- 420k
- 1k
- 870
Sự xuất hiện của hàng loạt chuỗi bán lẻ mang đến cho người tiêu dùng cơ hội mua sắm nhiều hơn, rẻ hơn và thuận tiện hơn rất nhiều. Nắm bắt xu hướng này, số lượng doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực chuỗi bán lẻ ngày một lớn, nhu cầu tuyển dụng nhiều chức danh đặc thù cũng tăng theo. Đầu tiên, chúng ta hãy cùng HRchannels tìm hiểu mô tả công việc của giám đốc chuỗi bán lẻ / Retail Chain Manager trong bài viết hôm nay nhé !
Giám đốc chuỗi bán lẻ là vị trí quản lý cấp cao trong các doanh nghiệp. Nhiệm vụ ứng viên phải đảm nhận khi trúng tuyển không chỉ chú trọng chuyên môn mà phải tập trung vào khâu quản lý chuỗi bán lẻ hiệu quả. Với bản mô tả công việc chi tiết, ứng viên có thể thông qua đó nắm rõ:
Những nhiệm vụ mà phải thực hiện, bao gồm nhiệm vụ trực tiếp, nhiệm vụ gián tiếp, nhiệm vụ trung gian …
Quyền hạn có được trong quá trình triển khai, lãnh đạo chuỗi bán lẻ
Nắm rõ danh sách các bộ phận, các nhóm chuyên trách cũng như các phòng ban có trách nhiệm hỗ trợ giám đốc chuỗi bán lẻ
Hiểu rõ trách nhiệm mà mình phải gánh vác, tránh tình trạng ôm nhiều việc, làm nặng gánh trách nhiệm cho bản thân.
Từ đó những thỏa thuận, đàm phán về quyền và lợi ích của ứng viên với nhà tuyển dụng cũng trở nên phù hợp hơn.
Không có bản mô tả công việc thống nhất cho tất cả giám đốc chuỗi bán lẻ. Thông qua kỳ vọng của doanh nghiệp và đặc thù ngành hàng kinh doanh, nhà tuyển dụng sẽ có sự linh hoạt trong danh sách công việc mà ứng viên phải đảm nhận.
Trong phạm vi bài viết này, HRchannels chỉ có thể liệt kê những công việc được xem là trọng điểm mà tất cả vị trí Retail Chain Manager đều yêu cầu.
Trực tiếp tổng hợp số liệu, nghiên cứu, phân tích và đề xuất những kế hoạch vận hành chuỗi bán lẻ trong toàn bộ hệ thống. Bản kế hoạch sẽ:
Phân ra theo giai đoạn ngắn hạn và dài hạn
Bao hàm nhiều nội dung, chỉ tiêu phải đạt được
Những phương án dự phòng cho những tình huống, sự cố ngoài dự kiến
Trực tiếp giám đốc chuỗi bán lẻ sẽ trình bày trước ban lãnh đạo phê duyệt.
>>> Xem thêm: Vai trò, chức năng, nhiệm vụ giám đốc chuỗi bán lẻ
2.2. Triển khai kế hoạch đã được phê duyệt
Trên cơ sở những kế hoạch đã phê duyệt, giám đốc chuỗi bán lẻ sẽ họp cùng các trưởng phòng chuyên trách, phân công nhiệm vụ và những chỉ tiêu phải đáp ứng.
Đảm bảo tất cả các trưởng phòng đều hiểu rõ mục tiêu doanh nghiệp đề ra.
Trực tiếp tham gia những buổi họp triển khai của trưởng phòng ban, đảm bảo việc truyền đạt không bị sai lệch chủ trương.
Liên tục kiểm tra, giám sát quá trình triển khai thực hiện, bằng phương thức trực tiếp hoặc thông qua những bản báo cáo định kỳ.
Kịp thời phát hiện, xử lý những sự cố, đảm bảo kế hoạch diễn ra hiệu quả nhất
Dù hệ thống chuỗi bán lẻ lớn hay nhỏ thì vai trò của nhà cung ứng đều rất quan trọng. Giữ liên lạc thường xuyên, định kỳ ghé thăm, thương thảo những điều khoản hợp tác… là nhiệm vụ mà giám đốc sẽ phải thực hiện.
Đồng thời việc xây dựng những mối quan hệ với các nhà cung ứng mới như một hình thức dự phòng cũng là điều giám đốc phải lên kế hoạch và cùng trưởng phòng đối ngoại triển khai.
Định kỳ mỗi năm hoặc 6 tháng/lần, giám đốc sẽ kết hợp cùng phòng nhóm tài chính, phòng bán hàng và phòng sản xuất để lên danh sách những nhà cung cấp và nhà phân phối có hiệu suất làm việc tốt nhất.
Hệ thống đánh giá KPI sẽ được xây dựng cho tất cả bộ phận thuộc chuỗi bán lẻ, bao gồm :
Quản lý cửa hàng
Đội ngũ bán hàng, chăm sóc khách hàng, nghiên cứu thị trường…
Đội ngũ vận chuyển, kho lưu trữ, thống kê số liệu nhập tồn hàng…
Đây là cơ sở quan trọng cho việc đánh giá, đề bạt, khen thưởng, vì vậy cần xây dựng chuẩn, phù hợp từng bộ phận, có tính chất khích lệ tinh thần làm việc tất cả nhân sự.
>>>> Có thể bạn quan tâm: Những kỹ năng cần tích lũy của Giám đốc chuỗi bán lẻ
Mọi nhu cầu bổ sung, sa thải, thuyên chuyển nhân lực đều sẽ thông qua giám đốc chuỗi bán lẻ trước khi gửi đến phòng nhân sự.
Đồng nghĩa, giám đốc chuỗi bán lẻ phải kiểm tra lại tính sát thực của nhu cầu và đề xuất về nhân sự từ các trưởng phòng hoặc trưởng bộ phận. Việc kiểm tra phải minh bạch, nhân văn, đảm bảo không gây sự bất mãn trong tập thể làm ảnh hưởng môi trường làm việc.
Trực tiếp đào tạo nhân viên sẽ do trưởng phòng đào tạo phụ trách.
Vai trò của giám đốc chuỗi bán lẻ trong nhiệm vụ này là:
Phối hợp soạn thảo và phê duyệt giáo trình huấn luyện, đào tạo.
Tạo điều kiện về thời gian và không gian cho công tác đào tạo
Kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo và phân bổ nhân sự hợp lý.
Những mâu thuẫn đến tay giám đốc chuỗi bán lẻ đều là những sự vụ ở tầm vĩ mô, có tính chất nghiêm trọng. Đó có thể là những khó khăn liên quan đến:
Đối tác cung ứng vi phạm hợp đồng
Khách hàng phản ánh thái độ của nhân viên lên báo đài
Sự cố hy hữu gây trì hoãn quá trình triển khai kế hoạch, ví dụ : dịch bệnh Covid-19, bão lũ lớn…
Định kỳ quý và năm, giám đốc sẽ thực hiện các bản báo cáo kết quả hoạt động, triển khai kế hoạch chuỗi bán lẻ với ban lãnh đạo.
>>>> Bạn xem thêm: Top 6 câu hỏi phỏng vấn vị trí Giám đốc Chuỗi Bán Lẻ
Những thành tích cũng như thất bại sẽ được giải trình. Việc khen thưởng hay chịu trách nhiệm của giám đốc cũng sẽ được ban lãnh đạo quyết định qua những kết quả thực tế đạt được.
Trên đây là 8 mục chính trong bản mô tả công việc của giám đốc chuỗi bán lẻ/ Retail Chain Manager. Chưa hẳn là tất cả nhưng những công việc còn lại, có thể chỉ đạo nhân viên thực hiện, còn 8 nhiệm vụ này đa phần đều phải do giám đốc trực tiếp tiến hành.
------------------------------------
HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet