- 420k
- 1k
- 870
Trong các doanh nghiệp trực tiếp sản xuất hàng hóa thành phẩm, phòng sản xuất giữ vai trò quyết định vì chất lượng và số lượng sản phẩm làm ra chính là cơ sở quan trọng cho sự thành bại của doanh nghiệp. Việc quản lý sản xuất có thể được chia ra nhiều phân xưởng và người quản lý cao nhất thuộc về giám đốc phân xưởng sản xuất. Theo đánh giá của HRchannels, đây là một trong những vị trí quan trọng, vừa yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ cao, vừa yêu cầu năng lực quản lý tốt mới có thể đáp ứng mô tả công việc của giám đốc phân xưởng sản xuất do doanh nghiệp đặt ra.
Để hiểu rõ hơn công việc của giám đốc phân xưởng sản xuất, chúng ta hãy cùng nhau theo dõi bài viết sau
Doanh nghiệp kinh doanh cung cấp ra thị trường từ một đến một vài dòng sản phẩm. Việc sản xuất muốn được khoa học, tiết kiệm chi phí và nhân lực thì phân chia theo các phân xưởng sản xuất chính là ưu tiên hàng đầu.
Tiêu chí để phân chia phân xưởng có thể dựa theo dòng sản phẩm hoặc theo các bộ phận cấu thành sản phẩm. Mỗi phân xưởng chuyên trách một vấn đề sẽ giúp công việc được chuyên môn hóa hơn.
Tuy vậy, tất cả phân xưởng sản xuất đều trực thuộc phòng sản xuất trong cùng doanh nghiệp, vì vậy, cần một người quản lý chịu trách nhiệm chất lượng sản phẩm tạo thành, điều động phân bố trách nhiệm cho từng phân xưởng và trực tiếp giải quyết những vấn đề phát sinh liên quan đến sản xuất – đó chính là giám đốc phân xưởng sản xuất.
Để có thể đảm bảo phối hợp chặt chẽ quy trình sản xuất, tạo môi trường làm việc đoàn kết, gắn bó, mang lại hiệu quả cao cho khâu tạo thành phẩm là cả một trọng trách to lớn. Và đây là những công việc cụ thể mà giám đốc phân xưởng sản xuất phải đảm nhận
Cải cách doanh nghiệp là hoạt động sẽ diễn ra trong quá trình phát triển, hội nhập và cạnh tranh trên thương trường.
Việc bố trí phân xưởng hoạt động sao cho hiệu quả, tiết kiệm tối đa chi phí, đảm bảo hiệu suất làm việc cao chính là điều mà ban lãnh đạo muốn thấy được thông qua sự tham mưu của giám đốc phân xưởng sản xuất.
>>> Có thể bạn quan tâm: Tiết lộ 5 tố chất cần giám đốc sản xuất nào cũng cần có
Thường giám đốc phân xưởng sản xuất chỉ trực tiếp phỏng vấn hồ sơ ứng tuyển trưởng phân xưởng sản xuất hoặc những chuyên viên cấp cao.
Những vị trí còn lại sẽ do phòng nhân sự và các trưởng phân xưởng thực hiện có sự giám sát của giám đốc, tất cả văn kiện phê duyệt tuyển dụng đều phải có chữ ký của giám đốc phân xưởng sản xuất.
Lên kế hoạch đào tạo,nâng cao chuyên môn sản xuất thông qua khóa học hoặc tập huấn trực tiếp tại phân xưởng.
Liên lạc thông tin nguyên vật liệu tồn kho thường xuyên với giám đốc phòng kho vận
Phối hợp với giám đốc kỹ thuật định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng máy móc thiết bị.
Hỗ trợ phòng nghiên cứu trong suốt quá trình tạo mẫu sản phẩm mới
Đưa yêu cầu tuyển dụng đến giám đốc nhân sự
Giải ngân chi phí sản xuất thông qua giám đốc tài chính….
Tiếp nhận kế hoạch sản xuất tổng thể từ ban lãnh đạo
Sử dụng phần mềm phân tích số liệu để lên kế hoạch sản xuất chi tiết cho các phân xưởng sản xuất
Lấy ý kiến đóng góp từ các trưởng phân xưởng sản xuất.
Lập kế hoạch chi tiết đến từng phân xưởng, đảm bảo tính hiệu quả, công bằng, minh bạch.
Bên cạnh kế hoạch chính, giám đốc phân xưởng sản xuất còn phải có kế hoạch dự phòng theo nhiều tình huống giả lập
>>> Xem thêm: 26 câu hỏi phỏng vấn giám đốc sản xuất phổ biến nhất
Họp triển khai đến các trưởng phân xưởng sản xuất, giải đáp thắc mắc đặt ra.
Trực tiếp giám sát quá trình trưởng phân xưởng phổ biến kế hoạch cho nhân sự trực thuộc.
Theo sát toàn quá trình triển khai kế hoạch sản xuất, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các phân xưởng trong việc thực hiện mục tiêu chung.
Tiếp nhận báo cáo từ trưởng phân xưởng định kỳ mỗi ngày, mỗi tuần, mỗi tháng
Trực tiếp lập báo cáo kết quả sản xuất định kỳ mỗi tuần, mỗi tháng trình lên cấp trên
Tham mưu ban lãnh đạo trong việc điều chỉnh các chỉ tiêu theo tình hình thực tế.
Vận dụng kế hoạch dự phòng trong trường hợp cần thiết
Trực tiếp báo cáo, đề xuất và thuyết phục cấp trên chấp thuận phương án xử lý cho những tình huống phát sinh ngoài kế hoạch
Điều chỉnh kế hoạch theo sự chấp thuận và chỉ đạo từ cấp trên.
Kiểm soát chặt chẽ, trực tiếp xuống phân xưởng chỉ đạo điều chỉnh theo kế hoạch mới
Theo dõi và yêu cầu trưởng phân xưởng báo cáo từng ngày, thậm chí báo cáo 2 lần/ ngày để kịp nắm bắt tình hình thực tế.
Trực tiếp kiểm tra nguồn nguyên vật liệu từ phòng kho vận chuyển đến trong những trường hợp yêu cầu chất lượng cao.
Định kỳ trực tiếp xuống phân xưởng kiểm tra, đôn đốc và tiếp nhận những phản hồi khó khăn của nhân viên trong quá trình làm việc.
Mỗi ngày, giám đốc phân xưởng sản xuất phải trực tiếp kiểm tra chất lượng một thành phần bất kỳ trong dây chuyền sản xuất, đảm bảo chất lượng yêu cầu.
>>> Bạn quan tâm: Tuyển tập câu hỏi phỏng vấn vị trí CPO
Giải quyết kịp thời khó khăn của nhân viên phòng sản xuất, giúp người lao động an tâm công tác.
Đánh giá thành tích nhân viên thông qua những chỉ tiêu, thang điểm minh bạch, tạo động lực phấn đấu làm việc.
Quyết định khen thưởng, xét tăng bậc lương, giải quyết những gút mắc của người lao động…
Tiếp nhận phản hồi trực tiếp từ nhân viên, công nhân, trường hợp khẩn cấp có thể không cần thông qua trưởng phân xưởng.
Tạo môi trường làm việc đoàn kết, gắn bó giữa các phân xưởng trong phòng sản xuất cũng như trong tổng thể công ty.
Mô tả công việc giám đốc phân xưởng sản xuất cho thấy một giám đốc giỏi phải là người có tâm, có tầm. HRchannels hy vọng những ứng viên mong muốn trở thành giám đốc phân xưởng sản xuất, thông qua bài viết này đều có được định hướng tốt, trang bị hành trang chuẩn nhất cho con đường sự nghiệp của mình.
Nếu bạn đọc có bất cứ câu hỏi hay góp ý nào, xin hãy tham gia vào phần bình luận trong comment phía dưới bài viết nhé.
---------------------------------------------------------
HRchannels - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: www.hrchannels.com
Địa chỉ: Tầng 12A.3, Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet