- 420k
- 1k
- 870
Mô hình Supply Chain thể hiện sự nỗ lực và cách thức doanh nghiệp sử dụng để kiểm soát, quản lý quy trình chuỗi cung ứng sao cho hiệu quả. Từ đó, nhà quản lý có thể thúc đẩy toàn doanh nghiệp tiến tới các mục tiêu kinh doanh đã xác định. Trong bài viết này Ms Uptalent sẽ cung cấp cho bạn chi tiết 05 mô hình vận hành chuỗi cung ứng và các ưu nhược điểm của chúng. Bạn hãy theo dõi để tiếp thu được nhiều thông tin thú vị nhé!
MỤC LỤC:
1- Mô hình Lean
2- Mô hình SCOR
3- Mô hình PDCA
4- Mô hình Six Sigma
5- Mô hình Agile
6- Tạm kết
Xem thêm >>>> Việc làm Supply Chain
Lean hay mô hình quản lý chuỗi cung ứng tinh gọn là phương pháp tập trung vào việc giảm chi phí, hạn chế lãng phí và đảm bảo tính hiệu quả, hợp lý trong toàn chuỗi cung ứng.
Quản lý supply chain theo mô hình Lean yêu cầu doanh nghiệp phải loại bỏ tất cả những gì không mang tới giá trị cho khách hàng. Đồng thời bạn còn phải liên tục tìm cách loại bỏ các công đoạn lãng phí và chỉ thực hiện những việc có thể làm tăng giá trị sản phẩm, dịch vụ.
Mô hình Lean sẽ dựa trên dự báo hàng tồn kho để thiết lập chiến lược quản trị supply chain sao cho phù hợp. Trong một số chuỗi cung ứng, lượng sản phẩm làm ra phải dựa trên các nhu cầu cơ bản nhằm hạn chế việc sản xuất dư thừa.
Thực tế cho thấy, mô hình chuỗi cung ứng Lean sẽ là lựa chọn lý tưởng cho những doanh nghiệp đang hoạt động tại các thị trường không có nhiều biến động lớn.
Lean tập trung vào việc loại bỏ các hao phí, cắt giảm lượng tồn kho và đảm bảo chất lượng tối ưu với mức chi phí thấp nhất.
Về cơ bản, mô hình này có các ưu điểm sau:
- Lean có thể quản lý hiệu quả chi phí tồn kho của các loại nguyên vật liệu, bán thành phẩm và cả thành phẩm bằng cách vận dụng hệ thống Just-in-time (JIT).
- việc áp dụng mô hình Lean trong supply chain có thể giúp doanh nghiệp cắt giảm các quy trình không cần thiết, loại bỏ lãng phí, từ đó thu về doanh thu, lợi nhuận lớn hơn.
- Lean có thể giảm thiểu những hao phí trong chuỗi cung ứng bằng cách thúc đẩy doanh nghiệp cải thiện phương pháp sản xuất, hay là áp dụng công nghệ tái chế hiện đại để đem các chất thải trở thành tài nguyên.
- Lean có thể giúp giảm thiểu hàng tồn kho, từ đó đẩy nhanh việc phát triển các sản phẩm mới.
- Lean tác động trực tiếp vào quy trình supply chain của doanh nghiệp và khiến nó trở nên hợp lý, tối ưu hơn.
- Lean giúp loại bỏ các khâu dư thừa trong chuỗi cung ứng nên khách hàng nhận được sản phẩm nhanh hơn và cảm thấy hài lòng hơn.
Bên cạnh ưu điểm thì Lean cũng có điểm hạn chế. Cụ thể:
Thứ nhất, chuỗi cung ứng sử dụng Lean thường có lượng tồn kho rất ít nên doanh nghiệp chịu lệ thuộc rất lớn vào nhà cung ứng.
Thứ hai, chi phí vận hành cao vì doanh nghiệp phải tháo bỏ hoàn toàn các hệ thống, thiết bị cũ để đầu tư cái mới cũng như đào tạo nguồn nhân lực.
Thứ ba, Lean phá bỏ hoàn toàn hệ thống cũ nên nhiều nhân viên sẽ cảm thấy không hứng thú, không thích phương pháp mới hoặc họ không đủ tiêu chuẩn để theo kịp quy trình mới.
Thứ tư, Lean phụ thuộc rất nhiều vào nguồn cung ứng nên bất cứ gián đoạn nào đều có thể khiến doanh nghiệp giao hàng chậm.
>>> Bạn có thể xem thêm: Supply Chain là gì? Tìm hiểu từ A-Z về ngành Supply Chain ở Việt Nam
SCOR là viết tắt của Supply Chain Operation Reference. Về cơ bản, SCOR được hiểu là mô hình tham chiếu hoạt động chuỗi cung ứng.
Mô hình này đưa ra các ứng dụng, thước đo hiệu quả cũng như yêu cầu chức năng đối với các phần mềm sử dụng trong các quy trình và hoạt động supply chain.
Bên cạnh đó, SCOR còn cung cấp cho doanh nghiệp cấu trúc nền tảng và các thuật ngữ tiêu chuẩn để đảm bảo sự thống nhất của các công cụ quản lý. Qua đó, doanh nghiệp có thể dễ dàng tái thiết quy trình kinh doanh, thiết lập chuẩn so sánh, phân tích và thực hành.
Mô hình SCOR có các ưu điểm sau:
Thứ nhất, SCOR cung cấp cho doanh nghiệp cái nhìn toàn diện về supply chain và hỗ trợ phân tích các luồng thông tin trong toàn chuỗi cung ứng. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định tốt hơn và cải thiện mối quan hệ hợp tác.
Thứ hai, SCOR cho phép doanh nghiệp sử dụng một tập hợp các số liệu được tiêu chuẩn hoá. Từ đó, doanh nghiệp có thể đo lường, đánh giá hiệu suất hoạt động supply chain một cách nhất quán.
Thứ ba, SCOR giúp doanh nghiệp so sánh hiệu suất chuỗi cung ứng với những số liệu tốt nhất nên họ có thể xác định những điều cần cải thiện và sử dụng nguồn lực một cách phù hợp.
Thứ tư, SCOR thúc đẩy sự hợp tác giữa các bộ phận, phòng ban của doanh nghiệp. Nó cũng giúp mọi người hiểu rõ mục tiêu của chuỗi cung ứng và cung cấp các điều kiện cần thiết để đẩy mạnh sự hợp tác giữa các nhân viên.
Mô hình SCOR có các nhược điểm sau:
Một, nó không đưa ra được giải pháp cụ thể cho từng vấn đề đang tồn tại trong chuỗi supply chain của doanh nghiệp.
Hai, nó không đánh giá sự ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài đến chuỗi cung ứng, như là môi trường, các chính sách của chính phủ, văn hoá,…
Ba, SCOR không phù hợp với chuỗi cung ứng dịch vụ, chuỗi cung ứng xanh.
Tư, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn khi đào tạo và phát triển mô hình SCOR trong toàn công ty.
Năm, thiếu công cụ phân tích để có thể giải quyết các vấn đề vĩ mô.
Sáu, cơ sở lập trình khá nhỏ nên không thể giúp doanh nghiệp tổ chức và quản lý nhiều dự án một lúc.
>>> Bạn có thể quan tâm: Supply Chain là gì? Supply Chain gồm những hoạt động nào?
PDCA là viết tắt của “Plan – Do – Check – Act”. Mô hình này cũng được biết đến với các tên gọi khác như PDSA, Vòng tròn Deming hoặc Chu trình Shewhart.
Mô hình PDCA là một công cụ rất hữu hiệu đối với chu trình supply chain của doanh nghiệp. Nó có thể giúp doanh nghiệp giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến các quy trình, hoạt động sản xuất bằng cách thúc đẩy sự cải tiến không ngừng để nâng cao chất lượng cũng như hiệu quả kinh doanh.
PDCA hoạt động thông qua một chu trình bao gồm 4 bước:
- Plan: Lên kế hoạch.
- Do: Thực hiện kế hoạch.
- Check: Đánh giá hiệu quả thực hiện.
- Act: Liên tục cải tiến.
Mô hình PDCA có các ưu điểm sau:
Thứ nhất, PDCA là mô hình rất đa năng. Bạn có thể ứng dụng nó vào chuỗi supply chain của nhiều doanh nghiệp khác nhau.
Thứ hai, mô hình PDCA rất đơn giản, dễ hiểu. Tuy vậy, nó lại có thể mang lại những thay đổi lớn lao cho toàn doanh nghiệp.
Thứ ba, PDCA giúp doanh nghiệp cắt giảm các lãng phí và gia tăng hiệu quả hoạt động supply chain.
Ngoài các ưu điểm thì mô hình này cũng có những điểm hạn chế sau:
Thứ nhất, mô hình PDCA tuy đơn giản nhưng lại rất khó để thực hiện. Nguyên nhân là vì nó chia quá trình cải tiến thành nhiều bước nhỏ nên bạn sẽ mất nhiều thời gian thực hiện và cũng không thể áp dụng cho những dự án khẩn cấp.
Thứ hai, PDCA có yêu cầu rất cao về sự hợp tác. Quá trình thực hiện PDCA không diễn ra một lần rồi thôi mà sẽ kéo dài liên tục. Bởi vậy, để thực hiện thành công mô hình này bạn cần tìm kiếm sự hợp tác của toàn thể nhân viên trong dài hạn.
>>> Bạn có thể tham khảo: Supply Chain Management là gì? Cách quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả
Six Sigma hay 6 Sigma là mô hình chuỗi cung ứng bao gồm các công cụ, chiến lược cần thiết để doanh nghiệp có thể cải thiện hiệu quả quản lý supply chain.
Bản chất của 6 Sigma không phải là một hệ thống quản lý hay đo lường chất lượng sản phẩm. Điểm cốt lõi của mô hình nằm ở việc nó giúp doanh nghiệp định hướng cách tư duy để đầu tư cải thiện quy trình đúng đắn nhằm hạn chế lỗi sai ngay từ gốc.
Six Sigma bao gồm 6 cấp độ:
- Một Sigma, tỷ lệ sai sót 69%, tức là có khoảng 690.000 sai sót trên một triệu khả năng.
- Hai Sigma, tỷ lệ sai sót 30,8%, tức là có khoảng 308.000sai sót trên một triệu khả năng.
- Ba Sigma, tỷ lệ sai sót 6,68%, tức là có khoảng 66.800 sai sót trên một triệu khả năng.
- Bốn Sigma, tỷ lệ sai sót 0.621%, tức là có khoảng 6.210 sai sót trên một triệu khả năng.
- Năm Sigma, tỷ lệ sai sót 0,023%, tức là có khoảng 230 sai sót trên một triệu khả năng.
- Sáu Sigma, tỷ lệ sai sót 0,0003%, tức là có khoảng 3,4 sai sót trên một triệu khả năng.
Six Sigma có các ưu điểm sau:
Thứ nhất, Six Sigma giúp doanh nghiệp phát hiện các sai sót, khuyết tật ở sản phẩm. Từ đó, doanh nghiệp có thể kiểm soát tốt chất lượng và giảm thiểu lãng phí liên quan đến sản phẩm lỗi.
Thứ hai, Six Sigma hướng tới việc giảm thiểu sai sót ngay từ giai đoạn đầu của quá trình sản xuất. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể tiết kiệm thời gian, chi phí sửa chữa hay làm lại sản phẩm lỗi.
Thứ ba, Six Sigma dựa trên các dữ liệu sản xuất thực tế để dự đoán lỗi và cải thiện chất lượng sản phẩm trong tương lai.
Thứ tư, áp dụng 6 Sigma vào chuỗi supply chain giúp doanh nghiệp nâng cao chất lượng, tiết kiệm chi phí, từ đó gia tăng doanh thu.
Thứ năm, Six Sigma giúp doanh nghiệp không phải mất thời gian vào việc khắc phục các lỗi sai. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể tập trung nhiều hơn vào việc cải tiến quy trình, phát triển sản phẩm nhằm đáp ứng tốt nhất yêu cầu khách hàng.
Thứ sáu, 6 Sigma giúp nâng cao chất lượng sản phẩm. Từ đó, khách hàng sẽ cảm thấy hài lòng hơn, những khiếu nại về sản phẩm cũng giảm đi.
