- 420k
- 1k
- 870
Marketing là từ rất quen thuộc với nhiều người. Thế nhưng, khi nói đến Marketer lại có rất ít người biết và hiểu rõ về nó. Vì vậy, Ms Uptalent muốn chia sẻ cùng bạn một số thông tin về Marketer là ai cũng như tiềm năng phát triển của nghề Marketing tại Việt Nam qua bài viết sau đây.
MỤC LỤC:
1- Marketer là ai?
2- Marketer làm gì?
3- Học gì để làm Marketing?
4- Marketing gồm những mảng nào?
4.1- Branding (Thương hiệu)
4.2- Advertising (Quảng cáo)
4.3- Digital marketing (Marketing kỹ thuật số)
4.4- Trade Marketing (Marketing thương mại)
4.5- PR (Quan hệ công chúng)
4.6- Market Research (Nghiên cứu thị trường)
4.7- Media (Phương tiện truyền thông)
5- Sự phát triển của nghề Marketing tại Việt Nam
Marketer là thuật ngữ được dùng để chỉ những người làm việc trong lĩnh vực marketing. Công việc chính của họ là nghiên cứu, phân tích thị trường và lên kế hoạch, chiến lược marketing cụ thể cho doanh nghiệp. Toàn bộ nỗ lực của họ đều hướng tới mục tiêu tối đa hoá giá trị và hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp trên thị trường.
Một marketer thành công cần thấu hiểu thị trường, khách hàng và có những sản phẩm, dịch vụ thực sự chất lượng. Bên cạnh đó, bạn còn phải có khả năng lên kế hoạch, chiến lược và triển khai các hoạt động PR, quảng cáo phù hợp nhằm kích thích khách hàng mua hàng.
Về cơ bản, một marketer thường phải thực hiện các công việc sau:
Marketer sẽ phải dành thời gian nghiên cứu về sản phẩm, dịch vụ, thị trường và đánh giá năng lực của doanh nghiệp để vạch ra kế hoạch marketing sát thực tế và có tính khả thi cao nhất.
Bản kế hoạch cần có từ 1 – 2 mục tiêu lớn và 3 – 4 mục tiêu nhỏ. Giữa các mục tiêu phải có tính thống nhất và liên kết chặt chẽ nhằm đạt được hiệu quả marketing tối ưu.
Để giành được chiến thắng, bạn cần hiểu rõ bản thân và đối thủ của mình. Trong marketing cũng vậy, marketer cần hiểu rõ đối thủ để có chiến lược marketing phù hợp và trở thành người đi đầu.
Hiểu rõ khách hàng chính là tiền đề quan trọng giúp marketer thực hiện các chiến lược quảng cáo, tiếp thị. Cụ thể, bạn cần nắm rõ đối tượng khách hàng mục tiêu là ai? Những người này có nhu cầu, sở thích, tính cách, thói quen tiêu dùng,… như thế nào?
Đồng thời, bạn cũng cần phân loại khách hàng thành từng nhóm khác nhau. Từ đó có thể phát triển các chiến lược riêng cho từng nhóm nhằm đáp ứng tốt nhất yêu cầu của họ.
Nhiệm vụ của marketer không chỉ là quảng cáo, giới thiệu sản phẩm tới khách hàng mà còn phải lắng nghe những phản hồi của họ.
Từ những thông tin tiếp thu được, marketer có thể tiến hành những điều chỉnh cần thiết nhằm mang tới cho khách hàng những sản phẩm, dịch vụ ngày càng chất lượng hơn.
Marketer cần liên tục cập nhật tình hình thị trường và các xu hướng mới trên các kênh truyền thông khác nhau. Từ đó có thể sáng tạo ra những nội dung độc đáo, thú vị, tạo nên nét đặc trưng riêng cho sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu.
Nếu bạn có ý định theo đuổi nghề marketing thì hãy cân nhắc theo học một trong những chuyên ngành sau đây:
Đây là chuyên ngành phù hợp nhất giúp bạn trở thành một marketer chuyên nghiệp. Ngành này có nhiều chuyên ngành nhỏ khác nhau như Quản trị marketing, Truyền thông marketing, Quảng cáo và Quản trị thương hiệu.
Mỗi chuyên ngành kể trên sẽ đi sâu vào một mảng nhất định trong lĩnh vực marketing. Tuy nhiên, chuyên ngành nào cũng cung cấp cho người học các kiến thức về nghiên cứu thị trường, xây dựng và phát triển quan hệ khách hàng, định giá sản phẩm, quảng bá thương hiệu và các kiến thức cơ bản khác.
Ngành Quản trị kinh doanh và marketing có mối quan hệ mật thiết với nhau. Khi học Quản trị kinh, bạn cũng được đào tạo các kiến thức về marketing. Vì vậy, đây cũng là ngành bạn có thể theo học nếu muốn trở thành một marketer.
Theo học ngành Truyền thông sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức cần thiết về cách truyền tải thông điệp hay nội dung đến các nhóm đối tượng công chúng khác nhau. Vì vậy, bạn sẽ có những kỹ năng cần thiết để theo nghề marketing.
Nghề marketing không chỉ dành riêng cho những bạn theo học marketing, truyền thông mà còn mở rộng cho cả những người học trái ngành.
Ngoài các ngành kể trên thì còn có một số chuyên ngành khác cho phép bạn làm marketer như:
- Ngoại ngữ (tiếng Anh, Hàn, Nhật, Trung,...).
- Các ngành thuộc khối kinh tế.
- Công nghệ thông tin.
- Khối ngành khoa học xã hội như Văn học, Lịch sử,...
- Ngành thiết kế đồ họa.
Nếu học trái ngành, bạn cần chủ động trang bị cho mình các chứng chỉ về marketing, digital marketing hay SEO và tích lũy kinh nghiệm làm việc thực tế. Bên cạnh đó, bạn cũng chú trọng phát triển khả năng sáng tạo để có thể thuận lợi theo đuổi nghề marketing.
Branding bao gồm các hoạt động giúp tăng cường mức độ nhận thức thương hiệu. Bằng cách kết hợp các hoạt động truyền thông marketing, truyền tải các thông điệp phù hợp đến đối tượng mục tiêu mà marketer có thể giúp hình ảnh về sản phẩm, dịch vụ của công ty đi vào tâm trí khách hàng.
Điều quan trọng nhất bạn cần lưu ý khi làm Branding chính là đảm bảo tính nhất quán. Có nghĩa là bạn phải đảm bảo các nội dung được truyền tải một cách nhất quán trên tất cả các kênh, từ truyền thống cho đến trực tuyến. Khi có bất cứ thay đổi nào cần thực hiện một cách đồng bộ.
Advertising sử dụng thông điệp để truyền tải thông tin tới khách hàng mục tiêu. Hình thức này được thực hiện công khai nhằm quảng bá sản phẩm, dịch vụ hoặc các ý tưởng.
Không giống như PR, với hình thức quảng cáo, doanh nghiệp sẽ phải trả tiền và có quyền kiểm soát thông điệp họ phát đi. Đồng thời thông điệp quảng cáo cũng không hướng về một cá nhân cụ thể nào.
Digital Marketing là thuật ngữ chỉ các hoạt động Marketing dựa trên công nghệ kỹ thuật số (Digital) như máy tính, điện thoại di động và các phương tiện, nền tảng kỹ thuật số khác.
Tuy nhiên, Digital Marketing không bị giới hạn bởi Internet Marketing mà rộng lớn hơn rất nhiều. Bởi vì, Digital Marketing còn bao gồm cả những hoạt động marketing qua các phương tiện không phải internet, như là tivi, điện thoại di động, màn hình led,…
Digital Marketing bao gồm rất nhiều các mảng nhỏ hơn, có thể kể đến các mảng như:
- Marketing bằng công cụ tìm kiếm (Search Engine Marketing – SEM)
- Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (Search Engine Optimization – SEO)
- Quảng cáo hiển thị (Web Display Advertising)
- Marketing qua Email (Email Marketing)
- Marketing liên kết (Affiliate Marketing)
- Quảng cáo tương tác (Interactive Advertising)
- Mạng xã hội (Social Media)
….
Trade Marketing là việc chiến thắng tại điểm bán – POP (Point of Purchase). Tức là, marketer giúp doanh nghiệp giành được chiến thắng Shopper tại POP và mang lại lợi ích cho cả Retailer và Brand.
Trong Trade Marketing, có 3 đối tượng chính là Consumer (người tiêu dùng); Customer (khách hàng) và Shopper (người mua hàng). Bạn có thể hiểu, Trade Marketing là hoạt động kết hợp cả 3 yếu tố trên, bao gồm Consumer Marketing, Customer Marketing và Shopper Marketing.
Để đảm bảo sản phẩm được bán hiệu quả, marketer cần lưu ý 2 điều sau đây:
- Thứ nhất, phải đảm bảo sản phẩm luôn có mặt tại điểm bán.
- Thứ hai, thúc đẩy người mua chọn sản phẩm.
Theo hiệp hội Quan hệ Công chúng Hoa Kỳ (The Public Relations Society of America), PR là một quá trình giao tiếp chiến lược nhằm xây dựng mối quan hệ đôi bên cùng có lợi giữa các tổ chức và công chúng của họ.
Nhiệm vụ của marketer làm PR là quản lý hình ảnh và danh tiếng của một tổ chức. Đồng thời họ cũng giúp công ty giao tiếp với công chúng và phát triển mối quan hệ giữa hai bên.
Market Research là quá trình thu thập và phân tích, diễn giải các thông tin của một thị trường, sản phẩm, hoặc dịch vụ. Hoạt động này cho marketer biết quá khứ, hiện tại và tương lai của một ngành hàng. Tuy nhiên, nó không giúp doanh nghiệp tăng doanh thu hay đem lại lợi nhuận. Bạn chỉ đạt được điều này bằng cách thực hiện các chiến lược tổng thể.
Hoạt động Market Research bao gồm 6 mảng chính:
- Customer & Market Research
- Product Research
- Promotional Research
- Distribution Research
- Sales Research
- Market Environment Research
>>>>> Nghề marketing là gì? Định hướng nghề nghiệp nghề marketing
Media là phương thức giúp thương hiệu truyền tải thông điệp đến người tiêu dùng. Đó có thể là báo chí, tivi hoặc bất cứ phương tiện nào có thể truyền tải nội dung đến đối tượng mục tiêu.
Khi làm về Media, bạn nên hiểu rõ các khái niệm sau:
- Paid Media: kênh phải trả phí để sử dụng, như là TV, Báo, Radio, Social,...
- Owned Media: kênh do bạn sở hữu, như là Website, Fanpage, Youtube,…
- Earned Media: kênh không phải trả phí. Nhưng, bạn phải sử dụng content, được viral hay nỗ lực làm SEO để được xuất hiện trên trang thứ nhất của Google.
Trong mảng Media, bạn sẽ thấy có hai vị trí công việc phổ biến:
- Media Planner: chịu trách nhiệm research, chọn kênh, lên kế hoạch và tính toán ngân sách.
- Media Execution: thực hiện kế hoạch mà Planner đề ra.
Hiện nay, nền kinh tế có nhiều biến động. Tuy nhiên, nhu cầu tuyển dụng nhân viên marketing vẫn khá ổn định. Nguyên nhân là vì các doanh nghiệp luôn cần tìm những marketer giỏi để phát triển chiến lược bán hàng, quảng cáo sản phẩm, giải quyết các vấn đề và sáng tạo ra những ý tưởng mới để quảng bá sản phẩm.
Quy mô và số lượng doanh nghiệp gia tăng liên tục khiến mức độ cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt. Lúc này, doanh nghiệp rất cần những Marketer giỏi để vạch ra các chiến lược marketing đúng đắn.
Mặt khác, sự phát triển của công nghệ 4.0 cũng khiến cho các vị trí công việc ngành Marketing ngày càng đa dạng, phong phú.
Kết quả khảo sát cho thấy, nghề marketing hiện thuộc top những ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng nhân sự cao nhất. Theo dữ liệu thu thập bởi Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM thì từ nay đến năm 2025, mỗi năm, ngành marketing cần hơn 10.000 lao động trở lên.
>>>> Nhiệm vụ, chức năng phòng Marketing
Trong thời đại công nghệ 4.0 thì Digital Marketing chính là hoạt động quan trọng và không thể thiếu khi doanh nghiệp muốn tiếp cận khách hàng hiệu quả, chính xác hơn.
Sau đây là những xu hướng marketing sẽ phổ biến trong tương lai:
+ Thứ nhất, công cụ trợ lý ảo
Doanh nghiệp có thể vận dụng công cụ Chatbot – tự động trả lời tin nhắn của khách hàng. Qua đó, doanh nghiệp có thể tư vấn, chốt đơn theo một kịch bản định sẵn.
+ Thứ hai, Influencer marketing
Đây là hình thức marketing sử dụng những influencer (người có ảnh hưởng) để thông điệp của nhãn hàng đến khách hàng mục tiêu. Dưới sự cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì hình thức marketing truyền miệng này được tin tưởng hơn rất nhiều so với doanh nghiệp tự quảng cáo.
+ Thứ ba, marketing cá nhân hóa
Để doanh nghiệp có thể nổi bật hơn trong thời đại ngày nay thì marketer cần đẩy mạnh việc cá nhân hoá và tạo được sự khác biệt trong thông điệp truyền thông.
Marketer sẽ căn cứ vào các số liệu phân tích về khách hàng, doanh nghiệp để đưa ra thông điệp phù hợp với tính cá nhân hoá cao tới từng khách hàng trên tất cả các kênh.
Có thể thấy, Marketer là nghề rất hấp dẫn với mức thu nhập tốt dành cho những bạn có năng lực, đam mê và luôn nỗ lực phát triển bản thân. Mong rằng với những thông tin trên đây, bạn đã hiểu được Tiềm năng phát triển của nghề Marketing tại Việt Nam. Chúc bạn thành công!
------------------------------------
HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet