- 420k
- 1k
- 870
Trong nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, Trưởng phòng kế hoạch (Planning Manager) có vai trò vô cùng quan trọng. Vậy Trưởng phòng kế hoạch là ai? Công việc của Trưởng phòng kế hoạch là làm gì? Qua bài viết dưới đây HRchannels sẽ giúp bạn hiểu thêm về vị trí này nhé!
Trưởng phòng kế hoạch là người chịu trách nhiệm nghiên cứu các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của công ty để từ đó đề ra các biện pháp phù hợp nhằm đạt được mục tiêu đó. Đồng thời chịu trách nhiệm tham gia và giám sát các hoạt động của toàn công ty, lập ra các kế hoạch phức tạp và chuyên nghiệp. Tùy thuộc vào đặc thù của mỗi công ty, tổ chức mà Trưởng phòng kế hoạch có thể vừa đảm nhiệm chức vụ quản lý hoặc chỉ tập trung vào việc lập ra các kế hoạch chuyên sâu theo từng mục tiêu, tại những thời điểm kinh doanh nhất định.
Mỗi công ty, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực khác nhau sẽ có yêu cầu riêng về công việc của vị trí này. Nhưng nhìn chung các Trưởng phòng kế hoạch đều phải thực hiện các công việc cơ bản khá giống nhau. Dưới đây là một số công việc của Trưởng phòng kế hoạch.
>>> Xem thêm: Những tố chất cần có ở một Trưởng phòng kế hoạch tuyệt vời
Trong kinh doanh việc lập kế hoạch cụ thể cho từng khoảng thời gian là vô cùng quan trọng. Một bản kế hoạch kinh doanh tốt, đáng tin cậy sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các tổ chức, doanh nghiệp. Để có được bản kế hoạch kinh doanh phù hợp thì việc xác định mục tiêu kinh doanh là yếu tố quan trọng hàng đầu. Không có mục tiêu rõ ràng doanh nghiệp sẽ đối mặt với những rủi ro vô cùng to lớn trong việc phối hợp hoạt động giữa các bộ phận, phòng ban. Vì vậy việc nghiên cứu, phân tích, từ đó xác định được mục tiêu cụ thể, rõ ràng là việc làm quan trọng hàng đầu trong các công việc của Trưởng phòng kế hoạch.
Sau khi xác định được mục tiêu kinh doanh cụ thể, Trưởng phòng kế hoạch cần lập ra bản kế hoạch kinh doanh chi tiết đề xuất cho ban Giám đốc. Đồng thời thực hiện các công việc cần thiết đảm bảo cho kế hoạch được thực hiện phù hợp với định hướng của tổ chức, công ty, phù hợp với quy định của pháp luật. Sau khi kế hoạch hoàn thành, Trưởng phòng kế hoạch có trách nhiệm tiến hành đánh giá, lập báo cáo, khuyến nghị những việc cần cải tiến, sửa đổi cho ban Giám đốc.
Trong quá trình thực hiện các kế hoạch kinh doanh, các lĩnh vực, bộ phận còn khiếm khuyết, yếu kém của tổ chức, công ty sẽ dần được bộc lộ ra. Các Trưởng phòng kế hoạch cần xác định được những điểm yếu kém này, để có thể đề ra biện pháp cải thiện trong thời gian sắp tới. Có như vậy, công ty mới ngày càng hoàn thiện hơn, hoạt động kinh doanh cũng sẽ đạt hiệu quả cao hơn, bền vững hơn.
Nền kinh tế không ngừng biến động đòi hỏi người làm công việc của Trưởng phòng kế hoạch phải không ngừng theo dõi diễn biến của thị trường trong và ngoài nước, không ngừng tư duy, nắm bắt nhanh chóng xu hướng phát triển của lĩnh vực đang kinh doanh. Bằng việc nghiên cứu thị trường, xu hướng phát triển ngành các tổ chức, công ty mới đáp ứng kịp thời những biến động khôn lường của nền kinh tế. Một khi nắm bắt tốt các xu hướng phát triển sẽ đảm bảo cho công việc kinh doanh của tổ chức, công ty phát triển không ngừng. Thậm chí là dẫn đầu trong lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh.
Công ty nào cũng hướng đến mục tiêu phát triển bền vững và lâu dài. Để làm được việc này không thể thiếu các phương án kinh doanh chiến lược. Chiến lược ở đây là tạo dựng một vị thế duy nhất và có giá trị nhờ việc triển khai một hệ thống các hoạt động khác biệt với những gì các đối thủ cạnh tranh đang thực hiện. Một chiến lược kinh doanh đúng đắn sẽ mang lại hướng đi tốt đẹp cho mỗi công ty, tổ chức, đồng thời xác lập sự tồn tại và phát triển trong tương lai. Trong thực tế, rất nhiều công ty, tổ chức đã đạt được nhiều thành công, vượt qua đối thủ cạnh tranh, giành được vị thế lớn mạnh trên thương trường nhờ vào chiến lược kinh doanh đúng đắn.
Sau quá trình thực hiện chiến lược, các Trưởng phòng kế hoạch cần phân tích, đánh giá hiệu quả của chiến lược vừa thực hiện. Từ đó có thể phát hiện những khía cạnh cần sửa đổi, khắc phục trước khi tiến hành các chiến lược kế tiếp.
Công việc của một Planning Manager đòi hỏi bạn không chỉ tương tác với nhân viên cấp dưới trong bộ phận của mình, mà còn cả nhân viên của các phòng ban khác và các cấp lãnh đạo cấp cao. Vì vậy việc phát triển mối quan hệ khăng khít, gắn bó giữa các nhân viên, phòng ban là yếu tố bắt buộc. Nếu không làm được như vậy thì khả năng triển khai thực hiện hiệu quả một kế hoạch hay chiến lược kinh doanh là vô cùng khó khăn. Thậm chí, nếu giữa các mối quan hệ này phát sinh mâu thuẫn nghiêm trọng thì việc triển khai các kế hoạch hay chiến lược kinh doanh có khả năng không thực hiện được.
>>>> Có thể bạn quan tâm: Nhiệm vụ, chức năng và trách nhiệm của Trưởng phòng kế hoạch
Có kế hoạch đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao thường xuyên, liên tục, phù hợp với từng giai đoạn sản xuất kinh doanh. Việc đào tạo liên tục giúp nguồn nhân lực hiểu rõ hơn về công việc, nắm vững nghề nghiệp, thực hiện các nhiệm vụ của mình một cách tự giác hơn, động cơ làm việc tốt hơn, cũng như nâng cao khả năng thích ứng của họ trong tương lai. Qua đó giúp nâng cao năng suất lao động, hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao vị thế cạnh tranh. Đồng thời tránh tình trạng quản lý lỗi thời, giải quyết các vấn đề xung đột tồn tại trong các công ty, tổ chức và chuẩn bị sẵn sàng nguồn nhân lực kế thừa.
Vị trí Trưởng phòng kế hoạch giữ vai trò cấp quản lý nên để thực hiện tốt công việc của này đòi hỏi bạn cần đáp ứng được các yêu cầu khắt khe về trình độ học vấn cũng như kinh nghiệm thực tế. Muốn trở thành Trưởng phòng kế hoạch, bạn cần tối thiểu bằng cử nhân về quản trị kinh doanh, hoặc các lĩnh vực có liên quan, nếu có bằng thạc sĩ thì sẽ là một lợi thế cho bạn khi ứng tuyển vị trí này. Ngoài ra, công việc này đòi hỏi bạn phải có tối thiểu kinh nghiệm 5 năm trong nghề, một số nhà tuyển dụng có thể yêu cầu từ 3-4 năm kinh nghiệm giám sát, quản lý.
Nếu bạn đang có mong muốn tìm được việc làm với vị trí Planning Manager, hãy đến với HRchannels. Bằng kinh nghiệm và sự chuyên nghiệp, HRchannels sẽ giúp bạn có được công việc như mong đợi tốt nhất!
Nguồn ảnh: internet