- 420k
- 1k
- 870
Để tồn tại và phát triển, các công ty đều rất chú trọng đến khâu sản xuất. Đây được xem là tiền đề cho sự phát triển của mỗi công ty. Quá trình sản xuất được vận hành thông suốt bởi các kỹ thuật viên, kỹ sư quy trình, kỹ sư quản lý chất lượng, kỹ sư đảm bảo chất lượng, kỹ sư sản xuất…và rất nhiều các cá nhân khác nữa.
Bài viết này HRchannels muốn gửi đến bạn đọc mô tả công việc của Kỹ sư sản xuất – người chịu trách nhiệm quản lý, bảo trì và nâng cấp hệ thống dây chuyền sản xuất của các công ty.
Kỹ sư sản xuất hay Production Engineer là người chịu trách nhiệm giám sát kỹ thuật và cải thiện toàn bộ hệ thống dây chuyền sản xuất hiện có và dây chuyền sản xuất mới tại các công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất. Họ thường làm việc trực tiếp tại các phân xưởng trong môi trường nóng bức, chật hẹp vì xung quanh là các máy móc thiết bị đang hoạt động.
>> Xem thêm: Vai trò, trách nhiệm, nhiệm vụ của trưởng phòng sản xuất
Kỹ sư sản xuất thường làm việc trong các ngành sản xuất như: chế tạo máy móc, thiết bị, thực phẩm, may mặc…. Bằng chuyên môn của mình, họ phối hợp với các kỹ thuật viên thực hiện việc giám sát kỹ thuật, cài đặt, bảo trì và đảm bảo an toàn trong quá trình sản xuất. Dưới đây là các công việc mà một Kỹ sư sản xuất thường phải làm.
Lên kế hoạch kiểm tra định kỳ tất cả các yếu tố liên quan đến hệ thống dây chuyền sản xuất của công ty. Kịp thời phát hiện các hư hỏng kỹ thuật, đề ra biện pháp sửa chữa thích hợp, hiệu quả và ít tốn kém chi phí nhất.
Thường xuyên thực hiện việc bảo trì máy móc, thiết bị phục cho hoạt động sản xuất, nhằm đảm bảo hiệu quả của quá trình sản xuất cũng như đảm bảo an toàn lao động cho những người tham gia trực tiếp vào hoạt động sản xuất.
Đây là một trong những công việc chính yếu của Kỹ sư sản xuất. Họ thường xuyên phải theo dõi quá trình hoạt động của dây chuyền sản xuất, đảm bảo toàn bộ hệ thống hoạt động đúng kỹ thuật. Việc này vô cùng quan trọng vì khi hệ thống sản xuất xảy ra các lỗi kỹ thuật sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, kéo theo sự sụt giảm về hiệu quả kinh doanh, làm gia tăng chi phí do phải khắc phục, sửa chữa sản phẩm không đạt chất lượng. Bên cạnh đó, khi hệ thống sản xuất gặp lỗi kỹ thuật sẽ gây nguy hiểm đến an toàn tính mạng cho người lao động.
>>>> Có thể bạn quan tâm: Câu hỏi phỏng vấn kỹ sư sản xuất
Kỹ sư sản xuất có trách nhiệm phân tích và đánh giá hiệu quả của hệ thống dây chuyền sản xuất đang được công ty sử dụng. Từ đó xây dựng và triển khai thực hiện các biện pháp kiểm soát chất lượng phù hợp, giám sát hiệu quả sản xuất sản phẩm để đạt được kết quả mục tiêu kinh doanh. Đồng thời đảm bảo các khâu của quy trình sản xuất diễn ra thông suốt, hiệu quả và tuân theo các biện pháp kiểm soát chất lượng đã đặt ra; sản phẩm hoàn thành đạt các yêu cầu về thông số kỹ thuật.
Kỹ sư sản xuất cần làm việc với các kỹ sư khác để đưa ra các phương án cải thiện và nâng cao năng suất của quy trình sản xuất. Mục tiêu của việc này là giảm chi phí sản xuất, tăng tốc độ và hiệu quả của dây chuyền sản xuất mà vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Đề xuất mua sắm thêm các thiết bị, máy móc cần thiết cho hệ thống sản xuất của công ty để đáp ứng nhu cầu gia tăng sản lượng sản xuất. Hoặc lên phương án thay thế các dây chuyền sản xuất cũ kỹ, lỗi thời, hoạt động kém hiệu quả, đảm bảo hệ thống sản xuất của công ty theo kịp các tiến bộ khoa học – kỹ thuật hiện đại.
Kỹ sư sản xuất cũng có trách nhiệm tính toán ngân sách cần thiết để thực hiện các kế hoạch cải thiện hệ thống sản xuất cho công ty.
Để đạt được hiệu quả sản xuất cao nhất, Kỹ sư sản xuất cần biết cách xác định loại máy móc, công cụ, thiết bị… cần sử dụng và tổ chức bố trí vị trí thích hợp cho các máy móc, thiết bị được mua về. Đồng thời Kỹ sư sản xuất cũng phải xác định được số lượng công nhân cần thiết để vận hành hệ thống sản xuất. Khi đó năng suất của máy móc và nguồn nhân lực sẽ được tối đa hóa, các hao phí bị giảm trừ, hiệu quả kinh tế sẽ tăng cao.
>>> Xem thêm: Tuyển dụng kỹ sư sản xuất lương cao
Kỹ sư sản xuất cần hỗ trợ các chương trình giáo dục, đào tạo nhằm hướng dẫn nhân viên sản xuất cách thức vận hành, điều khiển máy móc, thiết bị đúng cách. Việc này nhằm đảm bảo an toàn lao động cho nhân viên sản xuất. Hơn nữa, Kỹ sư sản xuất cũng có trách nhiệm giám sát và quản lý nhân viên sản xuất, đảm bảo họ tuân thủ đúng các biện pháp kiểm soát chất lượng.
Kỹ sư sản xuất cần theo dõi quy trình sản xuất để kịp thời phát hiện các sự cố, nhanh chóng tìm ra nguyên nhân, bao gồm cả lỗi của con người và có biện pháp khắc phục sự cố kịp thời, không để xảy ra gián đoạn trong quá trình sản xuất.
Khi công ty có nhu cầu mua sắm mới các máy móc, thiết bị cho hệ thống sản xuất thì vai trò của Kỹ sư sản xuất là liên hệ, trao đổi với nhà cung cấp thích hợp để có được các máy móc, thiết bị cần thiết.
>>>> Bạn quan tâm: Vai trò, nhiệm vụ của Kỹ sư sản xuất
Với những thông tin mô tả công việc của Kỹ sư sản xuất trong bài viết này, HRchannels hi vọng bạn đọc sẽ có cái nhìn bao quát nhất về công việc của một Kỹ sư sản xuất trong các công ty, nhà máy thuộc mọi lĩnh vực, ngành nghề có sản xuất ra sản phẩm.
"Bạn muốn được gợi ý việc làm phù hợp với kinh nghiệm, vị trí địa lý, sở thích và điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. Hãy đăng ký, HRchannels sẽ cập nhật danh sách việc làm phù hợp hàng tuần cho bạn."
------------------------------------
HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet