- 420k
- 1k
- 870
Phòng tài chính là bộ phận xương sống của mỗi doanh nghiệp, chịu trách nhiệm mọi vấn đề thu chi nội bộ và bên ngoài. Dù hoạt động trong bất cứ lĩnh vực nào, doanh nghiệp hoạt động hiệu quả chắc chắn không thể thiếu sự phân tích và tư vấn sáng suốt từ các chuyên viên tài chính. Nhu cầu tuyển dụng lớn nhưng số lượng ứng viên phù hợp thường không nhiều. Dưới đây là bản mô tả công việc chuyên viên tài chính (Financial Advisor) mà HRchannels đã tổng hợp từ nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau.
HRchannels đã bỏ rất nhiều tâm huyết cập nhật thông tin liên tục với mong muốn, những ứng viên hoặc thậm chí những nhân viên tài chính đều có thể dùng đây như một nguồn tham khảo hữu ích cho định hướng phát triển sự nghiệp chuyên viên tài chính của mình.
Chuyên viên tài chính là những nhân viên giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, với kiến thức chuyên môn của mình, họ sẽ phụ trách:
Tổng hợp số liệu tài chính liên quan mọi vấn đề tại doanh nghiệp
Phân tích dữ liệu để xác định tình trạng tài chính hiện tại và dự đoán tương lai gần.
Thiết lập các báo cáo ngân sách định kỳ trong nội bộ doanh nghiệp hoặc trước truyền thông và cổ đông.
Đưa ra những kiến nghị cải tiến, thu mua, thanh lý, giải pháp khắc phục tình hình tài chính…
Đề xuất, xây dựng những chiến lược đầu tư ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn hiệu quả cho sự phát triển của doanh nghiệp.
Đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp trong mọi giao dịch có yếu tố dòng tiền.
Quy mô doanh nghiệp càng lớn, số lượng chuyên viên tài chính càng nhiều, trọng trách phải hoàn thành càng nặng nề, nhưng bù lại phúc lợi đi kèm không hề nhỏ.
Đây là một trong những vị trí có mức lương luôn thuộc “top” đầu, cơ hội thăng tiến cho chuyên viên tài chính kinh nghiệm lâu năm cũng luôn rộng mở.
>>> Xem thêm: Kỹ năng cần có của một chuyên viên tài chính
Mỗi doanh nghiệp có văn hóa phân công nhiệm vụ khác nhau, chuyên viên tài chính có thể quản lý tổng thể hoặc chú trọng một mảng tài chính nhất định. Bài viết này, HRchannels sẽ giới thiệu tổng quát những nhiệm vụ quan trọng mà bất cứ chuyên viên tài chính nào, ở bất cứ doanh nghiệp nào ít nhiều đều sẽ phải đảm nhận
Phòng tài chính là nơi nắm rõ nhất tình hình “sức khỏe” tài chính của doanh nghiệp, bởi lẽ, bên cạnh những khoản chi phải thông qua phòng tài chính thì thực tế thu chi ngân sách tại các phòng ban chuyên môn đều phải báo cáo về phòng tài chính.
Do vậy, tùy theo mảng tài chính mà mình phụ trách, chuyên viên tài chính có quyền và trách nhiệm yêu cầu các phòng ban chuyên môn cung cấp số liệu thực tế chính xác đột xuất hoặc định kỳ.
Những lỗ hổng tài chính rất dễ dẫn đến hiệu ứng “liên hoàn” trong hoạt động của doanh nghiệp, do vậy việc phân tích dữ liệu tài chính cần được thực hiện chuẩn xác.
Chuyên viên tài chính phải sử dụng thành thạo mọi phần mềm phân tích liên quan đến công việc, thậm chí phải kết hợp nhiều công cụ phân tích để phản ảnh chính xác tình hình tài chính thực tế tại doanh nghiệp.
Từ những số liệu phân tích, chuyên viên tài chính sẽ thiết lập báo cáo chuyên sâu, tỉ mỉ về khía cạnh tài chính mình đảm nhận.
Những bản báo cáo chi tiết này sẽ được gửi về cho trưởng phòng tài chính để xây dựng bảng báo cáo tổng quát.
Tuy không thường xuyên trực tiếp báo cáo trước ban lãnh đạo nhưng trong trường hợp đặc biệt, khi mọi người muốn nắm rõ số liệu báo cáo chuyên sâu, chuyên viên tài chính sẽ phải trực tiếp trình bày.
Vì là người làm việc trực tiếp với số liệu chi tiết nên chuyên viên tài chính sẽ sớm phát hiện những sai sót, nghi vấn liên quan đến tài chính và gửi tín hiệu “báo động” cho trưởng phòng tài chính.
Bên cạnh đó, với kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực mình phụ trách, chuyên viên tài chính cũng sẽ đưa ra những đề xuất, kiến nghị giải pháp khắc phục, cải tiến những vấn đề liên quan.
>>> Có thể bạn quan tâm: 5 bước để trở thành giám đốc tài chính giỏi chuẩn không cần chỉnh
Những cải tiến trong luật tài chính doanh nghiệp, những chính sách thay đổi trong quy cách thực hiện hoạt động tài chính địa phương… phải được cập nhật liên tục.
Với những chủ trương lớn, doanh nghiệp sẽ đăng ký khóa tập huấn cho chuyên viên tài chính tham gia.
Với những thay đổi nhỏ, bản thân chuyên viên tài chính phải tự mình học hỏi là chính.
Tất cả nỗ lực nhằm đảm bảo mọi hoạt động tài chính mà chuyên viên hay phòng ban đề xuất cho doanh nghiệp luôn nghiêm túc tuân thủ quy định pháp luật.
Chuyên viên tài chính sẽ trực tiếp báo cáo công việc với trưởng phòng tài chính.
Những doanh nghiệp, tập đoàn lớn sẽ chia phòng tài chính thành nhiều bộ phận nhỏ. Lúc này, chuyên viên tài chính sẽ trực tiếp báo cáo với trưởng bộ phận.
Đối với các vấn đề cấp bách, doanh nghiệp có thể cho phép báo cáo vượt cấp. Tuy nhiên, không phải ở đâu cũng vậy, tốt nhất nên báo cáo với người trực tiếp quản lý mình.
Trên đây là những mô tả công việc chuyên viên tài chính (Financial Experts), không chỉ đòi hỏi chuyên môn, khả năng tiếp quản công việc mà vị trí này còn cần sự năng động, khả năng dự đoán, khả năng trau dồi và tư duy phán đoán mạnh. Ở bài viết tiếp theo, HRchannels sẽ đề cập những kỹ năng mà chuyên viên tài chính cần trang bị để mọi người có thêm nhiều thông tin cần thiết cho hành trang của mình.
---------------------------------------------------------
HRchannels - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: www.hrchannels.com
Địa chỉ: Tầng 12A.3, Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet