- 420k
- 1k
- 870
Bạn đang mong muốn phấn đấu trở thành nhân sự cao cấp nhưng liệu quá trình này mất bao nhiêu lâu. Hãy cùng công ty săn đầu người HRchannels tìm hiểu vấn đề này dưới đây.
"Thâm niên" ngày càng dựa trên năng lực làm việc nhiều hơn số năm kinh nghiệm. Đặc biệt, trong môi trường kinh doanh và kỹ thuật liên tục thay đổi như hiện nay thì số năm kinh nghiệm không còn tương đương với thâm niên nữa. Năng lực và kỹ năng quản lý nhóm, kỹ năng thích nghi trở nên quan trọng hơn nhiều.
Hãy nghĩ như thế này, bạn sẽ tuyển dụng một người với 10 năm kinh nghiệm làm việc ở vị trí bình thường hay ứng viên với 3 năm kinh nghiệm xuất sắc và có khả năng nâng đỡ những người xung quanh họ? Ngày nay, rất nhiều công ty đang tiếp cận các ứng viên dựa trên khả năng của họ.
Để tính toán một con số trung bình, bạn cần những dữ liệu hợp lý. Nếu không tốt nhất bạn có thể lấy một vài ví dụ.
Đây là ví dụ của tôi từ một công ty trước đây. Cấu trúc này đã được sử dụng bởi rất nhiều những công ty trước đây tôi từng làm việc. Biểu đồ đã được sửa đổi một chút và không có gì trong biểu đồ này là độc quyền của công ty. Tôi nghĩ rằng nó minh họa cách một số nhà tuyển dụng áp dụng cho cấp độ "cao cấp".
Một số công ty có thể chỉ quan tâm đế số năm kinh nghiệm. Trong trường hợp này, lưu ý rằng, mỗi cấp độ thâm niên được quyết định bởi sự kết hợp giữa chuyên môn và kinh nghiệm.
Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm cả định nghĩa của bạn về “cao cấp”. Khi tôi bắt đầu trở thành trưởng phòng, tôi 25 tuổi. Khi đó, quy mô công ty của tôi nhỏ hơn (tầm 70 người) và có 2 cấp độ quản lý: giám đốc và trưởng phòng.
Ban đầu, ban lãnh đạo đã có một ứng viên cho vị trí đó nhưng anh ấy không muốn chuyển đổi công việc. Tôi đã có vài năm kinh nghiệm và được tiến cử cho vị trí đó.
Rồi một năm sau ông chủ của tôi rời đi. Tôi là người có kinh nghiệm nhất trong những người đứng đầu bộ phận của anh ấy và anh ấy đề xuất tôi tạm thời thay thế vị trí của anh ấy. Vì vậy, năm 26 tuổi, tôi trở thành ứng viên cao cấp cho vị trí quản lý. Tôi đã bị phản đối do vấn đề tuổi tác nhưng cuối cùng vẫn được thông qua.
Khởi nghiệp là một cách nhanh chóng để trở thành quản lý cao cấp. Nhìn chung, những nhân viên mới sẽ bên dưới bạn, vì vậy tốc độ khởi nghiệp càng nhanh thì bạn càng nhanh chóng trở thành “cao cấp”.
Đối với những công ty được thành lập đã lâu, lộ trình thăng tiến dựa trên số năm kinh nghiệm và thành tích bạn đạt được trong quá trình làm việc. Nhưng những công ty này khó có thể diều chỉnh theo công nghệ và cách làm việc mới. Và tôi không muốn trở thành nhân viên “cao cấp” trong một công ty mà không có tương lai như vậy.
Tuần trước, tôi đã gặp 2 người tại Equifax, cả hai đều là Phó chủ tịch. Phó chủ tịch báo cáo cho phó chủ tịch cao cấp và phó chủ tịch cấp cao này báo cáo cho chủ tịch hội đồng quản trị. Vì vậy nó chỉ kém vị trí chủ tịch 2 cấp trong một công ty 3 tỉ đô.
Một người mới 29 tuổi, trong khi người kia đã 51 tuổi. Vì vậy, không có cố định 'số năm' để trở thành một nhân viên cấp cao. Nhìn chung, bạn cần có 5-7 năm kinh nghiệm xuất sắc, còn đối với kinh nghiệm bình thường có thể cần 10-12 năm.
Câu trả lời của bạn thiếu những thông tin cần thiết để tôi có thể trả lời. Vị trí cao cấp còn phụ thuộc vào lĩnh vực bạn đang làm việc. Nếu bạn làm rõ câu hỏi của mình hơn thì tôi sẽ rất vui trả lời một cách cho tiết.
Như quy tắc bàn tay, sẽ cần tối thiểu 5 năm trong trường hợp bạn có một tấm bằng tốt. Trên thực tế, đối với lĩnh vực IT, bạn cần gần 8 năm kinh nghiệm cho một vị trí cao cấp và số năm kinh nghiệm đối với các lĩnh vực khác nhau sẽ khác nhau.