maro-news
Image
maro-news
Follow US:
Quick Search
KIẾN THỨC

Lộ trình thăng tiến từ Merchandise Manager đến Supply Chain Manager

Lộ trình thăng tiến từ Merchandise Manager đến Supply Chain Manager

Để ứng phó với những thay đổi liên tục từ sản phẩm cho tới đối tượng khách hàng, các doanh nghiệp đều rất chú trọng đến vai trò của Merchandise Manager. Hãy cùng Ms Uptalent khám phá một số thông tin về công việc Merchandise Manager là gì và lộ trình thăng tiến từ Merchandise Manager đến Supply Chain Manager qua bài viết sau.

MỤC LỤC
1- Merchandise Manager là gì? 
2- Lộ trình thăng tiến từ Merchandise Manager đến Supply Chain Manager
3- Sự khác nhau giữa Merchandise Manager và Supply Chain Manager
4- Doanh nghiệp FDI tìm kiếm gì ở Merchandise Manager?

    4.1- Kỹ năng chuyên môn
    4.2- Giỏi ngoại ngữ
    4.3- Các kỹ năng khác


Việc làm Purchasing

1- Merchandise Manager là vị trí gì?  

Merchandise Manager là vị trí chịu trách nhiệm quản lý các đơn hàng của doanh nghiệp. Họ sẽ tiếp nhận đơn hàng từ khách hàng, sau đó giám sát nguồn nguyên liệu, quá trình sản xuất và giám sát quá trình giao hàng.

Tuy rằng người quản lý đơn hàng không tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất, nhưng họ lại là người điều phối toàn bộ các hoạt động sản xuất từ khi bắt đầu cho đến khi sản phẩm hoàn thành và đến được tay người tiêu dùng. Họ sẽ đảm nhận nhiệm vụ liên lạc với bên cung ứng nguyên liệu, tham gia vào quá trình vận hành sản xuất và phụ trách việc bán hàng cũng như quản lý đơn hàng.
 

Về cơ bản, Merchandise Manager sẽ chịu trách nhiệm về tất cả các đơn hàng thuộc phạm vi họ quản lý. Họ giữ vai trò là người cân bằng lợi ích giữa khách hàng, các đối tác, nhà cung ứng và nhà sản xuất. 

Tại các cửa hàng, công ty bán lẻ, hiệu suất công việc của Merchandise Manager có ảnh hưởng rất lớn tới doanh thu. Nói cách khác, những nỗ lực của họ có thể tác động đến khả năng tối đa hoá lợi nhuận của doanh nghiệp. 

Trong khi đó, tại các doanh nghiệp sản xuất, Merchandise Manager sẽ lên kế hoạch và làm việc trực tiếp với nhà cung cấp cũng như bộ phận sản xuất để đảm bảo hàng hóa luôn trong trạng thái sẵn sàng giao cho khách hàng.

Tùy thuộc vào từng ngành nghề, đặc điểm của doanh nghiệp mà Merchandise Manager sẽ thực hiện những công việc khác nhau. Tại một số doanh nghiệp họ có thể đảm nhận thêm một số công việc khác như quản lý tồn kho, xây dựng bảng giá, quảng bá sản phẩm, bố trí quầy trưng bày,…

2- Lộ trình thăng tiến từ Merchandise Manager đến Supply Chain Manager  

lộ trình thăng tiến từ merchandise manager đến supply chain manager
 

Sau một thời gian đảm nhận vị trí Merchandise Manager bạn sẽ có cơ hội thăng tiến lên vị trí Supply Chain Manager – Trưởng phòng chuỗi cung ứng. Đây là vị trí có trách nhiệm quản lý nguồn cung hàng hóa, nguyên vật liệu đầu vào, quá trình luân chuyển, sản xuất và bán sản phẩm ra thị trường.

Những việc làm hấp dẫn

Store Manager (Fashion)

Hồ Chí Minh, Bình Dương , Đồng Nai Mỹ phẩm/ Thời trang/ Hàng Cao cấp, Bán hàng (May mặc/Phụ kiện), Kinh doanh / Bán hàng

Store Manager (Fashion)

Hà nội, Bắc Ninh, Hưng Yên Mỹ phẩm/ Thời trang/ Hàng Cao cấp, Bán hàng (May mặc/Phụ kiện), Kinh doanh / Bán hàng

QA Manager (Chinese, Electronics)

Bắc Giang, Bắc Ninh Sản Xuất , Viễn Thông / Điện tử, QA/QC

Customer Quality Engineer (Electronics)

Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương Sản Xuất , Viễn Thông / Điện tử, QA/QC

Lộ trình thăng tiến từ Merchandise Manager đến Supply Chain Manager thường kéo dài 3 – 5 năm. Tuỳ thuộc vào từng ngành nghề, doanh nghiệp và năng lực của mỗi người mà thời gian này có thể dài hơn hoặc ngắn hơn.

Trong quá trình làm việc tại vị trí Merchandise Manager bạn nên tích lũy cho mình những kinh nghiệm và kỹ năng cần thiết để đảm đương công việc của một Supply Chain Manager. Quan trọng hơn là bạn cần xác định rõ mục tiêu và vạch ra kế hoạch cụ thể để rèn luyện và trau dồi bản thân mỗi ngày.

Dưới đây là những yếu tố bạn cần tích lũy để trở thành Supply Chain Manager:

2.1- Kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn

Với trách nhiệm giám sát và quản lý chuỗi cung ứng, Supply Chain Manager cần nắm vững các kiến thức về thu mua, sản xuất, tồn kho và vận chuyển. Có như vậy họ mới có thể đưa ra các quyết định chính xác.

Chuỗi cung ứng luôn có những thay đổi. Đôi khi những thay đổi này xảy ra bất ngờ, không ai có thể dự đoán trước. Vì vậy, nhà quản lý chuỗi cung ứng sẽ cần am hiểu các kiến thức về thị trường và nắm bắt nhanh chóng những biến động của nền kinh tế.

Supply Chain Manager có vai trò rất lớn đối với việc gia tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Bởi vậy, họ cần am hiểu các kiến thức về tài chính và sự vận động của dòng tiền. Từ đó họ mới có thể giúp doanh nghiệp đạt được lợi nhuận tối đa.

Ngoài ra, Supply Chain Manager cũng cần am hiểu các kiến thức về công nghệ thông tin và tự động hoá để có thể ứng dụng vào công việc và đạt hiệu suất làm việc tối ưu nhất.

2.2- Nâng cao năng lực lãnh đạo

Supply Chain Manager được biết đến là vị trí quản lý cấp cao trong doanh nghiệp. Vì vậy bạn cần chủ động rèn luyện và nâng cao các kỹ năng cần thiết của một người lãnh đạo. Chẳng hạn như:

Kỹ năng quản lý dự án: kỹ năng này sẽ giúp bạn lên lịch trình làm việc và quản lý hiệu quả các rủi ro trong chuỗi cung ứng.

Kỹ năng giao tiếp: giỏi giao tiếp là yêu cầu bắt buộc đối với một nhà quản lý. Tại vị trí Supply Chain Manager, bạn sẽ phải giao tiếp, làm việc cùng nhiều đối tượng cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp nên giỏi giao tiếp sẽ giúp bạn kết nối và thực hiện công việc hiệu quả hơn.

Có khả năng hợp tác tốt: trong chuỗi cung ứng hiện đại, yếu tố hợp tác được đánh giá rất cao. Như bạn đã biết, chuỗi cung ứng có sự tham gia của rất nhiều bên khác nhau, mỗi bên sẽ có những đặc điểm riêng, thậm chí là có sự cạnh tranh giữa các bên. Nhưng để chuỗi cung ứng vận hành hiệu quả Supply Chain Manager sẽ phải dung hoà được tất cả những khác biệt đó.

Khả năng lắng nghe, truyền cảm hứng: những hành động của Supply Chain Manager sẽ có ảnh hưởng lớn đến những nhân viên trong bộ phận. Vì vậy, bạn sẽ phải biết cách lắng nghe và truyền cảm hứng cho nhân viên của mình. Điều này sẽ giúp họ làm việc với hiệu suất tốt nhất.

Ứng biến linh hoạt: tuy rằng công việc của Supply Chain Manager không đòi hỏi cao về tính sáng tạo. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn rập khuôn, máy móc khi xử lý công việc. Thay vào đó, bạn nên xử lý linh hoạt theo từng tình huống để tạo nên một chuỗi cung ứng vững mạnh.

3- Sự khác nhau giữa Merchandise Manager và Supply Chain Manager  

Merchandise Manager và Supply Chain Manager đều là những vị trí quản lý quan trọng trong doanh nghiệp. Giữa hai vị trí này có các điểm khác nhau như sau:

+ Vai trò, trách nhiệm

Merchandise Manager có trách nhiệm quản lý và giám sát các đơn hàng của doanh nghiệp từ khâu nguyên liệu đầu vào, quá trình sản xuất và quá trình giao hàng cho khách hàng.

Trong khi đó, Supply Chain Manager chịu trách nhiệm quản lý và giám sát tất cả các hoạt động để sản xuất ra một mặt hàng hoàn chỉnh và đưa mặt hàng đó ra tiêu thụ trên thị trường. Quá trình này sẽ bắt đầu từ khâu mua nguyên vật liệu cho đến sản xuất và đưa hàng hoá đến tận tay người tiêu dùng.

+ Cấp quản lý

Merchandise Manager và Supply Chain Manager đều giữ vai trò của người quản lý trong chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, Supply Chain Manager thuộc cấp quản lý cao hơn so với Merchandise Manager. Họ sẽ là người chỉ đạo và điều hành toàn bộ chuỗi cung ứng. Còn Merchandise Manager sẽ thực hiện công việc theo sự chỉ đạo của họ.

+ Phạm vi công việc

Merchandise Manager chỉ tập trung vào việc quản lý, giám sát các đơn hàng. Còn Supply Chain Manager chịu trách nhiệm quản lý toàn chuỗi cung ứng, từ thu mua, sản xuất, vận chuyển cho đến phân phối sản phẩm.

4- Các công ty FDI tìm kiếm những kỹ năng nào ở Merchandise Manager? 

Để ứng tuyển vị trí Merchandise Manager tại các công ty FDI bạn cần trang bị cho mình những kỹ năng quan trọng sau:

4.1- Kỹ năng chuyên môn 

Trước tiên bạn cần có các kiến thức chuyên môn cần thiết để đảm nhận vai trò Merchandise Manager. Cụ thể, bạn cần am hiểu về sản phẩm, nguyên liệu và quy trình sản xuất. Bên cạnh đó, bạn còn phải thành thạo tin học văn phòng và những phần mềm ứng dụng phổ biến khác.

Ngoài ra, bạn cần có kinh nghiệm trong việc vận hành, quản lý đội nhóm để có thể đảm nhận vị trí Merchandise Manager. 

4.2- Giỏi ngoại ngữ 

Đây là kỹ năng bạn bắt buộc phải có nếu muốn làm Merchandise Manager tại các Doanh nghiệp FDI. Bởi vì, tại các doanh nghiệp này bạn sẽ phải làm việc với các nhà cung cấp, đối tác người nước ngoài.

Ngoài ra, sếp và đồng nghiệp của bạn cũng là người nước ngoài nên không giỏi ngoại ngữ bạn sẽ khó có thể hoàn thành công việc của mình.

4.3- Các kỹ năng khác 

Ngoài các kỹ năng trên bạn còn phải có các kỹ năng sau:

Kỹ năng giao tiếp: kỹ năng này sẽ giúp bạn trao đổi công việc và xây dựng mối quan hệ với mọi người dễ dàng hơn.

Kỹ năng đàm phán: giỏi kỹ năng này sẽ giúp bạn đàm phán và thỏa thuận với khách hàng, nhà cung cấp hiệu quả hơn. Từ đó có thể đảm bảo mang lại những lợi ích lớn nhất cho doanh nghiệp.

Kỹ năng phân tích: kỹ năng này sẽ rất hữu ích với bạn trong việc nghiên cứu và đánh giá thị trường.

Có khả năng tổ chức công việc theo từng công đoạn và quản lý nhân sự hiệu quả.

Nhạy bén, linh hoạt và chịu được áp lực công việc cao.

Luôn quyết đoán để đưa ra các chiến lược quan trọng, có tầm ảnh hưởng lớn tới doanh nghiệp.

Với những thông tin trên, chắc rằng bạn đọc đã hiểu được Merchandise Manager là gì? Đồng thời bạn cũng biết được lộ trình thăng tiến từ Merchandise Manager đến Supply Chain Manager. Nếu bạn muốn theo đuổi công việc này, hãy nỗ lực rèn luyện, trau dồi bản thân để đạt tới mục tiêu sự nghiệp trong tương lai. Chúc bạn thành công!

Dịch vụ headhunting - săn đầu người
------------------------------------

HRchannels - Headhunter -  Dịch vụ tuyển dụng cao cấp

Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam

Nguồn ảnh: internet


HRchannels

HRchannels

HRchannels là nền tảng tuyển dụng và thu hút nhân sự cấp cao hàng đầu tại Việt Nam. Với hơn 16 năm kinh nghiệm tuyển dụng nhân sự cấp cao. Chúng tôi là công ty headhunter hàng đầu ở Việt Nam.