- 420k
- 1k
- 870
Năng suất lao động của người Việt Nam trong những năm gần đây có xu hướng tăng trường nhanh, tuy nhiên vẫn nằm trong mức báo động so với nhiều quốc gia trong khu vực.
Theo số liệu thống kê về tình hình kinh tế- xã hội năm 2017 của Tổng cục thống kê, các chỉ số cho thấy, mức GDP cả nước cao nhất tính từ năm 2011, tăng 170 USD so với năm 2016.
Tuy nhiên, về tương quan so sánh năng suất lao động Việt Nam so với một số nước Đông Nam Á khá đáng báo động. Năng suất lao động của người Việt Nam năm 2017 đạt 93,2 triệu đồng/ khu vực (tương đương 4.166 USD/lao động). Trong đó:
- Năng suất lao động ở Việt chỉ bằng 7% so với năng suất lao động của Singapore.
- Năng suất lao động chỉ bằng 17,6% so với Malaysia.
- Năng suất bằng 36,5% so với năng suất Thái Lan
- Bằng 42,3% so với năng suất lao động của Indonesia.
- Năng suất chỉ đạt 56,7% so với năng suất làm việc của Philippines và chỉ bằng 89,1% so với Lào.
Cụ thể, năng suất lao động của lao động Việt Nam đứng vị trí thấp nhất trong các nước so sánh ở ba ngành quan trọng nhất là: “vận tải kho bãi, truyền thông”, “công nghiệp chế, chế tạo”, “xây dựng” . Trong đó, năng suất lao động tại Việt Nam được đánh giá cao hơn một số nước chỉ trong phạm vi 3 nhóm ngành “Khai mỏ và khai khoáng”, “Dịch vụ cộng đồng, xã hội, cá nhân”, “Tài chính, bất động sản và dịch vụ văn phòng”.
Đáng chú ý là những nước đi sau như Lào, Myanma, Campuchia đang ngày càng thu hẹp khoảng cách với Việt Nam nhờ tăng năng suất lao động. Sự chênh lệch này có xu hướng tiếp tục gia tăng nhanh trong thời gian tới. Điều này đưa tới thách thức cho nền kinh tế Việt Nam khi phải nhanh chóng bắt kịp mức năng suất lao động của các nước.
Trong mối tương quan với các nước Đông Bắc Á, bao gồm: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, năng suất làm việc của người Việt Nam cũng ở mức rất khiêm tốn. Cụ thể, theo số liệu thống kê từ cục Thống kê Việt Nam thì năng suất lao động của Nhật Bản cao gấp 39 lần của Việt Nam, Hàn Quốc cao gấp 16 lần và Trung Quốc cao gấp 2 lần.
Tốc độ tăng trưởng năng suất lao động của người Việt Nam khá hạn chế, chỉ đạt 4% trong khi con số này ở Trung Quốc là 7%, Hàn Quốc là 5%. Tuy tốc độ tăng trưởng này có nhiều cải tiến trong thời gian gần đây, tuy nhiên chúng không quá lớn và cách xa rất nhiều so với các nước trong khu vực.
Đặc biệt, năng suất làm việc của 9 nhóm ngành Việt Nam đều ở mức gần thấp nhất hoặc thậm chí thấp nhất trong số các nước trên, nhất là ở những ngành “công nghiệp chế biến chế tạo”, “xây dựng” và “vận tải, kho bãi, truyền thông”. Sự chênh lệch trong năng suất lao động là điều dễ nhận thấy bởi khoảng cách Việt Nam với các nươc vẫn ngày một gia tăng. Điều này đặt ra thách thức với nền kinh tế phải làm gì để bắt kịp các nước khác trong khu vực và thế giới về năng suất làm việc.
Thứ nhất, cơ cấu kinh tế Việt Nam chuyển dịch tương đối chậm. Các ngành công nghiệp, dịch vụ, tín dụng, du lịch,… chiếm tỷ trọng kinh tế tương đối thấp. Do đó, năng suất làm việc của nhân viên thuộc các ngành truyền thống ở Việt Nam khó có thể cải thiện đựoc.
Thứ hai, số lượng lao động nông nghiệp ở Việt Nam khá đông nhưng năng suất thấp. Tỷ trọng lao động nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm nhanh từ 2010 tới năm 2017, nhưng vẫn thuộc top lớn hơn so với các nước trong khu vực. Điều này khiến năng suất lao động của người Việt Nam khó cải thiện.
Thứ ba là công nghệ sản xuất còn nhiều lạc hậu. Doanh nghiệp thường sử dụng máy móc hậu 2-3 so với mức trung bình của thế giới. Ngoài ra, Việt Nam cũng thuộc nước có khả năng sáng tạo, ứng dụng công nghệ thấp trên thế giới.
Thứ tư, chất lượng, cơ cấu và hiệu quả sử dụng nguồn lao động thấp làm ảnh hưởng lớn tới năng suất lao động. Việt Nam có nguy cơ thiếu nhân lực cho cuộc cách mạng 4.0.
Thứ năm, công tác tổ chức, quản lý cũng như sử dụng nguồn lực nhiều hạn chế. Năng lực quản lý, quản trị doanh nghiệp còn nhiều vấn đề về cải cách. Năng suất làm việc của nhân viên thấp do công tác điều hành và quản lý chưa thực sự chất lượng.
Thứ sáu, quy mô doanh nghiệp ở Việt Nam quá chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ. Số lượng doanh nghiệp khó đạt mức tối ưu để đạt được mức năng suất lao động đề ra. Doanh nghiệp chưa thể kết nối với công nghệ hiện đại để ứng dụng tri thức vào trong nước.
Biện pháp hàng đầu cần thực hiện chính là việc năng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế Việt thông qua công tác cử các đoàn nhân sự sang học tập kinh nghiệm của các nước phát triển áp dụng vào Việt Nam.
Thực hiện xây dựng các chiến lược nhằm nâng cao năng suất lao động của người Việt Nam trong từng giai đoạn cụ thể nhưng vẫn đảm bảo theo kịp các nước trong khu vực.
Có các chính sách tiền lương và chế độ bảo hiểm xã hội phù hợp với tăng năng suất lao động. Thực hiện quan tâm tới đời sống vật chất, tinh thần của người lao động.
Năng suất làm việc của người Việt Nam nhìn chung đã có những bước cải thiện đáng kể trong thời gian gần đây. Tuy nhiên sự tăng trưởng này vẫn dừng ở mức khá khiêm tốn so với các nước trong khu vực và thế giới. Điều này đòi hỏi sự đổi mới đồng bộ từ doanh nghiệp cũng như các chính sách nhà nước để khắc phục nhanh chóng sự tụt hậu này.
------------------------------------
HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet