hàng.
Headhunter sẽ không tham gia vào toàn bộ quá trình tuyển dụng. Họ cũng không quảng cáo hay đăng tin rầm rộ mà chỉ chọn lựa và liên hệ với những ứng viên phù hợp.
>>> Chức năng, nhiệm vụ, vai trò phòng nhân sự
Mặc dù không phải là một ngành mới nhưng nhiều người vẫn lầm tưởng làm nhân sự chỉ là tuyển dụng và tính lương cho nhân viên. Thực tế, ngành nhân sự phải thực hiện rất nhiều công việc, nghiệp vụ chuyên môn khác nhau, bao gồm:
Làm nhân sự bạn sẽ phải quản lý tổng thể thông tin và tình hình nhân sự của doanh nghiệp. Bạn sẽ phải giải quyết các vấn đề của nhân viên, xem xét đánh giá hiệu suất làm việc, giám sát việc thực thi các chính sách và quy trình của công ty và thực hiện các cuộc điều tra nội bộ khi cần thiết.
Các công việc cụ thể gồm có:
+ Quản lý hợp đồng lao động, hồ sơ nhân viên.
+ Hướng dẫn nhân viên mới về mức lương, chính sách phúc lợi của công ty.
+ Theo dõi, thực hiện các chế độ nghỉ việc, hết hạn hợp đồng.
+ Quản lý việc chuyển phát, giao nhận hồ sơ.
+ Quản lí các giấy tờ, hồ sơ, thủ tục như hợp đồng lao động, bằng khen, thư từ, thủ tục nhận việc, nghỉ việc,…
+ Mua sắm, theo dõi kiểm kê tài sản công ty, văn phòng phẩm,...
+ Hỗ trợ tổ chức các sự kiện du lịch, teambuilding.
+ Xây dựng và theo dõi việc thực hiện nội quy, quy định trong công ty.
+ Lập báo cáo.
Đây là nghiệp vụ quan trọng nhất của ngành nhân sự. Các công việc cần làm gồm có:
+ Lập kế hoạch và triển khai công tác tuyển dụng.
+ Đăng tin tuyển dụng.
+ Sàng lọc CV và lưu trữ hồ sơ ứng viên.
+ Sắp xếp lịch phỏng vấn.
+ Kiểm tra đánh giá năng lực của ứng viên, sơ tuyển ứng viên trực tiếp hoặc qua điện thoại.
+ Tổ chức các sự kiện nhằm thu hút ứng viên.
+ Xây dựng mạng lưới ứng viên tiềm năng.
+ Soạn văn bản, các loại thư từ: thư xác nhận, thư từ chối, báo cáo tuyển dụng.
+ Liên kết với các nguồn cung ứng nhân lực chất lượng: Trường Đại học, Cao đẳng, đơn vị đào tạo nghề,…
+ Giải quyết các vấn đề pháp lý trong tuyển dụng.
>>> 12 câu hỏi phỏng vấn nhân viên nhân sự
Nhân sự có trách nhiệm đào tạo và phát triển chuyên môn cho nhân viên để họ nắm vững nghiệp vụ và dễ dàng hòa nhập với văn hóa doanh nghiệp. Một số công việc cần làm gồm có:
+ Lên kế hoạch và triển khai các khóa, lớp đào tạo cho nhân viên.
+ Xây dựng giáo án đào tạo.
+ Theo dõi, đánh giá chất lượng các chương trình đào tạo đã thực hiện.
+ Hướng dẫn nội quy, đào tạo nghiệp vụ và phổ biến văn hóa doanh nghiệp cho nhân viên mới.
Bộ phận nhân sự sẽ phải xây dựng cấu trúc lương thưởng phù hợp để đảm bảo cung cấp những lợi ích cạnh tranh nhất giúp doanh nghiệp thu hút và giữ chân nhân tài. Các công việc cụ thể bao gồm:
+ Chấm công, quản lý việc nghỉ phép, đi trễ, nghỉ việc,…
+ Xây dựng bảng lương.
+ Xây dựng chính sách phúc lợi, đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật,…
+ Xử lý những tranh chấp phát sinh.
+ Khảo sát mức độ hài lòng của nhân viên.
+ Xây dựng hệ thống đánh giá hiệu quả cho mỗi vị trí công việc.
+ Thực hiện các nghiệp vụ về Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,…
+ Tính lương và các chế độ chính sách phúc lợi.
Dựa trên ý thức, tinh thần làm việc và KPIs cho từng nhóm đối tượng mà nhân sự sẽ tiến hành đánh giá, xếp loại để có quyết định khen thưởng, kỷ luật hợp lý.
Lương ngành HR sẽ phụ thuộc vào vị trí, công việc mà bạn đảm nhận. Tại các vị trí cao hơn thì mức lương sẽ cao hơn. Bạn có thể tham khảo mức lương theo vị trí sau đây để thấy rõ điều này.
+ Sinh viên mới ra trường, có bằng cử nhân, mức lương từ 3 – 5 triệu/tháng.
+ Chuyên viên nhân sự tổng hợp, kinh nghiệm 2 – 5 năm, lương từ 8 – 12 triệu/tháng.
+ Giám sát nhân sự tầm trung, kinh nghiệm 2 – 5 năm, lương từ 10 – 20 triệu/tháng.
+ Trưởng phòng tiền lương và phúc lợi, kinh nghiệm 8 – 12 năm, lương từ 20 – 40 triệu/tháng.
+ Phó phòng nhân sự, kinh nghiệm 3 – 6 năm, lương từ 12 – 30 triệu/tháng.
+ Trưởng phòng nhân sự, kinh nghiệm 3 – 8 năm, lương từ 15 – 45 triệu/tháng.
+ Giám đốc nhân sự, kinh nghiệm 10 – 25 năm, lương từ 30 – 100 triệu/tháng.
Sự phát triển của nền kinh tế cùng với xu thế hội nhập của đất nước đã mang đến cơ hội phát triển rộng mở cho các doanh nghiệp cả trong và ngoài nước. Đội ngũ nhân lực được quan tâm phát triển hơn nên vị thế của nhân sự cũng càng được coi trọng.
Công nghệ phát triển, AI dần thay thế nhiều ngành nghề bởi hiệu suất cao hơn. Tuy nhiên ngành nhân sự vẫn luôn là ngành không thể thay thế. Điều này đảm bảo tính ổn định nghề nghiệp cao cho những người theo ngành này.
Hơn nữa, cơ hội việc làm ngành nhân sự cũng rất đa dạng. Bạn có thể lựa chọn cho mình một vị trí công việc phù hợp với trình độ và kỹ năng của bản thân. Một số vị trí công việc điển hình như là:
+ Nhân viên hành chính nhân sự
+ Nhân viên tuyển dụng
+ Chuyên Viên C&B
+ Headhunter
+ HR consulting
+ HR specialist
Bên cạnh đó, khi làm việc trong ngành nhân sự, bạn còn có cơ hội tiếp xúc với nhiều lĩnh vực và ngành nghề khác nhau. Nhờ vậy mà bạn sẽ tiếp thu được nhiều kỹ năng chuyên môn và kiến thức về các ngành khác. Đồng thời, bạn cũng nhận được nhiều tình cảm từ mọi người trong công ty và có nhiều cơ hội để hoàn thiện bản thân hơn.
Ms Uptalent mong rằng qua bài viết bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức hữu ích về ngành nhân sự. Trên thực tế không có nghề nghiệp nào dễ dàng. Tuy nhiên, với định hướng nghề nghiệp đúng đắn và sự nỗ lực hết mình bạn chắc chắn sẽ thành công.
------------------------------------
HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet