- 420k
- 1k
- 870
Kỹ thuật là một lĩnh vực rộng lớn, có liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất các sản phẩm, máy móc, thiết bị từ cấp độ cơ bản, như là các sản phẩm phục vụ cho đời sống hàng ngày đến các sản phẩm công nghệ cao, như là máy tính, điện thoại. Ngành kỹ thuật bao gồm các lĩnh vực kỹ thuật đặc thù, chuyên về công nghệ và các ứng dụng riêng. Những người hoạt động trong lĩnh vực kỹ thuật thường được gọi là kỹ sư.
Trong các doanh nghiệp, phòng kỹ thuật có nhiệm vụ vận dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào tất cả các công đoạn của quá trình sản xuất. Đồng thời còn nghiên cứu và cải tiến sao cho phù hợp với trình độ và năng lực sản xuất của từng doanh nghiệp.
Phòng kỹ thuật sẽ xây dựng và duy trì cấu trúc, chương trình hoạt động của máy móc cùng các thiết bị kỹ thuật khác của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, phòng cũng có nhiệm vụ hỗ trợ nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, quản lý việc sử dụng máy móc, thiết bị đúng kỹ thuật, kịp thời sửa chữa các lỗi hư hỏng kỹ thuật, bảo dưỡng thường xuyên để hệ thống máy móc, thiết bị làm việc hiệu quả nhất.
Sau đây là các công việc chính của phòng kỹ thuật
Tiếp nhận thông tin ban đầu về các dự án, công trình, các kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp. Đảm nhận công tác kỹ thuật, hợp tác với các bộ phận chức năng có liên quan khác để lên thiết kế, lập dự toán hoặc là kiểm tra, đánh giá và đưa ra yêu cầu sửa đổi nếu doanh nghiệp sử dụng dịch vụ thiết kế của các công ty khác.
Lãnh đạo và phối hợp các phòng ban có liên quan lập phương án thi công, phương án sản xuất.
Kiểm tra thiết kế, kiểm soát các tài liệu đầu vào, máy móc, thiết bị, quy trình và kỹ thuật công nghệ trong quá trình sản xuất. Theo dõi thường xuyên để kịp thời điều chỉnh, xử lý các sự cố phát sinh sao cho phù hợp với tình hình thực tế và đảm bảo hiệu quả sản xuất.
Theo dõi, kiểm soát các hợp đồng công ty đã ký kết, ghi nhận các thay đổi trong thiết kế trước và trong suốt quá trình thực hiện dự án hay kế hoạch sản xuất. Phân tích và đánh giá tất cả các thay đổi của thiết kế, dự toán trong quá trình thi công và sản xuất sản phẩm.
Tham gia vào việc thống kê các yêu cầu, ý kiến của khách hàng đối với sản phẩm. Tham gia vào việc kiểm soát sản phẩm không đạt yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng. Nhanh chóng xử lý các vướng mắc phát sinh trong quá trình sản xuất, xử lý các sản phẩm không đạt yêu cầu sao cho phù hợp phạm vi chức năng và nhiệm vụ của phòng kỹ thuật.
Tổ chức nghiên cứu và đưa ra đề xuất phát triển các sản phẩm mới. Tiếp nhận yêu cầu nghiên cứu từ cấp trên, thử nghiệm, ứng dựng và đề xuất biện pháp cải tiến các thiết bị, máy móc, quy trình sản xuất mới cho hoạt động sản xuất.
Tham gia quá trình hoạch định, phát triển sản phẩm mới, xác định nguồn lực thực hiện dự án, xây dựng các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn lao động trong hoạt động sản xuất, hỗ trợ các đơn vị tổ chức ban kỹ thuật – công nghệ.
>>> Có thể bạn quan tâm: Cơ cấu tổ chức phòng kỹ thuật gồm những gì?
Xây dựng định mức nội bộ, định mức kinh tế kỹ thuật, các tiêu chuẩn quản lý kỹ thuật, chức danh và cấp bậc kỹ thuật.
Tham gia xây dựng mục tiêu chất lượng của doanh nghiệp. Đồng thời tổ chức thực hiện, giám sát và đánh giá kết quả hoàn thành phù hợp với phạm vi chức năng và nhiệm vụ của phòng.
Xây dựng, kiểm tra và đánh giá hiệu quả của việc sử dụng các công nghệ, giải pháp kỹ thuật cũng như quy trình sản xuất đối với mỗi loại sản phẩm.Tư vấn cho ban lãnh đạo việc mua sắm, đổi mới các máy móc, trang thiết bị kỹ thuật và các trang thiết bị bảo hộ lao động. Đồng thời có trách nhiệm quản lý việc sử dụng các tài sản và các nguồn lực khác do công ty cung cấp.
>>> Bạn xem thêm: Xây dựng KPI của phòng kỹ thuật hiệu quả
Đề xuất chương trình đào tạo và tham gia đào tạo, huấn luyện các kiến thức mới và kỹ năng cho đội ngũ nhân viên phòng kỹ thuật.
Đưa ra đề xuất và kiến nghị các giải pháp để xử lý các bộ phận, cá nhân vi phạm quy định của doanh nghiệp trong lĩnh vực thuộc quyền quản lý của phòng kỹ thuật. Tham gia vào việc đánh giá chất lượng nội bộ doanh nghiệp và đánh giá hệ thống quản lý chất lượng đang được sử dụng tại doanh nghiệp.
Tham gia các sự kiện, hội nghị của công ty, đưa ra ý kiến đóng góp giúp doanh nghiệp xây dựng các quy chế, quy định có liên quan với lĩnh vực do phòng quản lý.
Kiểm tra, giám sát việc cung cấp thông tin kỹ thuật, công nghệ ra bên ngoài, nhằm đảm bảo quy tắc bảo mật thông tin theo quy định của công ty.
Chủ trì công tác soạn thảo và trình Ban lãnh đạo phê duyệt các văn bản và tài liệu quản lý nội bộ phù hợp với chức năng và nhiệm vụ được giao. Kiểm soát các tài liệu, hồ sơ, các chế độ thông tin, báo cáo, công tác thống kê, hội nghị, hội thảo và các hoạt động khác theo đúng quy định của công ty.
Hãy tham gia vào phần bình luận phía dưới bài viết nhé.
------------------------------------
HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet