- 420k
- 1k
- 870
Chắc rằng bạn đã từng nghe qua chức danh Trưởng phòng truyền thông. Vậy Trưởng phòng truyền thông là gì? Mô tả công việc của một Trưởng phòng truyền thông như thế nào? Bạn sẽ tìm thấy những thông tin vô cùng hữu ích về vị trí này trong doanh nghiệp qua bài viết dưới đây của HRchannels.
Có thể bạn quan tâm >>>> Việc làm Marketing lương cao
Trưởng phòng truyền thông là người đứng đầu phòng truyền thông của doanh nghiệp. Họ thực hiện các hoạt động trên nhiều khía cạnh khác nhau, trong việc tạo dựng và duy trì hình ảnh trước công chúng của doanh nghiệp. Họ cũng quản lý một mạng lưới công nghệ mạnh mẽ, giúp nâng cao nhận thức và phát triển hình ảnh doanh nghiệp cách xuất sắc.
Trưởng phòng truyền thông thường đảm nhận các công việc chính sau đây:
Trưởng phòng truyền thông tiến hành phân tích thị trường, xác định và phân tích các thông tin liên quan. Sau khi đã có đủ thông tin, tiến hành xác định mục tiêu truyền thông tổng thể. Mục tiêu cần thể hiện được điều doanh nghiệp muốn đạt được. Đồng thời xác định đối tượng truyền thông chính, kênh truyền thông phù với đối tượng đó, thiết lập thời gian thực hiện các bước trong kế hoạch. Cuối cùng là tiến hành đánh giá kết quả đạt được.
Giới truyền thông là một kênh thông tin hiệu quả giúp doanh nghiệp tiếp cận nhanh chóng với khách hàng mục tiêu, nhưng đó cũng là một con dao hai lưỡi. Nếu bạn xây dựng được những mối quan hệ tốt đẹp với giới truyền thông, thì khi có biến cố, doanh nghiệp sẽ dễ dàng kiểm soát được thông tin, các thông tin tốt đẹp cũng được lan tỏa rộng hơn, nhanh hơn. Để phát triển mối quan hệ hiệu quả với giới truyền thông, các Trưởng phòng truyền thông cần phải có chiến lược rõ ràng và đầu tư xứng đáng mới có thể khiến công việc được suôn sẻ.
>>> Xem thêm: Tuyển tập câu hỏi phỏng vấn Trưởng phòng truyền thông phổ biến nhất
Nội dung truyền thông không chỉ là những con chữ được thể hiện trong các bài viết, bài phát biểu. Mà nó là chiến lược tiếp cận thông điệp theo nhiều hướng khác nhau nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh hay là đạt được mục tiêu tạo dựng hình ảnh của doanh nghiệp.
Khi xây dựng nội dung truyền thông, Trưởng phòng truyền thông cần chú trọng đến giá trị cốt lõi của thương hiệu, chú trọng đến điểm khác biệt của thương hiệu, để xây dựng cá tính riêng cho thương hiệu. Ngoài ra còn phải để ý đến các yếu tố về tâm lý tiêu dùng, tiếp thị, tính thẩm mỹ, nghệ thuật, sự hài hước…nhằm thu hút sự chú ý của đối tượng truyền thông.
Sự bùng nổ của các phương tiện truyền thông xã hội khiến thói quen người tiêu dùng thay đổi, các nền tảng công nghệ ra đời và phát triển nhiều hơn các loại hình khác khiến mọi thứ thay đổi. Sự thay đổi như vũ bão đó đòi hỏi người làm truyền thông cần nhanh chóng đón đầu được xu thế phát triển. Đảm bảo có thể tạo ra những chiến lược truyền thông hiệu quả, phù hợp và rèn luyện các kỹ năng cần thiết để tận dụng tối đa các nền tảng công nghệ hiện đại.
Công việc truyền thông muốn thành công đòi hỏi công sức của một tập thể, chứ không thể chỉ bằng sức lực của một cá nhân mà có được thành công. Trong vai trò người đứng đầu bộ phận, Trưởng phòng truyền thông cần có biện pháp điều hành, quản lý hiệu quả công việc trong bộ phận truyền thông. Đảm bảo phân công công việc hiệu quả dựa trên năng lực mỗi cá nhân. Giao tiếp cởi mở, tôn trọng và trung thực hướng tới mục tiêu đạt được thành công cho các chiến dịch truyền thông. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá hiệu quả công việc của bộ phận. Tạo môi trường làm việc gắn kết, chuyên nghiệp giữa các thành viên trong bộ phận.
>>> Bạn đọc nên xem: Brand Manager là gì? Tất tần tật về Brand Manager?
Truyền thông nội bộ là hoạt động xây dựng, duy trì và củng cố mối quan hệ tốt đẹp giữa các thành viên trong cùng doanh nghiệp.
Trong mỗi doanh nghiệp, truyền thông nội bộ có vai trò vô cùng to lớn. Giúp truyền tải tầm nhìn, thông điệp của ban lãnh đạo tới các nhân viên, gắn kết nhân viên trong quá trình triển khai chiến lược truyền thông. Quan hệ nội bộ tốt đẹp sẽ tạo ra tác động rất lớn trước công chúng về uy tín, danh tiếng và thương hiệu của doanh nghiệp. Giúp xây dựng thành công văn hóa doanh nghiệp.
Thấu hiểu được vai trò to lớn của truyền thông nội bộ, các Trưởng phòng truyền thông nhất thiết phải xây dựng kế hoạch truyền thông nội bộ đảm bảo các yếu tố: rõ ràng, minh bạch và phù hợp. Qua đó góp phần thực hiện mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.
Sau mỗi chiến dịch truyền thông tiến hành đánh giá hiệu quả của chiến dịch, lập ra báo cáo cho ban lãnh đạo. Qua các báo cáo này, ban lãnh đạo sẽ biết được mục tiêu chiến dịch có phù hợp với mục tiêu phát triển kinh doanh hay không và sẽ có những điều chỉnh cần thiết cho các chiến dịch kế tiếp.
Các Trưởng phòng truyền thông phải có kiến thức trong nhiều lĩnh vực, có nhiều trải nghiệm thực tế mới đảm đương được yêu cầu phức tạp của công việc. Để đáp ứng được vị trí này, họ cần đạt được một số yêu cầu tối thiểu về học vấn và kinh nghiệm. Tối thiểu phải có bằng cử nhân ngành truyền thông, báo chí, marketing, tài chính, hoặc các ngành có liên quan. Và có ít nhất 3 năm kinh nghiệm ở vị trí tương đương.
Hoạt động truyền thông đóng vai trò rất lớn trong việc phát triển thương hiệu, nhất là trong bối cảnh hiện nay. Điều đó tạo ra vô vàn cơ hội nghề nghiệp cho những ai đam mê lĩnh vực truyền thông. Bạn có đang tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp ở vị trí Trưởng phòng truyền thông? Hãy đến với HRchannels – Một đơn vị chuyên tuyển dụng nhân sự cấp cao – bạn sẽ có cơ hội được làm việc trong lĩnh vực truyền thông tại các tập đoàn, công ty lớn trên toàn quốc!
------------------------------------
HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet