maro-news
Image
maro-news
Follow US:
Quick Search
KIẾN THỨC

Micromanagement là gì? Có nên sử dụng quản lý vi mô vào doanh nghiệp?

Micromanagement là gì? Có nên sử dụng quản lý vi mô vào doanh nghiệp?

Micromanagement là phương thức quản lý gây ra nhiều ý kiến trái chiều bởi những tác động tiêu cực của nó tới quá trình hoạt động và sự phát triển của doanh nghiệp.

Để hiểu rõ hơn Micromanagement là gì và những tác động của nó, bạn hãy theo dõi bài viết sau đây của Ms Uptalent nhé!

MỤC LỤC:
1- Khái niệm Micromanagement
2- Ưu điểm của quản lý vi mô
3- Nhược điểm của quản lý vi mô
4- Những dấu hiệu nhận biết về cách quản lý vi mô
5- Có nên sử dụng quản lý vi mô vào doanh nghiệp?

Tuyển dụng nhân sự cấp cao>>>> Xem thêm: Việc làm Quản lý

1- Khái niệm Micromanagement 

Micromanagement được hiểu là quản lý vi mô. Người sử dụng biện pháp quản lý này thường tập trung quá mức vào các chi tiết nhỏ và thích kiểm soát công việc của nhân viên hơn là trao quyền cho họ.

Bên cạnh đó, người quản lý theo phong cách vi mô còn đưa ra những chỉ dẫn cụ thể và yêu cầu nhân viên phải thực hiện đúng như vậy. Họ cũng thường xuyên phê bình nhân viên mà không có sự hỗ trợ hay cung cấp deadline công việc phù hợp cho họ.

2- Ưu điểm của quản lý vi mô 

Hầu hết mọi người đều xem Micromanagement là hình thức quản lý kém hiệu quả, thậm chí còn có chút cực đoan khi can thiệp quá sâu vào quá trình làm việc của nhân viên.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là phương thức quản lý này không có bất cứ ưu điểm gì. Cụ thể:

2.1- Quản lý vi mô đảm bảo nhân viên luôn thực hiện đúng các nhiệm vụ nhà quản lý mong muốn

Nhà quản lý theo phong cách vi mô hiểu rất rõ nhân viên của mình và những việc cần phải làm. Đồng thời, họ cũng biết cách truyền đạt hiệu quả các hướng dẫn cần thiết nhằm đảm bảo kết quả làm việc luôn tối ưu.

Thực tế, quản lý vi mô tỏ ra là phương thức rất phù hợp với những nhân viên yêu thích sự định hướng rõ ràng trong công việc.

2.2- Micromanagement cho phép nhà quản lý đảm bảo mọi việc luôn theo đúng kế hoạch

Những việc làm hấp dẫn

QA Manager (Chinese, Electronics)

Bắc Giang, Bắc Ninh Sản Xuất , Viễn Thông / Điện tử, QA/QC

Operation Manager (Seafoods)

Hồ Chí Minh, Long An, Tây Ninh Thực phẩm/Dịch vụ ăn uống , Nông nghiệp/Lâm nghiệp , Sản Xuất

ERP Manager (Manufacturing)

Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Long An CNTT-Phần cứng/Mạng , CNTT-Phần mềm , Đồ gỗ/Nội thất

Warehouse Manager (Garment)

Hồ Chí Minh, Quảng Nam, Quảng Ngãi Dệt may/ Sợi/ Giầy da, Kho vận, Sản Xuất

QA Manager (Garment)

Đà nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi Dệt may/ Sợi/ Giầy da, Sản Xuất , QA/QC

Phong cách quản lý vi mô cho phép nhà quản lý tham gia sâu vào quá trình thực hiện nhiệm vụ công việc. Nhờ vậy, họ có thể đảm bảo các kế hoạch công việc luôn được thực thi đúng hướng.

Hơn nữa, bằng cách chú ý đến từng chi tiết, họ còn có thể kịp thời phát hiện các sự cố và ngăn ngừa những hệ quả tiêu cực có thể phát sinh.

2.3- Quản lý vi mô giúp khai thác hiệu quả năng lực của nhóm

Mục tiêu nhà quản lý vi mô hướng đến là kiểm soát kết quả thay vì nhóm của họ. Cụ thể, họ mong muốn mọi hoạt động được kiểm soát chặt chẽ và nỗ lực hết sức để những thành viên trong nhóm làm việc hiệu quả nhất.

2.4- Micromanagement có thể tạo ra giá trị cho bất cứ bộ phận nào

Nhà quản lý vi mô thường tập trung xem xét đến từng chi tiết, ngóc ngách của một vấn đề. Họ sẽ làm điều này cho tới khi tìm ra gốc rễ cũng như phương án nhằm giải quyết triệt để vấn đề đang tồn tại.

Mặt khác, họ cũng làm tất cả mọi việc cần thiết để xử lý vấn đề. Điều này khiến phong cách quản lý vi mô có khả năng tạo nên giá trị cho bất cứ bộ phận nào trong doanh nghiệp.

Micromanagement là gì

>>> Bạn có thể xem thêm: Quản lý cấp cao - Tầm quan trọng quản lý cấp cao trong doanh nghiệp

2.5- Nhà quản lý vi mô biết rõ phải giao nhiệm vụ cho ai

Những người theo phong cách quản lý vi mô thường hiểu rất rõ từng thành viên trong nhóm của họ. Bởi vậy, khi cần ủy quyền, bàn giao công việc, họ sẽ biết chính xác người nào có khả năng thực hiện công việc tốt nhất.

2.6- Micromanagement tạo nên sự đồng cảm cao hơn

Vì nhà quản lý vi mô thường nhận biết rõ những công việc cần thực hiện nên họ rất dễ đồng cảm với nhân viên của mình.

Bên cạnh đó, họ còn rất hiểu các thế mạnh, hạn chế của nhân viên. Nhờ vậy, họ biết khi nào phải thúc đẩy nhân viên, khi nào cần lùi lại.

3- Nhược điểm của quản lý vi mô 

Nhược điểm của Micromanagement nằm ở chỗ nếu không được sử dụng một cách hợp lý sẽ tạo ra những tác động tiêu cực đến đội ngũ nhân viên. Cụ thể:

3.1- Làm giảm sự sáng tạo, khả năng đổi mới ở nhân viên

Nếu những ý tưởng, kiến nghị của nhân viên thường xuyên bị phê bình, đánh giá thì họ sẽ ngừng việc tìm kiếm những điều mới. Lâu dần khả năng sáng tạo của họ sẽ giảm sút và họ chỉ biết làm theo những gì người quản lý yêu cầu mà ko thể tạo ra bất cứ sự đột phá nào.

3.2- Làm suy giảm tinh thần làm việc và lòng tin ở nhân viên

Sự tự chủ khiến nhân viên cảm thấy thoải mái, tự do hơn trong công việc. Nhưng, quản lý vi mô lại khiến họ phụ thuộc vào cấp trên của mình.

Nếu phải liên tục chờ sự đồng ý từ người quản lý để làm một việc gì đó dễ khiến nhân viên cảm thấy khó chịu. Lâu dần, điều này sẽ làm nảy sinh tâm lý chống đối, không muốn làm việc.

3.3- Năng suất làm việc giảm

Khi áp dụng Micromanagement không thích hợp có thể làm giảm sự linh hoạt và tính chủ động của nhân viên trong quá trình làm việc. Trong khi đó, nó lại khiến nhà quản lý phải làm nhiều việc hơn vì họ phải liên tục xem xét, giải quyết từng công việc nhỏ nhất.

3.4- Khó đánh giá kỹ năng làm việc của nhân viên

Nhà quản lý vi mô tự mình hoạch định và chỉ dẫn nhân viên từng bước thực hiện công việc xét theo khía cạnh nào đó là việc rất tốt.

Tuy nhiên, điều này lại khiến họ khó lòng đánh giá các kỹ năng của nhân viên hơn. Nguyên nhân là vì họ họ đã không để nhân viên của mình tự làm việc, học hỏi mà phụ thuộc quá lớn vào sự chỉ dẫn của mình.

Khái niệm Micromanagement

>>> Bạn có thể quan tâm: Quản lý cấp trung -Tầm quan trọng quản lý cấp trung trong doanh nghiệp

3.5- Khả năng đánh mất nhân tài cao

Những nhân viên giỏi, có chuyên môn có thể bị kìm hãm bởi quản lý vi mô. Do đó, một doanh nghiệp có những nhà lãnh đạo theo phương thức quản lý này dễ khiến nhân viên cảm thấy chán nản, không có tinh thần làm việc và họ sẽ chọn bỏ việc.

4- Những dấu hiệu nhận biết về cách quản lý vi mô 

Quản lý vi mô xuất hiện khá phổ biến trong môi trường làm việc. Bạn có thể nhận ra sự tồn tại của nó dựa vào những dấu hiệu sau:

4.1- Nhà quản lý không để nhân viên làm việc độc lập

Đây được xem là dấu hiệu điển hình của Micromanagement. Những nhà quản lý theo phong cách này không chỉ tập trung vào việc hướng dẫn nhân viên mà họ còn liên tục kiểm soát, giám sát đến từng chi tiết.

4.2- Nhân viên không được tự ý ra quyết định hay đề xuất ý kiến

Với nhà quản lý vi mô, nhân viên chỉ cần thực hiện công việc theo những gì họ hướng dẫn là được. Bất cứ sáng kiến, đề xuất nào của nhân viên đều không được thực hiện nếu họ không đồng ý.

4.3- Nhà quản lý không đặt trọng tâm vào công việc kinh doanh

Vai trò chính của một nhà quản lý là điều hành công việc kinh doanh. Tuy nhiên, việc quản lý theo hướng vi mô đã khiến họ chỉ mải mê chạy theo các chi tiết nhỏ trong quá trình làm việc của nhân viên.

Nếu như phát sinh bất cứ lỗi nhỏ nào, họ sẽ yêu cầu nhân viên ngừng thực hiện nhiệm vụ đó và tự mình cố gắng hoàn thành nó.

4.4- Nhà quản lý thường xuyên can thiệp vào công việc của nhân viên

Micromanagement khiến nhà quản lý tự cho rằng họ biết tất cả và đánh giá thấp chuyên môn của nhân viên. Do đó, họ sẽ không để nhân viên có quyền tự chủ mà liên tục can thiệp vào quá trình làm việc của họ nhằm đảm bảo mọi thứ diễn ra theo như ý muốn của mình.

5- Có nên sử dụng quản lý vi mô vào doanh nghiệp? 

Những nhận định tiêu cực về Micromanagement khiến không ít người phải băn khoăn có nên áp dụng nó vào quá trình quản lý doanh nghiệp hay không.

Thực tế, không có khái niệm nào hoàn toàn xấu hay tốt. Bạn cần nhận thức rõ rằng, Micromanagement chỉ là một phương thức quản lý, vận dụng nó như thế nào, hiệu quả ra sao sẽ phụ thuộc vào người quản lý.

Bản chất của quản lý vi mô không xấu. Thậm chí, nếu được sử dụng hợp lý nó còn phát huy hiệu quả rất tốt.

Sau đây là một số trường hợp mà quản lý vi mô có thể mang lại kết quả vượt trội:

Ưu điểm của Micromanagement

>>> Bạn có thể tham khảo: Quản lý dự án là gì? Vai trò, kỹ năng và các vị trí phổ biến

Thứ nhất, quá trình tuyển dụng

Để tìm được nhân tài phù hợp, HR buộc phải xem xét, đánh giá kỹ lưỡng ứng viên. Lúc này, quản lý vi mô phát huy tác dụng của nó khi có thể giúp HR đánh giá đến từng chi tiết nhỏ liên quan đến ứng viên, từ đó làm giảm thời gian, công sức cho việc tuyển dụng.

Thứ hai, định hướng phát triển, đào tạo nhân viên mới

Hoạt động định hướng, đào tạo nhân viên mới đòi hỏi sự quản lý vi mô từ những người có kinh nghiệm. Bằng cách hướng dẫn chi tiết và theo dõi sát sao ngay từ đầu, bạn có thể đảm bảo nhân sự mới có nền tảng vững chắc để thực hiện công việc hiệu quả nhất.

Thứ ba, khởi động một dự án hay quy trình mới

Micromanagement trở nên vô cùng hiệu quả khi bạn cần triển khai thực hiện một dự án hoặc quy trình mới. Bởi vì nó có thể giúp nhà quản lý kiểm soát sát sao những vấn đề xảy ra, từ đó kịp thời khắc phục.

Thứ tư, khi có những nhân viên “red flag”

Khái niệm “red flag” – gắn cờ đỏ, có nghĩa là một nhân viên sắp bị sắp thải. Nếu phát sinh tình huống này, nhà quản lý cần thực hiện việc giám sát hiệu suất công việc của nhân viên một cách tỉ mỉ, nghiêm ngặt nhằm cải thiện hiệu quả làm việc.

Thứ năm, xử lý những vấn đề về tài chính, pháp lý

Khi doanh nghiệp nghiệp gặp khó khăn về mặt tài chính hay pháp lý thì quản lý vi mô chính là giải pháp hữu hiệu nhất. Bởi nó có thể giúp các vấn đề được mổ xẻ, xem xét kỹ lưỡng nhằm tìm ra phương án giải quyết nhanh chóng.

Thứ sáu, doanh nghiệp đang thay đổi chiến lược hoạt động

Nếu doanh nghiệp đang thay đổi chiến lược hoạt động, quản lý vi mô có thể giúp toàn bộ mọi người trong công ty hiểu rõ hơn quy trình, vai trò và trách nhiệm của họ trong chiến lược mới. Từ đó họ có thể chủ động hơn và làm việc hiệu quả hơn.

Thứ bảy, thực hiện những hoạt động rủi ro cao

Micromanagement giúp nhà quản lý luôn giữ được cái đầu tỉnh táo và khả năng kiểm soát chặt chẽ từng chi tiết nhỏ. Nhờ vậy, họ có thể giữ cho doanh nghiệp luôn trong tình trạng an toàn khi thực hiện các hoạt động có tính rủi ro cao.

Tóm lại, Micromanagement không hoàn toàn chỉ có những điểm xấu. Nếu vận dụng nó đúng cách, đúng trường hợp, nhà quản lý vẫn mang lại những kết quả rất tốt cho doanh nghiệp.

Hy vọng những gì Ms Uptalent chia sẻ có thể giúp bạn hiểu rõ Micromanagement là gì và áp dụng nó một cách hiệu quả. Chúc bạn thành công!

Dịch vụ headhunting - Săn đầu người

------------------------------------

HRchannels - Headhunter -  Dịch vụ tuyển dụng cao cấp

Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam

Nguồn ảnh: internet


HRchannels

HRchannels

HRchannels là nền tảng tuyển dụng và thu hút nhân sự cấp cao hàng đầu tại Việt Nam. Với hơn 16 năm kinh nghiệm tuyển dụng nhân sự cấp cao. Chúng tôi là công ty headhunter hàng đầu ở Việt Nam.