maro-news
Image
maro-news
Follow US:
Quick Search
Mô Tả Công Việc

Mô tả công việc Quản Lý Sản Xuất (Production Manager)

Mô tả công việc Quản Lý Sản Xuất (Production Manager)

Sản xuất là mắt xích quan trọng nhất trong dây chuyền hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Muốn quá trình sản xuất diễn ra suôn sẻ, hiệu quả, chắc chắn vai trò của Quản lý sản xuất luôn chiếm vị trí đầu bảng. Mô tả công việc Quản lý sản xuất (Production Manager) sau đây sẽ giúp chúng ta tìm hiểu sâu hơn về nhiệm vụ, trọng trách và cả quyền lợi mà vị trí này đang sở hữu. Ms. Uptalent sẽ làm “hướng dẫn viên” cho bạn trong hành trình khám phá này nhé!

MỤC LỤC:
1- Quản lý sản xuất (Production Manager) là gì?
2- Mô tả công việc quản lý sản xuất (Production Manager)
3- Yêu cầu tuyển dụng vị trí quản lý sản xuất (Production Manager)
4- Thu nhập của quản lý sản xuất (Production Manager) như thế nào?
5- Nhu cầu tuyển dụng quản lý sản xuất (Production Manager) có cao không?

Tuyển dụng nhân sự cấp cao

1- Quản lý sản xuất (Production Manager) là gì? 

Quản lý sản xuất (Production Manager) là chủ quản chịu trách nhiệm quản lý, điều phối, giải quyết toàn bộ quy trình sản xuất tại doanh nghiệp, nhà máy hoặc nhà xưởng. Trọng tâm nhiệm vụ của họ là đảm bảo cho hàng hóa, dịch vụ được sản xuất theo đúng kế hoạch, đúng tiến độ, đúng tiêu chuẩn chất lượng.

Bằng kiến thức sâu rộng của bản thân về việc lên kế hoạch, điều hối hoạt động sản xuất, cùng kinh nghiệm lâu năm trong việc nắm bắt quy trình, quản lý nhân sự, quản lý nguyên vật liệu / thành phẩm…, người đảm nhận vai trò Quản lý sản xuất sẽ giúp doanh nghiệp giữ vững uy tín với đối tác và khách hàng, hạn chế tối đa tình trạng thiếu hụt hàng hóa, lãng phí nguyên vật liệu trong tổ chức.

2- Mô tả công việc quản lý sản xuất (Production Manager) 

Dù là doanh nghiệp quy mô nhỏ hay lớn, dù sản phẩm là hàng hóa hay dịch vụ thì một khi đã là Quản lý sản xuất, bạn chắc chắn sẽ phải tiếp quản những nhiệm vụ chủ chốt sau đây:

2.1. Lên kế hoạch sản xuất

Tiếp nhận yêu cầu sản xuất và dự báo nhu cầu từ bộ phận kế hoạch sản xuất

Đánh giá khả năng sản xuất của nhà máy bao gồm máy móc, thiết bị, nhân lực, nguyên vật liệu…

Lên kế hoạch sản xuất khả thi, vừa đảm bảo hoành thành tốt yêu cẩu sản xuất, vừa đảm bảo an toàn và ổn định cho mọi nguồn lực phục vụ sản xuất.

2.2. Quản lý đội ngũ nhân sự phòng sản xuất

Đánh giá nhu cầu nhân lực, yêu cầu tuyển dụng bổ sung hoặc điều động nhân sự

Những việc làm hấp dẫn

Trưởng Bộ Phận Sản Xuất (Tiếng Trung)

Hồ Chí Minh, Bình Dương , Đồng Nai Sản Xuất , QA/QC, Kỹ sư Công Nghiệp (IE)/Cải tiến sản xuất

Trưởng Phòng Sản Xuất (Tiếng Hàn)

Hà nội, Bắc Giang, Bắc Ninh Sản Xuất , Viễn Thông / Điện tử

Nhân Viên Kế Hoạch Sản Xuất (Điện Tử)

Hà nội, Phú Thọ, Vĩnh Phúc Quản lý điều hành , Sản Xuất , Điện / Điện tử / Điện lạnh

Chủ Quản Sản Xuất (Tiếng Trung)

Hồ Chí Minh, Bình Dương , Đồng Nai Sản Xuất , Điện/HVAC/MEP, Điện / Điện tử / Điện lạnh

Quản Lý Sản Xuất (Nhựa)

Hà nội, Hoà bình Cơ khí/ Máy móc, Sản Xuất , Kỹ sư Công Nghiệp (IE)/Cải tiến sản xuất

Trực tiếp phỏng vấn, tuyển dụng nhân sự phòng sản xuất

Đào tạo, hướng dẫn, phổ biến công việc cho phòng ban

Phân bổ nhân sự, sắp xếp công việc và lịch trình làm việc phù hợp cho từng nhân sự

Đánh giá hiệu suất làm việc, đề bạt, khen thưởng hoặc cung cấp đào tạo bổ sung (nếu cần thiết)

Quản lý sản xuất là gì

>>> Bạn có thể thiện quan tâm: Học quản lý sản xuất ở đâu?

2.3. Kiểm tra, giám sát chất lượng sản xuất

Nắm rõ mọi tiêu chuẩn sản xuất của từng khâu, từng bộ phận

Liên tục kiểm tra dây chuyền triển khai hoạt động sản xuất

Kịp thời phát hiện những dấu hiệu sự cố có thể phát sinh, liên lạc ngay đội kỹ thuật để xử lý

Chủ động hỗ trợ nhân viên xử lý sự cố, đảm bảo chất lượng sản phẩm luôn đạt tiêu chuẩn

2.4. Quản lý nguồn lực sản xuất

Hiểu rõ chủng loại, số lượng nguyên vật liệu cần thiết cho sản xuất

Hiểu rõ cách thức vận hành từng dòng máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất

Nắm rõ lịch trình bố trí nhân lực làm việc trong từng ca, từng khâu sản xuất

Linh hoạt phối hợp cùng các bộ phận chuyên trách (kho vận, nhân sự, tài vụ…) xử lý những tình huống phát sinh ngoài kế hoạch.

Đảm bảo môi trường làm việc an toàn cho nhân viên và toàn bộ hệ thống trang thiết bị, nguyên vật liệu, thành phẩm…

2.5. Tham mưu cải tiến sản xuất

Quan sát, ghi nhận những bất cập làm giảm hiệu suất sản xuất

Nghiên cứu, đề xuất ý kiến cải tiến quy trình sản xuất lên ban lãnh đạo

Tham gia hoàn thiện dự án cải tiến sản xuất cùng phòng ban kỹ thuật của doanh nghiệp

Chủ động sắp xếp đội ngũ triển khai phương pháp mới, đánh giá và điều chỉnh trước khi áp dụng đại trà.

Mô tả công việc quản lý sản xuất

2.6. Báo cáo hiệu quả sản xuất

Tổng hợp đầy đủ dữ liệu liên quan đến hoạt động sản xuất tại mọi quy trình triển khai

Phân tích số liệu, thiết lập báo cáo phản ánh sát thực tế hoạt động sản xuất tại doanh nghiệp

Trực tiếp báo cáo, giải trình số liệu đánh giá hiệu quả sản xuất trước ban lãnh đạo

3- Yêu cầu tuyển dụng vị trí quản lý sản xuất (Production Manager) 

Hiểu rõ vai trò và trọng trách của một Quản lý sản xuất thực thụ rồi, ắt hẳn giờ đây, các bạn ứng viên đang rất quan tâm làm sao để có thể thành công ngồi vào vị trí Quản lý này phải không nào? Dưới đây sẽ là những yêu cầu tuyển dụng mà các doanh nghiệp đang kỳ vọng tìm thấy nơi bạn:

3.1. Tiêu chuẩn học vấn

Tốt nghiệp cử nhân Kỹ thuật sản xuất, Quản lý công nghiệp là phù hợp nhất, ngoài ra cơ hội còn mở rộng cho các ứng viên tốt nghiệp các chuyên ngành như Quản trị kinh doanh hoặc các chuyên ngành phù hợp với mặt hàng mà doanh nghiệp đang sản xuất (ví dụ: Công nghệ thực phẩm, Kỹ sư vi mạch, Điện – điện tử, Vật liệu xây dựng…)

Ngoài ra, để đáp ứng tốt yêu cầu về năng lực quản lý, ứng viên nên bổ sung cho mình một vài chứng chỉ ngắn hạn như Quản trị công nghiệp, Quản lý chất lượng, Quản lý dự án, Quản đốc sản xuất… Chắc chắn bạn sẽ ghi điểm cao khi ứng tuyển.

3.2. Tiêu chuẩn kinh nghiệm

Tối thiểu 5 năm làm việc trong ngành sản xuất, trong 5 năm đó, ứng viên phải có ít nhất 2 năm đảm nhận vai trò giám sát sản xuất. Bạn có thể không làm việc trong cùng ngành sản xuất mà nhà tuyển dụng đang hoạt động vì người phỏng vấn chủ yếu muốn khai thác kinh nghiệm thực tiễn của bạn trong việc:

  • Quản lý các dự án, kế hoạch sản xuất

  • Kỹ năng sử dụng máy móc, bảo trì hệ thống máy móc

  • Đào tạo nhân viên phòng sản xuất cách thức làm việc chuẩn xác và hiệu suất

  • Công tác đảm bảo an toàn trong hệ thống sản xuất


Yêu cầu cần có của quản lý sản xuất

>>> Tham khảo: Quản lý sản xuất phải đối mặt với những áp lực, khó khăn gì?

3.3. Kỹ năng, tố chất quan trọng

3.3.1. Kỹ năng giao tiếp khéo léo

Quá trình làm việc luôn gắn liền với những chỉ thị, hướng dẫn, thậm chí là mệnh lệnh với đội ngũ nhân sự sản xuất cấp dưới. Tùy vào ngành nghề sản xuất mà đối tượng người lao động sẽ có nhiều khác biệt (trình độ, văn hóa, quan điểm…). Muốn mọi người lắng nghe và tuân thủ thì kỹ năng giao tiếp khéo léo là yếu tố vô cùng quan trọng.

3.3.2. Kỹ năng lãnh đạo

Dưới quyền Quản lý sản xuất có thể lên đến trăm nhân sự, do đó công tác quản lý đội nhóm, điều phối công việc giữa các bộ phận, các ca làm việc, hay việc xử lý các mâu thuẫn nội bộ đều phải thực hiện công khai, minh bạch và công bằng. Đây là yêu cầu tiên quyết đảm bảo hiệu quả lãnh đạo tốt nhất cho người quản lý, tránh gây ra những đố kỵ, tị nạnh, bất mãn không đáng có.

3.3.3. Kỹ năng ra quyết định

Quyết định của Quản lý sản xuất là chỉ thị hành động cho toàn phòng ban. Quyết định đúng đắn, chuẩn xác vừa đảm bảo hiệu quả công việc, vừa tạo động lực cho nhân viên, lại vừa củng cố vị thế năng lực cho người quản lý. Ngược lại, những quyết định sai lầm sẽ gây ảnh hưởng đến cả uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp cùng nhiều hệ lụy liên quan đến nội bộ phòng sản xuất.

3.3.4. Khả năng sáng tạo

Không chỉ là sáng tạo trong cải tiến sản xuất mà còn bao gồm cả sáng tạo trong xử lý vấn đề vận hành sản xuất thường nhật. Năng lực này được tích lũy hiệu quả nhất thông qua quá trình làm việc thực tế, vì vậy, hãy liên tục rèn luyện cho mình ngay từ khi bạn chỉ mới là nhân viên hay chuyên viên sản xuất nhé.

3.3.5. Kiên trì, nhẫn nại

Công việc sẽ luôn có áp lực, có thử thách, là một người quản lý, bạn phải là chỗ dựa cho toàn đội nhóm. Giữ vững tinh thần, kiên trì vượt khó khăn và nhẫn nại dìu dắt nhân sự của mình cùng vượt mọi thử thách.

4- Thu nhập của quản lý sản xuất (Production Manager) như thế nào? 

Thu nhập của quản lý sản xuất khá là cao bạn nhé, ở quy mô doanh nghiệp nhỏ hoặc cơ sở sản xuất gia đình, mức lương của vị trí này đã đạt con số 500 – 1000 USD/ tháng rồi đấy. Kinh nghiệm chỉ cần từ 3 – 5 năm mà thôi.
Thâm niên lâu hơn (5-10 năm), quy mô doanh nghiệp lớn hơn, phạm vi quản lý rộng hơn, mức lương đạt đến 1600 – 2400 USD/tháng. Đặc biệt có những doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghệ kỹ thuật số, yêu cầu độ chính xác cao, lương của Quản lý sản xuất có thể lên đến 3000 – 4000 USD, quá ấn tượng phải không nào.

Chưa hết nha, làm Quản lý sản xuất, bạn còn nhận được nhiều phúc lợi hấp dẫn nữa, điển hình là tỷ lệ thưởng thường niên luôn thuộc nhóm quản lý cao cấp trong doanh nghiệp, còn thưởng vượt chỉ tiêu, thưởng giảm hao phí nguyên vật liệu… đều ở mức cao cả. Bình quân tổng thu nhập phổ biến mỗi tháng ít thì cũng 15 – 20 triệu đồng, cao hơn thì 40 - 50 triệu đồng.

Tuyển dụng quản lý sản xuất

5- Nhu cầu tuyển dụng quản lý sản xuất (Production Manager) có cao không? 

Bất cứ doanh nghiệp sản xuất nào cũng cần một người Quản lý sản xuất giỏi, thấu hiểu quy trình và thấu hiểu tính chất kỹ thuật của từng đầu việc. Do đó, từ doanh nghiệp quy mô nhỏ (xưởng vịt quay, cơ sở may gia đình…) đến những doanh nghiệp quy mô vừa và lớn (công ty sản xuất da giày, sản xuất vi mạch điện tử, sản xuất điện thoại…) đều phát sinh nhu cầu tuyển dụng Quản lý sản xuất.

Muốn cập nhật tiêu chuẩn tuyển dụng của doanh nghiệp, một là bạn vào các trang web tuyển dụng trực tuyến (Vietnamworks, HRchannels, CareerViet, TopCV…), hai là săn tin ngay tại trang web chính thức của những doanh nghiệp lớn như (Samsung, Masan, Vinamilk…) theo các chức danh:

  • Quản lý sản xuất

  • Trưởng phòng sản xuất

  • Quản lý dây chuyền sản xuất

  • Quản lý sản xuất và vận hành

  • Quản lý sản xuất và chất lượng

  • Trưởng nhóm / Trưởng bộ phận sản xuất…

Có một cách khác để chinh phục vị trí Quản lý sản xuất nữa, đó là đi lên từ một nhân viên / chuyên viên sản xuất. Rất nhiều doanh nghiệp “chọn mặt gửi vàng” theo cách này vì năng lực, tính cách, tố chất của nhân viên nội bộ đều đã được kiểm chứng suốt thời gian dài, quan trọng là họ thông thạo mọi quy trình vận hành sản xuất của doanh nghiệp nên tiếp quản công việc rất nhanh.

Mô tả công việc Quản lý sản xuất (Production Manager) cho thấy vai trò quản lý sản xuất vừa phải đảm bảo hoạt động sản xuất thường nhật diễn ra suôn sẻ, vừa phải đầu tư nghiên cứu đáp ứng nhu cầu kiến tạo những sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao theo yêu cầu thị trường. Vì vậy, ngoài việc chia sẻ thông tin, Ms. Uptalent còn định hướng cho các ứng viên hành trình trau dồi bản thân, rèn luyện năng lực, đáp ứng tối đa yêu cầu từ nhà tuyển dụng.
 

Dịch vụ headhunting - Săn đầu người

------------------------------------

HRchannels - Headhunter -  Dịch vụ tuyển dụng cao cấp

Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam

Nguồn ảnh: internet


HRchannels

HRchannels

HRchannels là nền tảng tuyển dụng và thu hút nhân sự cấp cao hàng đầu tại Việt Nam. Với hơn 16 năm kinh nghiệm tuyển dụng nhân sự cấp cao. Chúng tôi là công ty headhunter hàng đầu ở Việt Nam.