Mô hình 6 Sigma có những điểm hạn chế sau:
Thứ nhất, mô hình Six Sigma tập trung quá mức vào cải thiện chất lượng sản phẩm. Điều này khiến chi phí và thời gian sản xuất trên một đơn vị sản phẩm gia tăng đáng kể.
Thứ hai, vì 6 Sigma hướng tới việc cải thiện phương pháp sản xuất nên doanh nghiệp sẽ phải sử dụng nhiều nguồn lực hơn và nhu cầu đào tạo nhân viên cũng gia tăng theo.
Thứ ba, áp dụng Six Sigma khiến chi phí lao động, nguyên vật liệu, thời gian sản xuất gia tăng. Điều này khiến giá thành sản phẩm tăng lên và doanh nghiệp có thể mất đi nhóm khách hàng thích sản phẩm giá rẻ.
Thứ tư, doanh nghiệp có thể phải đối mặt với nhiều rào cản khác nhau khi sử dụng mô hình 6 Sigma vào supply chain. Hơn nữa, quá trình cải thiện sản xuất luôn phát sinh nhiều vấn đề đòi hỏi doanh nghiệp phải có chiến lược xử lý hiệu quả.
>>> Tham khảo thêm: Lộ trình thăng tiến từ Logistics Manager đến Supply Chain Manager
Agile được hiểu là một triết lý hoặc khung tư tưởng giúp các doanh nghiệp thích ứng nhanh chóng với các biến động từ môi trường và có phản ứng phù hợp.
Mô hình chuỗi cung ứng Agile rất phù hợp với những lĩnh vực khó dự đoán nhu cầu sản phẩm của khách hàng. Bởi nó có thể giúp doanh nghiệp lên kế hoạch sản xuất theo lượng mua hàng trước đó. Khi phát hiện dữ liệu mua hàng giảm, doanh nghiệp sẽ giảm việc sản xuất và ngược lại.
Mô hình Agile có các ưu điểm sau:
Thứ nhất, Agile giúp doanh nghiệp thích nghi nhanh chóng với những thay đổi của thị trường kinh doanh và các yêu cầu của khách hàng.
Thứ hai, mô hình này có thể giúp gia tăng đáng kể sự tin tưởng của khách hàng đối với doanh nghiệp.
Thứ ba, Agile cho phép khách hàng tham gia đóng góp ý kiến cải thiện sản phẩm. Nhờ vậy, sản phẩm của doanh nghiệp dễ được tiếp nhận hơn.
Thứ tư, mô hình Agile giúp doanh nghiệp linh hoạt thay đổi các yêu cầu, định hướng phát triển và các kế hoạch thực hiện.
Bên cạnh các ưu điểm thì Agile cũng có những nhược điểm như:
Thứ nhất, Agile khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn khi cần đánh giá hiệu quả, chất lượng của các giai đoạn đầu.
Thứ hai, mô hình Agile phụ thuộc lớn vào yêu cầu khách hàng nên dễ khiến doanh nghiệp chạy lệch khỏi mục tiêu supply chain ban đầu.
Thứ ba, Agile gây ra nhiều trở ngại trong việc giao tiếp trực tiếp, đặc biệt là những doanh nghiệp có quy mô lớn sẽ chịu nhiều ảnh hưởng hơn.
Thứ tư, mô hình Agile khá phức tạp nên đòi hỏi nhân viên thực hiện phải có tay nghề, trình độ chuyên môn cao. Những nhân sự mới, ít kinh nghiệm sẽ khó thực hiện tốt công việc.
Có thể thấy, mỗi mô hình vận hành chuỗi cung ứng đều có những ưu, nhược điểm nhất định. Đồng thời, cũng không có mô hình nào phù hợp với mọi doanh nghiệp.
Do đó, doanh nghiệp supply chain Việt Nam sẽ phải dựa trên các đặc điểm, quy mô, kỳ vọng và định hướng phát triển để chọn mô hình cung ứng phù hợp nhất.
Hy vọng bài viết này của Ms Uptalent đã giúp bạn hiểu hơn về các mô hình vận hành supply chain cũng như ưu nhược điểm của từng mô hình. Qua đó, bạn có thể lựa chọn đúng mô hình mang lại hiệu quả kinh doanh tối ưu cho doanh nghiệp của mình. Chúc bạn thành công!
------------------------------------
HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet