maro-news
Image
maro-news
Follow US:
Quick Search
KIẾN THỨC

5 biểu hiện của một môi trường làm việc toxic

5 biểu hiện của một môi trường làm việc toxic

Bạn đã từng nghe nói tới môi trường làm việc toxic? Hay bạn có đang làm việc trong một môi trường thực sự tốt và không có dấu hiệu của sự toxic?

Hãy cùng Ms Uptalent khám phá 5 biểu hiện của một môi trường làm việc toxic để tự đánh giá nơi bạn đang làm việc và có cách ứng phó phù hợp qua bài viết sau đây nhé!

MỤC LỤC:
1- Toxic là gì?
2- Môi trường làm việc toxic là gì?
3- Những ảnh hưởng của một môi trường làm việc toxic
4- Hành vi, dấu hiệu của một môi trường làm việc toxic
5- Lời khuyên

Tuyển dụng nhân sự cấp cao>>> Xem thêm: Việc làm Suppy Chain

1- Toxic là gì? 

Toxic theo nghĩa đen được hiểu là độc hại, có hại hoặc được dùng để chỉ các chất độc nói chung. Còn theo nghĩa bóng thì toxic được hiểu là những điều mang đến ảnh hưởng xấu, tiêu cực cho người khác.

Theo đó, toxic sẽ mang ý nghĩa khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu truyền tải nội dung của người sử dụng. Khi sử dụng từ này bạn cần cân nhắc kỹ từng trường hợp sao cho hợp lý.

Bên cạnh đó, nó còn có thể ghép cùng các từ khác để tạo nên những ý nghĩa khác nhau, như là:

- Toxic chemicals (chất độc hóa học).

- Toxic fumes (khói độc).

Những việc làm hấp dẫn

Supply Chain Manager (Electronic)

Hồ Chí Minh, Bình Dương , Đồng Nai Mua hàng/Chuỗi Cung Ứng , Xuất nhập khẩu, Điện / Điện tử / Điện lạnh

Analyst Supply Chain

Hà nội, Bắc Ninh, Hưng Yên Kho vận, Mua hàng/Chuỗi Cung Ứng , Xuất nhập khẩu

Supply Chain Specialist

Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Long An Kho vận, Mua hàng/Chuỗi Cung Ứng , Xuất nhập khẩu

Manufacturing Control Manager

Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên Sản Xuất , Kỹ sư Công Nghiệp (IE)/Cải tiến sản xuất

Import-Export Specialist

Hà nội, Bắc Ninh, Hưng Yên Sản Xuất , Xuất nhập khẩu

- Toxic environment (môi trường độc hại).

- Toxic masculinity (người đàn ông có tính cách tiêu cực, gia trưởng, hung hăng, bạo lực).

2- Môi trường làm việc toxic là gì? 

Môi trường làm việc toxic hay còn được gọi là môi trường làm việc độc hại (Toxic workplace), có nghĩa là một nơi làm việc tồn tại nhiều xung đột cá nhân và các hành vi tiêu cực như chống đối, bắt nạt, thao túng,… 

Toxic workplace không bao gồm môi trường độc hại về tính chất hóa học, vật lý làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Thay vào đó, nó gây ra ảnh hưởng xấu đến tinh thần, hiệu suất công việc của những người đang làm việc tại đấy.

3- Những ảnh hưởng của một môi trường làm việc toxic 

Như đã nói, một môi trường làm việc toxic sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần, hiệu suất công việc của nhân viên. Cụ thể:

Môi trường làm việc toxic

>>> Bạn có thể xem thêm: Tầm quan trọng của môi trường làm việc

3.1- Môi trường làm việc độc hại làm giảm năng suất, chất lượng công việc

Trong môi trường làm việc toxic, bạn sẽ phải làm việc với tình trạng căng thẳng, đồng nghiệp toxic, không đồng ý hợp tác và mọi thứ đều có xu hướng trì trệ.

Điều này khiến năng suất và chất lượng công việc của bạn cũng chịu ảnh hưởng tiêu cực. Nguyên nhân là vì quá trình làm việc muốn thành công và đạt hiệu quả tốt đòi hỏi sự giao tiếp, hỗ trợ tích cực từ mọi người, nhưng bạn không thể tìm được những điều này ở những nơi làm việc độc hại.

3.2- Nhân viên mất đi động lực làm việc

Nếu các yếu tố từ môi trường độc hại liên tục làm giảm chất lượng công việc của bạn thì lâu dần bạn sẽ không còn cảm thấy hứng thú với công việc nữa. Bạn sẽ luôn cảm thấy chán nản. Động lực làm việc cũng mất dần đi.

Ngoài ra, một môi trường làm việc toxic còn có nhiều yếu tố tiêu cực khác như cấp trên quản lý theo phương thức rất cực đoan, không có cơ hội để phát triển,… Những yếu tố này đều khiến bạn không thể duy trì được sự nhiệt huyết và tinh thần làm việc.

3.3- Môi trường toxic gây ra sự kiệt quệ về cả thể chất và tinh thần ở nhân viên

Một trong những ảnh hưởng tiêu cực nghiêm trọng ở môi trường làm việc độc hại là bạn dễ bị mất cân bằng trong cuộc sống và công việc. Từ đó, bạn sẽ luôn cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi. Nếu điều này diễn ra trong thời gian dài sẽ khiến bạn rơi vào tình trạng kiệt quệ cả về thể chất và tinh thần.

4- Hành vi, dấu hiệu của một môi trường làm việc toxic 

Để nhận biết nơi làm việc của mình có phải là môi trường độc hại hay không bạn có thể dựa vào những dấu hiệu sau:

4.1- Công việc quá tải (overworking)

Thường xuyên quá tải về công việc là một trong những dấu hiệu điển hình của một môi trường làm việc toxic. 

Phần lớn các doanh nghiệp đều cho rằng thời gian làm việc lâu hơn sẽ khiến hiệu quả công việc càng cao hơn. Tuy nhiên, thực tế hoàn toàn ngược lại.

Tình trạng thường xuyên phải làm việc quá giờ, làm quá nhiều công việc thực chất chính là “kẻ thù vô hình” của năng suất. Nó khiến nhân viên kiệt sức, giảm sự sáng tạo và ảnh hưởng đến khả năng ra quyết định đúng đắn của họ.

Vấn đề quá tải công việc tồn tại ở rất nhiều công ty, doanh nghiệp. Tuy vậy, nó đang có dấu hiệu thay đổi từng ngày.

Cụ thể, rất nhiều doanh nghiệp đang cho phép nhân viên làm việc theo giờ giấc linh hoạt, quan tâm đến việc tạo không gian làm việc thoải mái cho nhân viên, lịch trình làm việc được sắp xếp lành mạnh hơn, thậm chí còn có thời gian giải lao hay các bữa ăn nhẹ.

4.2- Áp lực cao (high pressure)

Thông thường mỗi người sẽ làm việc tốt nhất trong không gian thoải mái, dễ chịu. Tuy nhiên, các công ty lại thường tạo ra môi trường hoàn toàn trái ngược.

Một môi trường làm việc với áp lực cao quả thực sẽ mang tới hệ quả tồi tệ. Lý do là vì nhân viên trong môi trường này phải liên tục chịu áp lực về việc đạt mục tiêu và các thời hạn bất khả thi, thiếu thực tế.

Áp lực công việc cao khiến họ luôn căng thẳng, lo âu. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ làm suy giảm sức khỏe thể chất và cả tinh thần. Từ đó, năng suất làm việc sẽ suy giảm theo.

Môi trường toxic

>>> Bạn có thể quan tâm: Môi trường làm việc mà nhân sự cấp cao muốn hướng tới là như thế nào?

4.3- Cạnh tranh quá mức (excessive competition)

Trong môi trường làm việc, yếu tố cạnh tranh lành mạnh có thể mang đến sự phát triển và sáng tạo. Tuy nhiên, một khi việc cạnh tranh được đẩy lên cao quá mức chúng ta sẽ chỉ thấy một cá nhân xuất sắc thay vì một đội nhóm giỏi.

Thực tế cho thấy, cạnh tranh quá mức là yếu tố cản trở sự hợp tác giữa đội ngũ nhân viên trong một doanh nghiệp. Mọi người sẽ không tích cực chia sẻ ý tưởng, kiến thức của mình trong môi trường làm việc như vậy và năng suất, lợi nhuận của công ty cũng vì thế mà suy giảm.

4.4- Quản lý vi mô (micromanagement)

Quản lý vi mô tức là người lãnh đạo can thiệp và kiểm soát quá mức đối với các nhiệm vụ công việc của nhân viên.

Chính sự thiếu tự chủ và bị kiểm soát quá mức sẽ làm suy mòn sức sáng tạo ở nhân viên và khả năng phát triển toàn diện của họ. Bên cạnh đó, nhân viên còn cảm thấy bị đánh giá thấp, thiếu mong muốn gắn kết, hệ quả là năng suất làm việc suy giảm.

4.5- Văn hóa đổ lỗi (blame culture)

Tất cả mọi người đều muốn đạt được thành công chứ không ai muốn thất bại. Đây là tư duy phổ biến ở hầu hết mọi người. Bởi vậy, người ta mới thường tìm cách đổ lỗi cho người khác thay vì chấp nhận thất bại là do chính mình.

Một môi trường làm việc mà văn hóa đổ lỗi phát triển mạnh mẽ sẽ khiến nhân viên lo sợ về kết quả công việc. Họ cũng trở nên ngần ngại hơn khi phải đối mặt với những rủi ro và sự đổi mới.

Đáng nói hơn là văn hóa đổ lỗi có thể khiến nhân viên mất dần động lực làm việc. Đây là yếu tố có thể gây nguy hại đến sự thành công của doanh nghiệp.

5- Lời khuyên 

Có thể thấy môi trường làm việc toxic gây ra rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới những người làm việc tại đó. 

Vậy, phải làm sao nếu bạn chợt nhận ra mình đang làm việc trong một môi trường như thế?

Nếu bạn đang phải làm việc trong một môi trường độc hại thì hãy tham khảo những gợi ý sau đây:

Biểu hiện môi trường làm việc toxic

>>> Bạn có thể tham khảo: Các yếu tố ảnh hưởng tới môi trường làm việc

5.1- Tránh xa yếu tố tiêu cực và tìm kiếm những điều tích cực

Khi chẳng may phải làm việc trong một môi trường toxic thì tốt nhất bạn nên tìm mọi cách để tránh xa những thứ tiêu cực. Ví dụ như bạn đừng nên tham gia vào việc chia bè, kéo cánh hay thao túng, bắt nạt người khác.

Đồng thời, bạn nên nỗ lực tìm kiếm những đồng nghiệp tích cực bởi những người này nhiều khả năng cũng có cùng chí hướng như bạn.

5.2- Chủ động tìm kiếm biện pháp thay đổi

Điều tiếp theo bạn có thể cân nhắc chính là tìm cách thay đổi môi trường làm việc toxic trong phạm vi khả năng của bản thân.

Một số việc bạn có thể làm như cố gắng xây dựng bầu không khí làm việc tích cực, thoải mái hơn. Hoặc bạn cũng có thể cân nhắc việc tổ chức một số hoạt động giúp mọi người tìm hiểu và hỗ trợ nhau tốt hơn.

5.3- Cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi

Việc thường xuyên mất cân bằng về thời gian làm việc và nghỉ ngơi sẽ dễ khiến bạn kiệt sức. Bởi vậy, trong môi trường làm việc toxic, bạn cần xác định rõ với sếp và đồng nghiệp về thời gian làm việc cũng như nghỉ ngơi của mình.

Chẳng hạn, bạn nói với sếp và đồng nghiệp rằng mình sẽ không kiểm tra email hay làm việc ngoài giờ nếu đó không phải việc khẩn cấp.

Điều này có thể khiến bạn làm phật lòng nhiều người. Nhưng, chỉ cần bạn vẫn hoàn thành tốt công việc được giao thì bạn có quyền đòi hỏi những lợi ích mình nên nhận được.

5.4- Tìm kiếm môi trường làm việc tốt hơn

Nếu như bạn đã nỗ lực tìm cách thay đổi mà vẫn không có kết quả. Hay là bạn đã làm mọi thứ trong khả năng nhưng vẫn không thể giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực từ môi trường làm việc toxic. Vậy thì, đã đến lúc bạn phải rời đi để tìm cho mình môi trường làm việc tốt hơn.

Tóm lại, một môi trường làm việc toxic sẽ khiến bạn khó lòng phát triển và thăng tiến. Mặt khác, văn hóa công ty tiêu cực sẽ chỉ khiến bạn chịu ảnh hưởng nghiêm trọng về sức khỏe tinh thần và thể chất. Vì vậy, bạn đừng nên ngần ngại việc thay đổi hay tìm kiếm cho mình nơi làm việc phù hợp hơn.

Hy vọng những chia sẻ của Ms Uptalent về 5 biểu hiện của một môi trường làm việc toxic trên đây sẽ có ích với bạn. Đồng thời bạn cũng có thể vận dụng hiệu quả những lời khuyên của Uptalent để tìm được nơi có thể phát triển lâu dài. Chúc bạn thành công!

Dịch vụ headhunting - Săn đầu người

------------------------------------

HRchannels - Headhunter -  Dịch vụ tuyển dụng cao cấp

Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam

Nguồn ảnh: internet


HRchannels

HRchannels

HRchannels là nền tảng tuyển dụng và thu hút nhân sự cấp cao hàng đầu tại Việt Nam. Với hơn 16 năm kinh nghiệm tuyển dụng nhân sự cấp cao. Chúng tôi là công ty headhunter hàng đầu ở Việt Nam.