- 420k
- 1k
- 870
Phỏng vấn là cơ hội tốt để nhà tuyển dụng đánh giá và tìm hiểu kỹ lưỡng hơn về ứng viên. Tuy nhiên, có một vài dấu hiệu ở ứng viên khiến bạn nên kết thúc buổi phỏng vấn sớm để không lãng phí thời gian, công sức.
Vậy, đó là những dấu hiệu nào? Và nên làm gì để kết thúc buổi phỏng vấn sớm một cách chuyên nghiệp. Bạn đọc hãy cùng tìm hiểu những điều này qua bài viết dưới đây của Quân sư TalentBold nhé.
MỤC LỤC:
1- Tầm quan trọng của buổi phỏng vấn
1.1- Tạo điều kiện để nhà tuyển dụng đánh giá kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm của ứng viên
1.2- Giúp HR đánh giá mức độ phù hợp của ứng viên với văn hóa công ty
1.3- Kiểm tra năng lực giao tiếp
1.4- Đánh giá tính cách, thái độ của ứng viên với công việc
1.5- Xây dựng mối quan hệ với ứng viên
1.6- Giúp HR lựa chọn được ứng viên phù hợp nhất
2- Những dấu hiệu ở ứng viên cho thấy bạn nên kết thúc phỏng vấn sớm
3- Tips kết thúc buổi phỏng vấn sớm sao cho chuyên nghiệp
3.1- Đánh giá nhanh ứng viên
3.2- Chuyển hướng cuộc phỏng vấn
3.3- Luôn lịch sự và tôn trọng
3.4- Cung cấp một số phản hồi, lời khuyên tích cực cho ứng viên
3.5- Kết thúc phỏng vấn một cách chuyên nghiệp
Buổi phỏng vấn có ý nghĩa rất lớn trong quá trình tuyển dụng. Nó giúp HR hiểu rõ hơn về ứng viên cũng như đánh giá năng lực, sự phù hợp của họ với công việc và văn hóa công ty.
Dưới đây là những điểm cho thấy tầm quan trọng của phỏng vấn trong quy trình tuyển dụng:
Thông qua câu hỏi phỏng vấn và quá trình trao đổi, tương tác, nhà tuyển dụng có thể đánh giá được ứng viên có đủ năng lực cũng như kinh nghiệm thực tế cần thiết để đảm đương vị trí công việc hay không. Qua đó, họ cũng có cơ sở vững chắc để đưa ra quyết định tuyển dụng.
Mỗi công ty đều có những giá trị, văn hóa và nét đặc trưng riêng về môi trường làm việc. Bằng cách trực tiếp trò chuyện với ứng viên, nhà tuyển dụng có thể phần nào đánh giá mức độ phù hợp của họ với công ty.
Giao tiếp là yếu tố rất quan trọng trong môi trường làm việc. Qua buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng dễ dàng đánh giá được các khía cạnh như:
- Khả năng giao tiếp của ứng viên có tốt hay không?
- Năng lực tương tác, truyền đạt thông tin của họ như thế nào?
Thời gian phỏng vấn thường không kéo dài quá lâu nhưng cũng đủ để nhà tuyển dụng đánh giá tương đối tính cách và thái độ của ứng viên đối với công việc. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong việc đảm bảo khả năng hòa nhập của ứng viên sau tuyển dụng.
Ý nghĩa của buổi phỏng vấn không dừng lại ở việc đánh giá ứng viên, hay là ra quyết định tuyển dụng. Thực tế, đây còn cơ hội tốt để nhà tuyển dựng phát triển mối quan hệ với ứng viên cũng như hiểu rõ hơn động lực, niềm đam mê của họ với công việc.
Ngoài những điều trên thì buổi phỏng vấn còn có ý nghĩa lớn khi có thể giúp nhà tuyển dụng ra quyết định lựa chọn ứng viên phù hợp. Quyết định này sẽ được đưa ra sau khi nhà tuyển dụng thu thập, đánh giá kỹ lưỡng các thông tin liên quan đến năng lực và kinh nghiệm của ứng viên.
Nội dung liên quan>>>Khám Phá 5 Câu Hỏi Phỏng Vấn Độc Đáo Từ Các Công Ty Hàng Đầu"
Tùy theo từng vị trí công việc mà thời gian phỏng vấn sẽ khác nhau. Tuy nhiên, nếu bạn phát hiện ứng viên có những dấu hiệu dưới đây thì hãy kết thúc buổi phỏng vấn sớm để có nhiều thời gian hơn cho những ứng viên thực sự tiềm năng:
Đây được xem là dấu hiệu rõ nhất cho thấy ứng viên không quá quan tâm hay coi trọng công việc. Nếu nhận thấy CV của ứng viên quá mức sơ sài, qua loa, kiểu như làm cho có thì bạn không cần phải tiếp tục chú ý tới họ để tránh lãng phí thời gian vô ích.
Một ứng viên thực sự quan tâm đến vị trí đang ứng tuyển chắc chắn sẽ tìm hiểu về công ty trước khi gửi hồ sơ phỏng vấn. Bởi vậy, khi nhận thấy ứng viên chỉ tìm hiểu công ty một cách sơ sài thì bạn nên cân nhắc loại bỏ họ khỏi danh sách ứng viên tiềm năng.
Ứng viên không thể truyền đạt, diễn giải thông tin rõ ràng, đầy đủ. Họ có biểu hiện né tránh trả lời trực tiếp vào câu hỏi và không thể duy trì cuộc trò chuyện thông suốt, mạch lạc. Những dấu hiệu này cho thấy ứng viên là người giao tiếp kém.
Bên cạnh đó, ứng viên còn cho thấy thái độ tiêu cực với công việc trước đó khi liên tục phàn nàn về công ty cũ, sếp cũ, đồng nghiệp cũ. Nghiêm trọng hơn, họ còn tỏ ra thiếu tôn trọng với người phỏng vấn.
Một ứng viên thực sự yêu thích, hứng thú với công việc sẽ có tâm lý háo hức muốn bắt đầu làm việc ngay lập tức. Biểu hiện rõ rệt nhất là họ sẽ ngay lập tức trả lời khi nhà tuyển dụng đặt câu hỏi “Khi nào bạn có thể bắt đầu công việc?”.
Cho dù là ứng viên cần trì hoãn thời gian nhận việc đi nữa thì cũng có thể đưa ra mốc thời gian cụ thể về việc khi nào có thể bắt đầu công việc.
Ngược lại, nếu ứng viên có biểu hiện dè dặt khi được hỏi về thời gian nhận việc thì rất có thể họ sẽ không có ý định gắn bó lâu dài với công ty.
Một ứng viên được đánh giá có tiềm năng khi họ có thể giải thích chi tiết vai trò công việc, kinh nghiệm, thành tích đã đạt được cũng như cho thấy được khả năng ứng dụng những gì đã biết vào công việc mới.
Trong trường hợp ứng viên không thể nói rõ về công việc trước đó thì nhiều khả năng họ đang nói dối về kinh nghiệm của bản thân. Điều này cũng là dấu hiệu cho thấy họ không hiểu rõ về công việc đang ứng tuyển hoặc là không học hỏi được gì từ những trải nghiệm trong công việc trước đó.
Sự thân thiện và nhiệt tình quá mức ở ứng viên là dấu hiệu bạn nên đặc biệt lưu ý. Nguyên nhân của việc này có thể là họ đang cố gắng tỏ ra tự tin. Tuy nhiên, nếu nó kéo dài quá lâu hoặc là xuyên suốt buổi phỏng vấn thì có thể họ đang muốn che giấu điều gì đó.
Phỏng vấn là buổi nói chuyện tương tác hai chiều. Theo đó, ứng viên và nhà tuyển dụng sẽ cùng tìm hiểu, trao đổi thông tin với nhau trong suốt quá trình diễn ra buổi phỏng vấn.
Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy ứng viên thường xuyên quên những gì bạn đã nói, nhiều lần đề nghị bạn lặp lại câu hỏi thì có thể khẳng định họ là người có kỹ năng lắng nghe kém.
Đến đúng giờ là biểu hiện cho thấy sự tôn trọng của ứng viên với người phỏng vấn cũng như công việc. Do đó, nếu ứng viên đến trễ, bạn hoàn toàn có thể kết luận ứng viên là người cẩu thả, không tôn trọng giờ giấc, deadline công việc.
Ngoài ra, nếu ứng viên xuất hiện với trang phục luộm thuộm, nhăn nhúm, không phù hợp thì bạn có thể đánh giá thấp sự nghiêm túc cũng như nỗ lực của họ đối với công việc này.
Phỏng vấn không chỉ là nhà tuyển dụng đặt câu hỏi và ứng viên sẽ chỉ trả lời. Thực tế, phỏng vấn là buổi nói chuyện hai chiều, nó đòi hỏi phải có sự tương tác từ cả ứng viên và nhà tuyển dụng.
Nếu bạn nhận thấy ứng viên chỉ trả lời câu hỏi mà không hỏi bất cứ điều gì khác thì hãy lưu ý nhé. Hầu hết những ứng viên như vậy không thực sự để tâm tới công việc, không tìm hiểu thông tin hoặc là thiếu tập trung vào cuộc trò chuyện.
Nếu phát hiện ứng viên cung cấp nhiều thông tin sai lệch, thiếu chính xác và mâu thuẫn trong lúc phỏng vấn thì bạn nên dừng buổi phỏng vấn sớm.
Xem thêm tại>>>15 câu hỏi phỏng vấn vị trí Recruitment Consultant
Kết thúc buổi phỏng vấn sớm sao cho chuyên nghiệp là điều không dễ dàng với các HR. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo một vài tips sau đây của Quân sư để giải quyết điều này một cách lịch sự, hiệu quả nhất.
Ngay khi vừa bắt đầu buổi phỏng vấn, bạn nên dành khoảng 5 – 10 phút để đánh giá ứng viên. Nếu nhận thấy biểu hiện tiêu cực từ họ, bạn có thể lập tức ra quyết định kết thúc buổi phỏng vấn sớm.
Khi phát hiện ứng viên có biểu hiện không tốt, bạn có thể dừng việc khai thác thông tin mà chuyến qua việc cảm ơn vì họ đã đến phỏng vấn. Đồng thời, bạn cũng nên nói ngắn gọn rằng bạn đã có đủ thông tin và sẽ liên hệ với họ sau.
Dù không hài lòng với ứng viên thì bạn cũng phải duy trì thái độ lịch sự và tôn trọng với họ. Bạn có thể nói với rằng, những kinh nghiệm và kỹ năng của họ chưa phù hợp với công việc, nhưng bạn sẽ bảo lưu hồ sơ của họ cho những vị trí khác trong tương lai.
Có vẻ bạn quan tâm>>>Từ Điểm Yếu Thành Điểm Mạnh: 5 Cách Trả Lời Khiến Nhà Tuyển Dụng Tâm Đắc
Để tạo ấn tượng tốt với ứng viên, bạn có thể đưa ra một số lời khuyên và phản hồi tích cực để họ hiểu rõ lý do bị loại cũng như cải thiện hơn khi tham các buổi phỏng vấn khác.
Hãy gửi đến ứng viên lời cảm ơn chân thành vì họ đã tham gia buổi phỏng vấn. Đồng thời, bạn cũng nên gửi lời chúc may mắn đến họ cho những lần phỏng vấn kế tiếp.
Mong rằng những chia sẻ trên đây của Quân sư TalentBold đã giúp bạn nhận diện rõ những dấu hiệu ở ứng viên cho thấy nên kết thúc buổi phỏng vấn sớm. Đồng thời, bạn cũng có thể vận dụng tốt các tips của Quân sư để kết thúc buổi phỏng vấn sớm một cách chuyên nghiệp và lịch sự. Chúc bạn thành công!
------------------------------------
HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet