- 420k
- 1k
- 870
Marketing là gì? Khái niệm Marketing truyền thống và Digital Marketing? Sự khác nhau giữa Marketing truyền thống và Digital Marketing? Bạn có thể tìm thấy câu trả lời cho mình qua bài viết dưới đây của Ms Uptalent. Đặc biệt, với những bạn đang có ý định theo ngành Marketing thì bài viết này chắc chắn sẽ mang lại cho bạn nhiều thông tin bổ ích đấy.
MỤC LỤC:
1- Marketing là gì?
2- Marketing truyền thống là gì?
3- Digital Marketing là gì?
4- Sự khác nhau giữa Marketing truyền thống và Digital Marketing
5- Nên học Marketing truyền thống hay Digital Marketing?
>>>> Tìm việc làm Marketing lương hấp dẫn tại HRchannels
Marketing được hiểu đơn giản là tiếp thị. Đây là một hình thức phổ biến giúp doanh nghiệp kết nối với khách hàng của mình. Khi nhắc đến marketing, bạn có thể hiểu rằng nó bao gồm tất cả các hoạt động cần làm để thu hút khách hàng biết đến thương hiệu của doanh nghiệp và duy trì mối quan hệ với họ.
Marketing truyền thống là hình thức quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ qua các kênh truyền thống như bảng quảng cáo và các phương tiện in ấn.
Một số hình thức Marketing truyền thống bạn thường gặp như:
- Quảng cáo ngoài trời, như là biển quảng cáo, banner,…
- Quảng cáo trên radio, TV,…
- Quảng cáo trên báo, tạp chí,…
- Gọi điện thoại, gửi tin nhắn trực tiếp, gửi mail.
- Trưng bày tại các cửa hàng, showroom.
- Tài trợ cho các sự kiện hoặc chương trình nổi tiếng.
Marketing truyền thống có ưu điểm là dễ hiểu, dễ ghi nhớ và có tính tác động cao tới khách hàng. Tuy nhiên, chi phí để thực hiện marketing truyền thống khá đắt đỏ và doanh nghiệp cũng khó có thể đo lường kết quả các chiến dịch marketing.
Digital Marketing (hay còn được biết đến với tên gọi tiếp thị kỹ thuật số) là hình thức marketing sử dụng các công cụ kỹ thuật số, phương tiện truyền thông để thực hiện các hoạt động quảng cáo, tiếp thị sản phẩm.
Bạn cũng có thể hiểu, Digital Marketing bao gồm toàn bộ các hoạt động marketing có sử dụng các thiết bị điện tử hay internet để kết nối với khách hàng và quảng cáo cho sản phẩm, dịch vụ hay thương hiệu của doanh nghiệp.
Digital Marketing sử dụng các kênh digital như website và social media để thực hiện việc truyền thông tiếp thị. Các kênh Digital marketing phổ biến gồm có: Social media (Facebook, Instagram,…), SEO, Content marketing, Affiliate marketing, Inbound marketing, Email marketing, PPC (Pay Per Click – trả tiền cho mỗi lần nhấp chuột), SEM (Search Engine Marketing).
Hình thức Digital Marketing chỉ phát triển từ những năm 1990 khi mà internet trở nên phổ biến rộng rãi. Sự xuất hiện của Digital Marketing đã mang đến cho doanh nghiệp thêm nhiều lựa chọn mới để tiếp cận với khách hàng của mình. Đồng thời, doanh nghiệp cũng dễ dàng đo lường cũng như xác định kết quả và tệp khách hàng tiềm năng.
Tuy vậy, doanh nghiệp cần sử dụng Digital Marketing sao cho hợp lý để không khiến khách hàng cảm thấy bị làm phiền. Bên cạnh đó, một số chiến dịch tiếp thị kỹ thuật số có thể không đảm bảo được tính lâu dài.
>>>> Xem thêm: Có nên theo đuổi ngành Marketing
Trong quá trình tìm hiểu marketing là gì cũng như Marketing truyền thống và Digital Marketing, bạn sẽ thấy hai hình thức tiếp thị này có những điểm khác nhau cơ bản sau:
Marketing truyền thống: tương tác một chiều, người dùng không thể trực tiếp phản hồi lại thông tin trên quảng cáo mà phải liên hệ qua một kênh khác.
Digital Marketing: có sự tương tác hai chiều, người dùng có thể phản hồi ngay khi bắt gặp quảng cáo. Nhờ vậy quá trình mua hàng được rút ngắn, doanh nghiệp cũng nhanh chóng chốt được đơn hàng hơn.
Marketing truyền thống: sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng để thực hiện marketing, như là đài phát thanh, truyền hình, báo chí,…
Digital Marketing: sử dụng các kênh kỹ thuật số như website, Social Media,… và các chiến thuật marketing online để tiếp thị, quảng bá các sản phẩm, dịch vụ của công ty đến khách hàng.
Marketing truyền thống: người dùng tiếp cận thông tin một cách thụ động.
Digital Marketing: người dùng hoàn toàn chủ động trong việc tiếp cận thông tin.
Marketing truyền thống: không thể lựa chọn đối tượng xem quảng cáo nên khó có thể tập trung tiếp cận khách hàng tiềm năng.
Digital Marketing: các phương thức quảng cáo trong tiếp thị kỹ thuật số cho phép doanh nghiệp lựa chọn đối tượng tiếp cận theo nhiều tiêu chí khác nhau như sở thích, độ tuổi, nơi ở,… Từ đó, doanh nghiệp có thể tập trung vào đúng khách hàng tiềm năng một cách nhanh chóng.
Marketing truyền thống: thường bị giới hạn trong một khung thời gian cố định hoặc ở một vùng lãnh thổ nhất định.
Digital Marketing: không chịu sự giới hạn về thời gian thực hiện. Doanh nghiệp có thể thực hiện quảng cáo bất cứ lúc nào, bất kể ở đâu.
Marketing truyền thống: chi phí thực hiện thường rất cao. Doanh nghiệp cần có ngân sách lớn và thường chỉ thực hiện được một lần. Đồng thời, doanh nghiệp cũng khó có thể kiểm soát hiệu quả thu được so với chi phí đã bỏ ra.
Digital Marketing: chi phí thực hiện thấp mà vẫn mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp. Đặc biệt, doanh nghiệp có thể kiểm soát được các chi phí quảng cáo như: SEO, Facebook Ads, google Ads,…
>>>> Có thể bạn quan tâm: 8 câu hỏi phỏng vấn Digital Marketing Manager chuyên sâu
Ngoài những điểm nêu trên thì Marketing truyền thống và Digital Marketing còn có sự khác nhau ở những điểm sau:
- Bạn không thể điều chỉnh quảng cáo khi đã xuất bản.
- Marketing truyền thống gắn liền với tiếp thị đại chúng và có mức độ tiếp cận cá nhân rất thấp vì nó sử dụng phương pháp tiêu chuẩn hoá để nhắm đến khách hàng mục tiêu.
- Cần tốn một khoảng thời gian nhất định để thu hồi được kết quả và biết được hoạt động marketing có mang lại hiệu quả hay không.
- Người dùng không thể bỏ qua quảng cáo mà bắt buộc phải xem chúng.
- Tỷ lệ tương tác của khách hàng với quảng cáo không cao do họ phải đến phòng trưng bày hoặc công ty để biết thêm thông tin chi tiết về sản phẩm.
- Không thể tính toán cụ thể lợi tức đầu tư.
- Khó có thể theo dõi khách hàng đến từ đâu, đang quan tâm đến sản phẩm nào,…
- Có thể điều chỉnh quảng cáo bất cứ lúc nào, kể cả khi quảng cáo đã khởi chạy.
- Dễ dàng cá nhân hoá quảng cáo hơn vì bạn có thể định hướng quảng cáo hiển thị với những nhóm đối tượng cụ thể. Thông thường, quảng cáo sẽ hiển thị cho khách hàng quan tâm đến sản phẩm gần đây hoặc đang tìm kiếm nó qua internet.
- Bạn có thể xác định được hiệu quả hoạt động marketing ngay sau khi quảng cáo được khởi chạy.
- Người dùng có thể bỏ qua quảng cáo khi họ cảm thấy không phù hợp.
- Tỷ lệ tương tác với khách hàng cao vì chỉ cần một cú click chuột khách hàng đã có thể xem thông tin về sản phẩm và các chương trình ưu đãi khác.
- Dễ dàng tính toán lợi tức đầu tư.
- Dễ dàng biết được khách hàng đến từ đâu, đang quan tâm đến sản phẩm nào, bao nhiêu khách hàng đang mua sản phẩm,…
Với sự phát triển của internet và kỹ thuật số, Digital Marketing ngày càng trở nên quan trọng hơn. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa Marketing truyền thống đã lỗi thời và có thể bỏ qua. Doanh nghiệp sẽ linh hoạt vận dụng cả hai hình thức marketing này để tạo được vị thế cạnh tranh vững chắc trên thị trường.
Chắc hẳn nhiều bạn sẽ phân vân “nên học Marketing truyền thống hay Digital Marketing?”.
Trước tiên, bạn cần hiểu rõ rằng, Marketing truyền thống và Digital Marketing đều có chung mục tiêu là quảng bá sản phẩm tới người tiêu dùng và giúp doanh nghiệp bán được hàng. Thế nhưng, cách đạt được mục tiêu của hai hình thức này hoàn toàn khác nhau.
Kế đó, nhận định cho rằng “Digital Marketing có thể thay thế hoàn toàn Marketing truyền thống trong thời gian tới” còn thu về nhiều ý kiến trái chiều. Bởi vì, Digital Marketing có thể chứa nhiều ưu điểm vượt trội nhưng không có nghĩa nó không có điểm yếu. Trên thực tế, có những điều Digital Marketing không làm được nhưng Marketing truyền thống lại mang về hiệu quả rất tốt.
Tóm lại, bạn nên dựa vào sở thích, năng lực và định hướng phát triển sự nghiệp của mình để có lựa chọn ngành học phù hợp. Nếu chưa biết nên học Marketing ở đâu, bạn có thể tham khảo bài viết “Trường nào đào tạo Marketing tốt nhất tại Việt Nam?” của Uptalent.
Như vậy, Ms Uptalent vừa chia sẻ cùng bạn một số thông tin về marketing là gì cũng như khái niệm về Marketing truyền thống, Digital Marketing và sự khác nhau của hai hình thức marketing này. Mong rằng bạn đã có được nhiều thông tin hữu ích và có thể đưa ra lựa chọn nghề nghiệp phù hợp. Chúc bạn thành công!
------------------------------------
HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet