- 420k
- 1k
- 870
Chắc hẳn trong bài viết trước đó các bạn đã hiểu được CEO là gì cũng như biết được một CEO cần có những tố chất gì rồi. Vậy thì hôm nay, Ms Uptalent sẽ tiếp tục giúp các bạn khám phá mối quan hệ của CEO với các vị trí cấp cao trong doanh nghiệp nhé!
Nếu dịch theo nghĩa tiếng Việt thì CEO và COO – Chief Operating Officer, đều là Giám đốc điều hành. Tuy nhiên trong một doanh nghiệp thì CEO là người đứng đầu cao nhất, COO là người giữ vị trí thứ hai sau CEO. Nói đơn giản là chức vụ của COO nhỏ hơn CEO.
Chức vụ COO chỉ có trong các công ty, tập đoàn lớn. Còn các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì không cần thiết. Trong doanh nghiệp vừa có CEO và COO thì CEO là “Tổng giám đốc”, COO là “Phó tổng”. Nếu CEO kiêm luôn vị trí “Chủ tịch” thì COO là “Phó chủ tịch”.
COO sẽ hỗ trợ CEO lèo lái con thuyền doanh nghiệp. Họ sẽ san sẻ công việc với CEO và là người thực thi các quyết định do CEO đưa ra.
Đây là hai vị trí có quan hệ mật thiết với nhau và là cơ quan đầu não của mọi doanh nghiệp. Nếu như vai trò của CEO là định hướng mục tiêu, chiến lược phát triển và ra quyết định. Thì COO giữ vai trò là người xây dựng, quản lý và giám sát mọi hoạt động của doanh nghiệp. COO sẽ theo sát quá trình thực hiện các chiến lược và chính sách của doanh nghiệp. Sau đó sẽ đánh giá hiệu quả và báo cáo lại cho CEO.
CMO là viết tắt của Chief Marketing Officer, dịch theo nghĩa tiếng Việt là Giám đốc Marketing. Đây là một trong những vị trí quản lý cấp cao của một doanh nghiệp. CMO chịu trách nhiệm về hoạt động marketing và báo cáo trực tiếp cho CEO.
Vai trò của CMO thể hiện qua cách họ thực hiện việc quản trị các hoạt động quảng bá doanh nghiệp, hỗ trợ kinh doanh và các hoạt động thương mại khác. Họ cũng chịu trách nhiệm trong việc phát triển sản phẩm, truyền thông, tiếp thị, nghiên cứu thị trường, chăm sóc khách hàng, quan hệ công chúng, quản lý bán hàng,…
Trong mối quan hệ với CEO, CMO đóng vai trò là một “nhà tư vấn”. Bằng kiến thức, sự hiểu biết trong nhiều lĩnh vực khác nhau và năng lực toàn diện cả về chuyên môn lẫn khả năng quản lý, CMO có thể hỗ trợ CEO trong việc định hướng phát triển cho doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, với năng lực tư duy nhạy bén và có tầm nhìn chiến lược tốt, CMO có thể hiểu sâu về thị trường, khách hàng và đối thủ, cũng như có sự nhạy bén với thị trường để nhanh chóng tìm ra phương án và hướng đi chiến lược cho doanh nghiệp của mình.
CTO – Chief Technology Officer được biết là Giám đốc công nghệ của một doanh nghiệp. Họ phụ trách việc điều hành và triển khai hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) cho doanh nghiệp.
Trong doanh nghiệp, CTO sẽ chịu trách nhiệm về các chiến lược CNTT, giám sát và báo cáo các hoạt động CNTT, quản lý ngân sách và đảm bảo điều hành hoạt động CNTT hiệu quả để tạo tiền đề cho việc thực hiện các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. CTO làm việc dưới sự chỉ đạo của CEO và có trách nhiệm báo cáo công việc cho CEO
Bạn có thể hiểu đơn giản là CEO là lãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp và CTO là “cấp dưới” của CEO. Trong khi CEO chịu trách nhiệm lãnh đạo toàn doanh nghiệp thì CTO có trách nhiệm lãnh đạo đội ngũ nhân viên trong bộ phận kỹ thuật.
Trong bất cứ doanh nghiệp nào thì CEO và CTO đều phải đảm bảo mối quan hệ gắn kết chặt chẽ với nhau. Bởi vì mỗi người có rất nhiều trách nhiệm riêng nhưng đều phải hướng đến mục tiêu phát triển chung của doanh nghiệp.
CCO là viết tắt của Chief Communications Officer, nghĩa là Giám đốc truyền thông. Trong doanh nghiệp, CCO phụ trách việc quản lý thông tin, hoạt động truyền thông và vấn đề giao tiếp trong nội bộ doanh nghiệp cũng như với các đối tượng bên ngoài (khách hàng, đối tác, công chúng).
Bên cạnh đó CCO cũng chịu trách nhiệm xử lý các sự cố truyền thông nội bộ và đại chúng. Họ cũng là người đảm trách việc xây dựng và lan tỏa các thông điệp truyền thông theo từng mục đích cụ thể của doanh nghiệp.
Bằng sự am hiểu và kỹ năng của mình về truyền thông, CCO sẽ hỗ trợ CEO trong việc truyền đạt các thông tin trong nội bộ và tuyền thông đại chúng đạt hiệu quả cao nhất.
Ngoài những vị trí được nhắc đến trên đây, thì CEO còn có quan hệ với các vị trí quản lý cấp cao khác như CIO, CHRO, CFO, CPO, CSO các trưởng phòng và các vị trí quản lý khác của doanh nghiệp.
Trong vai trò của người quản lý cao nhất, CEO có trách nhiệm phát triển chiến lược và định hướng kinh doanh để các nhà quản lý khác xác định hướng hành động đúng đắn. Bạn có thể hình dung CEO như một người “thuyền trưởng”, còn những nhà quản lý dưới quyền của CEO chính là “thuyền phó” hỗ trợ họ chèo chống con thuyền doanh nghiệp.
Qua bài viết này, Uptalent mong rằng các bạn hiểu được CEO là gì cũng như mối quan hệ của CEO với các vị trí cấp cao trong doanh nghiệp. Khi đã hiểu được bạn sẽ nhận ra rằng, đằng sau thành công của một doanh nghiệp là sự cộng tác khăng khít của những nhà quản lý cấp cao tài ba.
------------------------------------
HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet