- 420k
- 1k
- 870
Giám đốc nhân sự - Chief Human Resources Officer (CHRO) – là người đảm bảo cho các hoạt động quản trị nhân sự trong doanh nghiệp diễn ra thông suốt và hiệu quả, phục vụ tốt nhất cho việc hoàn thành các kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Tại Việt Nam chức danh này thường thấy ở các tập đoàn đa quốc gia hay các công ty lớn. Bạn cần có năng lực quản lý công việc và lãnh đạo nhân viên, cùng tư duy chiến lược sắc bén, để đảm đương những công việc vô cùng phức tạp của Giám đốc nhân sự.
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hầu hết các doanh nghiệp hiện nay. Các yếu đó đến từ các nguyên nhân khách quan bên ngoài, hay trong nội bộ doanh nghiệp và từ chính bản thân nhân viên của doanh nghiệp.
Các yếu tố bên ngoài có tác động rất lớn đến sự thay đổi nhân sự như tình hình kinh tế, thời điểm kinh doanh, chính sách pháp luật và đặc điểm vùng miền. Trong nội bộ doanh nghiệp là các yếu tố về mục tiêu kinh doanh, chiến lược phát triển, chính sách đãi ngộ sẽ gây ảnh hưởng đến việc quản trị nhân sự. Bên cạnh đó còn có các yếu tố phát sinh từ chính bản thân nhân viên như mong muốn và tầm nhìn cá nhân, hiểu biết và năng lực làm việc.
Với vô vàn yếu tố tác động lên vấn đề quản trị nhân sự như thế, đòi hỏi Giám đốc nhân sự cần đề ra được phương án xây dựng cơ cấu tổ chức, điều hành cho doanh nghiệp; chú trọng công tác đào tạo tuyển dụng; xây dựng phương án về lương bổng, khen thưởng, chế độ đãi ngộ … để đảm bảo sự phát triển lâu dài cho doanh nghiệp.
>>> Đọc thêm: Tuyển dụng CHRO - Giám đốc nhân sự như thế nào?
Định kỳ hàng tháng, hàng quý, hàng năm tiến hành đánh giá tình hình nguồn nhân lực hiện tại, xác định nhu cầu nguồn nhân lực trong giai đoạn tiếp theo, tiến hành lập ra kế hoạch tuyển dụng và đào tạo nhằm đảm bảo nguồn nhân lực cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Công việc Giám đốc nhân sự cần nghiên cứu thực trạng doanh nghiệp để tư vấn, đề xuất, triển khai xây dựng và hoàn thiện hệ thống các quy trình, quy chế trong doanh nghiệp. Qua đó đảm bảo việc thực hiện tốt các chức năng quản lý, đánh giá hiệu quả nguồn nhân lực và tạo ra môi trường làm việc hiệu quả, chuyên nghiệp.
Nguồn nhân lực là nguồn lực chính quyết định quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội, là nhân tố quyết định việc khai thác, sử dụng, bảo vệ và tái tạo các nguồn lực khác. Dựa trên cơ sở xu hướng phát triển ngành nghề kinh doanh, giá trị cốt lõi cần xây dựng, định hướng phát triển của doanh nghiệp mà có chiến lược phát triển nguồn nhân lực phù hợp với từng giai đoạn kinh doanh.
Văn hóa doanh nghiệp là những giá trị, niềm tin, hình thức mà mọi người trong doanh nghiệp cùng công nhận, cùng suy nghĩ, cùng nói, cùng hành động như một thói quen, giống như đời sống tinh thần và tính cách của một con người, và là yếu tố quyết định sự thành bại lâu dài của doanh nghiệp. Vì thế phát triển văn hóa doanh nghiệp là một trong những xu hướng mà người làm Giám đốc nhân sự cần đặc biệt quan tâm đến trong bối cảnh nền kinh tế 4.0.
>>> Có thể bạn quan tâm: 20 câu hỏi phỏng vấn giám đốc nhân sự chuyên sâu nhất
Hỗ trợ các bộ phận khác trong việc quản lý nhân sự, công tác đào tạo nhân viên, cách thức tuyển dụng nhân sự, tiếp nhận nhân sự, đánh giá nhân sự định kỳ, các công tác hành chính… Điều hành, quản lý đội nhóm, các phòng ban nhỏ trong bộ phận nhân sự của doanh nghiệp. Qua đó đảm bảo tối đa hóa phát triển tiềm năng con người, đảm bảo quyền lợi nhân sự, đảm bảo nguồn nhân lực cho các vị trí trong doanh nghiệp đủ để vận hành tốt.
Giám đốc nhân sự là cầu nối giữa Ban lãnh đạo và nhân viên trong doanh nghiệp. Chịu trách nhiệm theo dõi, đảm bảo việc tuân thủ các quy định nội bộ và quy định pháp luật. Giải quyết các khiếu nại vi phạm, có thể đưa ra biện pháp kỷ luật nếu cần thiết. Dự kiến và giải quyết các rủi ro về kiện tụng khi phát hiện các nguy cơ.
Ngoài ra, Giám đốc nhân sự cũng là người đại diện cho doanh nghiệp làm việc với các tổ chức, đoàn thể có liên quan đến các vấn đề về pháp luật, chính sách lao động, bảo hiểm xã hội…
Tiến hành phân tích, sắp xếp các số liệu liên quan đến nhân sự bao gồm: các chỉ số về KPI, đánh giá năng lực nhân sự, tỷ lệ nghỉ việc, tuyển dụng nhân sự, các chỉ tiêu trong chính sách nhân sự tương ứng với kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp. Sau khi đã tập hợp đủ các dữ liệu liên quan đến nhân sự, Giám đốc nhân sự sẽ tiến hành lập báo cáo gửi cho Ban lãnh đạo doanh nghiệp.
>>>> Bạn xem thêm: Tuyệt chiêu để nhanh chóng trở thành Giám đốc nhân sự giỏi
Hoàn thiện hệ thống quản lý, kiểm soát các văn bản hành chính: nội quy, quy chế, biểu mẫu… nhằm đảm bảo tính hệ thống và quy chuẩn trong toàn doanh nghiệp. Đảm bảo duy trì hệ thống máy móc thiết bị văn phòng, hệ thống camera an ninh, nhà ăn, hệ thống thông tin liên lạc. Đồng thời Giám đốc nhân sự cũng là người kiểm soát ngân sách phục vụ chức năng hành chính của doanh nghiệp.
Giám đốc nhân sự không chỉ là một cái “chức”, mà còn là một cái “nghề”, một cái “nghề” chuyên nghiệp trong xã hội, một cái nghề đòi hỏi cần được đào tạo một cách bài bản và có hệ thống. Đôi lúc Giám đốc nhân sự bị lu mờ trước các Giám đốc kinh doanh, Giám đốc Marketing,… Nhưng sự thực họ là cánh tay phải đắc lực của Ban lãnh đạo. Dựa trên những phản hồi và hiểu biết của họ mà Ban lãnh đạo có thể đưa ra những quyết định đúng đắn.
Vị trí này đòi hỏi ứng viên phải có bằng cử nhân các chuyên ngành về kinh tế, quản trị, hành chính, luật trở nên. Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm tại vị trí tương đương.
Nếu bạn yêu thích lĩnh vực nhân sự và mong muốn tìm được công việc tại vị trí Giám đốc nhân sự hay doanh nghiệp của bạn đang cần tìm ứng viên cho vị trí Giám đốc nhân sự thì hãy đến với HRchannels – Headhunter hàng đầu Việt Nam nhé!
------------------------------------
HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet