- 420k
- 1k
- 870
Trong quy trình sản xuất, nhà máy sản xuất được xem là trái tim của doanh nghiệp, góp phần hiện thực hóa sản phẩm trước khi cung ứng ra thị trường. Chất lượng sản phẩm có tốt hay không, thành phẩm có đạt yêu cầu khách hàng hay không đều tác động trực tiếp đến thành bại của doanh nghiệp. Vì vậy, vai trò của Factory Manager rất lớn, có thể cảm nhận rõ nét hơn qua bản mô tả công việc của Factory Manager mà HRchannels sắp giới thiệu sau đây.
Factory Manager – tạm dịch là trưởng nhóm nhà máy – là người chịu trách nhiệm cao nhất trong hoạt động sản xuất tại một nhà máy quy mô nhỏ hoặc một bộ phận trong nhà máy ở quy mô lớn.
Đây là vị trí quản lý cấp cao được nhà tuyển dụng rất chú trọng về chuyên môn và khả năng điều hành, quản lý nhân sự cùng toàn bộ hệ thống máy móc hiện hữu. Bởi lẽ:
Quy trình sản xuất có vận hành ổn định, nhịp nhàng hay không
Chất lượng thành phẩm tạo ra có đúng yêu cầu khách hàng đặt ra
Chi phí vận hành và quản lý có trong giới hạn cho phép không
Công nhân có nhiệt tình làm việc, môi trường lao động cần làm gì để tốt hơn…
Tất cả đều được ủy thác vào tay Factory Manager, đồng nghĩa vai trò của họ chiếm phần lớn trong kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn doanh nghiệp.
Mỗi ngành nghề, mỗi quy mô doanh nghiệp sẽ đặt ra những yêu cầu khác nhau dành cho ứng viên Factory Manager, trong bài viết hôm nay, HRchannels sẽ tổng hợp những mô tả công việc có tính phổ biến cao nhất để các ứng viên có cái nhìn tổng quát và lên kế hoạch trang bị phù hợp cho chính mình.
Cụ thể, bản mô tả công việc của Factory Manager gồm những nội dung sau :
Yêu cầu chất lượng sản phẩm ngày một nâng cao, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải năng động, luôn chuyển biến để phù hợp xu hướng thị trường.
Tại khâu nhà máy sản xuất, các trưởng nhóm nhà máy là người quản lý hoạt động ở tầm vĩ mô, họ có trách nhiệm phải bao quát toàn bộ hoạt động sản xuất trong phạm vi nghĩa vụ của mình.
Từ đó, họ tìm ra những lỗ hổng trong quy trình làm việc, đề xuất cải tiến lên ban giám đốc với những số liệu phân tích cụ thể về hiệu quả khả thi mà kế hoạch mang lại.
>>>> Xem thêm: Lộ trình thăng tiến từ Factory Manager đến CEO
Lịch trình vận hành trong bao nhiêu giờ, khi nào ngừng máy để bảo trì, bảo dưỡng… đều sẽ phải lên lịch ngay từ đầu tháng hoặc đầu quý. Và nhiệm vụ này sẽ do Factory Manager đảm trách.
Trước đây, những công việc này có thể thực hiện định kỳ, lặp đi lặp lại theo những năm trước. Nhưng hiện tại, nhịp sản xuất tăng cao không cho phép Factory Manager làm việc một cách rập khuôn nữa.
Những kế hoạch đều phải được xem xét trong sự gắn kết với nhiều phòng ban như phòng nhân sự, phòng tài chính, phòng kỹ thuật, đặc biệt là phòng kế hoạch sản xuất. Vì bảo trì thường xuyên thì sẽ ảnh hưởng tiến độ công việc, tần suất bảo trì thấp thì có thể xảy ra hư hỏng máy móc khi đang sản xuất.
Trực tiếp trưởng nhóm nhà máy phải thường xuyên di chuyển khắp nhà máy để kiểm tra, giám sát hiệu suất làm việc.
Thành thạo những phần mềm phân tích số liệu chuyên môn, kịp thời phát hiện những dấu hiệu cảnh báo tình trạng hư hỏng dây chuyền, sự quá tải công việc của nhân viên đứng máy, hoặc những sự cố sai sót chất lượng có thể xảy ra.
Hoàn thành đơn hàng không chỉ đáp ứng về số lượng, chất lượng mới là yếu tố quan trọng nhất. Chính vì vậy, Factory Manager phải rất cẩn trọng trong từng khâu trước, trong và sau khi tạo ra thành phẩm
Từ khâu nguyên liệu đầu vào
Tần suất hoạt động máy, tốc độ tối đa cần vận hành
Trước khi sản xuất hàng loạt mỗi ngày đều phải cho ra thành phẩm mẫu để kịp thời điều chỉnh, tránh hao tốn nguyên liệu…
>>> Có thể bạn quan tâm: Kỹ năng cần có cho một vị trí Factory Manager
Máy móc dù hiện đại đến mấy thì vai trò của con người trong hoạt động vận hành sản xuất vẫn luôn là yếu tố hàng đầu.
Factory Manager vì thế phải luôn chú trọng quan tâm chăm sóc đời sống vật chất và tinh thần của anh chị em nhân viên:
Thiết lập quy chế làm việc khoa học, đảm bảo thời gian nghỉ ngơi, hồi phục sức lao động
Xây dựng quy định phụ cấp cần thiết như phụ cấp độc hại, phụ cấp cơm trưa, phụ cấp tăng ca…
Khuyến khích, khen thưởng, tạo động lực cho toàn nhà máy nỗ lực làm việc…
Vấn đề phát sinh liên quan đến máy móc, đến mâu thuẫn nhân sự tại nhà máy đều do Factory Manager xử lý đầu tiên.
Để có thể giải quyết tốt những điều này, một trưởng nhóm nhà máy phải trang bị:
Kỹ năng chuyên môn kỹ thuật cao, trực tiếp cùng mọi người khắc phục sự cố sản xuất
Kỹ năng giao tiếp đắc nhân tâm, công bằng, minh bạch
Kỹ năng kiềm chế cảm xúc, đặt lợi ích doanh nghiệp lên hàng đầu.
Kỹ năng phân tích, giải thích và đàm phán hiệu quả…
Khi có nhu cầu bổ sung nhân lực cho nhà máy, Factory Manager sẽ phối hợp cùng trưởng phòng nhân sự sàng lọc hồ sơ, phỏng vấn, đánh giá ứng viên.
Công tác đào tạo, nâng cao tay nghề cho nhân viên phải được thực hiện định kỳ. Trực tiếp Factory Manager hướng dẫn hoặc mời các chuyên gia về cập nhật công nghệ mới.
Định kỳ hằng quý hoặc hằng năm, Factory Manager sẽ tổng hợp số liệu và trình bày thành bản báo cáo gửi lên ban lãnh đạo doanh nghiệp.
Trực tiếp Factory Manager sẽ thuyết trình, giải trình các số liệu trước ban giám đốc.
Đây là mô tả công việc của Factory Manager phổ biến trong mọi lĩnh vực ngành nghề, mọi quy mô sản xuất mà HRchannels đã sàng lọc. Mỗi nhà tuyển dụng sẽ có những điều chỉnh khác nhau đối với yêu cầu làm việc thực tế tại doanh nghiệp. Với 8 công việc tổng quát này, bạn sẽ có cái nhìn tổng quan và không lo bỡ ngỡ khi tiếp cận công việc thực tế.
Nếu bạn đọc có bất cứ câu hỏi hay góp ý nào, xin hãy tham gia vào phần bình luận trong comment phía dưới bài viết nhé.
---------------------------------------------------------
HRchannels - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: www.hrchannels.com
Địa chỉ: Tầng 12A.3, Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet