maro-news
Image
maro-news
Follow US:
Quick Search
Marketing - Truyền Thông

Manager nghĩa là gì? Tất tần tật về Manager

Manager nghĩa là gì? Tất tần tật về Manager

Manager là chức danh có ở hầu hết các doanh nghiệp. Họ là những người chịu trách nhiệm quản lý và điều hành hoạt động của doanh nghiệp. Vậy manager nghĩa là gì? Nhiệm vụ của manager ra sao? Các bạn hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây của HRchannels nhé.

MỤC LỤC
Manager là gì?
Kỹ năng cần có của một manager chuyên nghiệp
Nhiệm vụ, vai trò của manager
Tố chất để trở thành manager
Công việc của manager là gì?
Yêu cầu tuyển dụng đối với vị trí Manager
Tìm việc Manager ở đâu?


Việc làm lương caoXem thêm: Tìm Việc làm manager tại HRchannels

Manager là gì? 

Manager là chức danh của vị trí quản lý trong các doanh nghiệp. Theo nghĩa tiếng Việt thường được hiểu là trưởng phòng hay quản lý. Thông thường manager sẽ phụ trách một bộ phận chuyên môn của doanh nghiệp. 

Tùy thuộc vào quy mô và đặc điểm của doanh nghiệp mà manager sẽ phụ trách những công việc khác nhau. Tuy nhiên công việc chính của manager là theo dõi, đánh giá hiệu quả và hiệu suất công việc của nhân viên thuộc quyền quản lý. Đồng thời manager cũng chịu trách nhiệm giám sát, xử lý những tình huống bất ngờ xảy ra trong công việc và thực hiện những công việc khác theo sự phân công của ban giám đốc.


Xem thêm: Chức năng, trách nhiệm và quyền hạn của General manager

Kỹ năng cần có của một manager chuyên nghiệp 

1- Kỹ năng giao tiếp

Trong vai trò của một người quản lý, manager cần có kỹ năng giao tiếp tốt để có thể trình bày, giải thích vấn đề một cách rõ ràng, dễ hiểu. Có kỹ năng giao tiếp tốt, manager có thể giao tiếp hiệu quả với nhân viên cấp dưới, cấp trên, khách hàng và đối tác của doanh nghiệp.

2- Kỹ năng chuyên môn 

Là người giữ vai trò chỉ đạo, manager rất cần phải có kỹ năng chuyên môn sâu rộng và có nhiều kinh nghiệm liên quan đến công việc. Có như vậy họ mới có thể lập kế hoạch làm việc, phân công công việc và giám sát nhân viên cấp d
ưới một cách hiệu quả nhất.

Mặt khác, một manager có kỹ năng chuyên môn giỏi sẽ nhận được sự tín nhiệm của mọi người. Những quyết định của họ cũng được mọi người tin tưởng và làm theo.

3- Kỹ năng lãnh đạo

Một manager có kỹ năng lãnh đạo tốt thể hiện ở việc họ hiểu rõ năng lực của từng nhân viên và biết cách phân công công việc sao cho hợp lý nhất. Đồng thời, họ cũng biết cách xây dựng môi trường làm việc thân thiện và biết cách kết nối với những người khác trong công việc.

Kỹ năng lãnh đạo còn thể hiện ở việc biết cách lắng nghe và biết quan tâm, đối xử công bằng với cấp dưới. Nếu làm được như vậy manager sẽ nhận được sự tôn trọng và tín nhiệm của nhân viên. Hơn nữa nhân viên cấp dưới cũng vì vậy mà sẵn sàng cống hiến hết mình cho doanh nghiệp.


>>>> Xem thêm: 5 điểm khác nhau giữa Director và Manager

4- Kỹ năng giải quyết vấn đề 

Những việc làm hấp dẫn

QA Manager (Chinese, Electronics)

Bắc Giang, Bắc Ninh Sản Xuất , Viễn Thông / Điện tử, QA/QC

General Manager (Logistic, Open For Expat)

Hồ Chí Minh, Bình Dương , Đồng Nai Người nước ngoài/Việt Kiều, Quản lý điều hành , Vận Chuyển/Giao Nhận

Operation Manager (Seafoods)

Hồ Chí Minh, Long An, Tây Ninh Thực phẩm/Dịch vụ ăn uống , Nông nghiệp/Lâm nghiệp , Sản Xuất

Warehouse Manager (Garment)

Hồ Chí Minh, Quảng Nam, Quảng Ngãi Dệt may/ Sợi/ Giầy da, Kho vận, Sản Xuất

QA Manager (Garment)

Đà nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi Dệt may/ Sợi/ Giầy da, Sản Xuất , QA/QC

Là một nhà quản lý, manager cần biết cách giải quyết vấn đề sao cho ổn thỏa nhất. Trong công việc, khi phát sinh các vấn đề cần giải quyết, manager cần nhanh chóng tìm hiểu nguyên nhân, sau đó phân tích vấn đề và tìm ra hướng giải quyết phù hợp nhất.

5- Kỹ năng phân tích

Có rất nhiều vấn đề có thể phát sinh bất ngờ, cho dù trước đó bạn đã chuẩn bị kỹ lưỡng đến đâu đi nữa. Khi đó nhiệm vụ của một manager là phải thật bình tĩnh để có thể phân tích mọi việc theo hướng khách quan và toàn diện nhất. Qua đó tìm ra phương án xử lý hiệu quả để không làm ảnh hưởng đến kế hoạch và mục tiêu phát triển của doanh nghiệp.

Nhiệm vụ, vai trò của manager 

Mỗi công ty hoạt động trong lĩnh vực khác nhau sẽ có đặc thù công việc khác nhau, nên nhiệm vụ của manager cũng khác nhau. Nhưng nhìn chung manager thường đảm nhận những nhiệm vụ chính sau đây:

1- Giám sát và quản lý nhân viên cấp dưới

Nhiệm vụ của manager là phải kiểm tra và giám sát quá trình thực hiện công việc của nhân viên dưới quyền. Manager cần đảm bảo nhân viên cấp dưới làm việc nghiêm túc, bám sát tiến độ công việc và đảm bảo công việc đang theo đúng mục tiêu đã đặt ra.

2- Đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên 

Bên cạnh việc giám sát quá trình làm việc của nhân viên, thì manager còn phải đánh giá hiệu quả và hiệu suất công việc của từng nhân viên. Việc này giúp manager xác định rõ thành quả đạt được cũng như những hạn chế cần phải khắc phục. Trên cơ sở đó, manager có thể động viên và hướng dẫn nhân viên của mình cải thiện hiệu quả công việc.


Xem thêm: CEO là gì? CEO cần sở hữu tố chất nào?

3- Xử lý các vấn đề xảy ra

Mặc dù trước khi thực hiện công việc, mọi thứ đều được lên kế hoạch một cách hoàn hảo nhất. Tuy nhiên trong thực tế vẫn có những vấn đề mới xảy ra. Do đó, manager cần luôn giám sát chặt chẽ để kịp thời phát hiện vấn đề. Khi đã nhận diện được vấn đề cần bình tĩnh phân tích để tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục hiệu quả nhất.

Tố chất để trở thành manager 

Bên cạnh kiến thức và kỹ năng thì để trở thành một manager bạn còn phải có những tố chất quan trọng sau:

1- Công bằng và tôn trọng người khác

Để có thể giải quyết công việc một cách ổn thỏa và hài hòa, manager cần thể hiện sự chân thành và tôn trọng với mọi người. Mọi quyết định được đưa ra cần có lý do chính đáng để không làm nhân viên cảm thấy bị ức chế. 

Ngoài ra, trong công việc manager phải đảm bảo sự công bằng đối với toàn bộ nhân viên. Đảm bảo thưởng phạt công minh cũng như không thiên vị một ai trong các cuộc tranh chấp.

2- Có tầm nhìn

Là một manager, bạn cần nhận thức rõ mục tiêu, kế hoạch của công ty để có thể định hướng đúng đắn cho bộ phận do mình quản lý. Có như vậy các mục tiêu của doanh nghiệp mới có thể được hoàn thành tốt nhất. 

Một manager có tầm nhìn tốt mới có thể xử lý những vấn đề phát sinh một cách thỏa đáng. Đồng thời họ biết hy sinh những cái lợi trong ngắn hạn để thu về lợi ích dài hạn.


>>>>> Có thể bạn quan tâm: Supply Chain Manager: Definition, Skills, Requirement and Salary

3- Biết cách quan sát và học hỏi

Trong vai trò của người quản lý, manager càng phải học hỏi nhiều hơn nữa. Không chỉ học hỏi kiến thức và kỹ năng mà manager còn phải biết cách quan sát để nhận diện được những nhân sự tài năng và những điểm mạnh, điểm yếu của mỗi nhân viên. Từ đó có thể phân công công việc hợp lý nhất và thúc đẩy sự hợp tác trong công việc của nhân viên.

4- Chịu được áp lực công việc

Khối lượng công việc của manager tương đối lớn. Họ thường xuyên phải tư duy không ngừng để có thể giải quyết mọi việc sao cho thỏa đáng nhất. Họ cũng là người chịu trách nhiệm đối với kết quả công việc sau cùng. Do đó áp lực công việc lớn là không thể tránh khỏi. 

Công việc của manager là gì? 

Thông thường mỗi người sẽ chỉ phụ trách một vai trò công việc cụ thể trong bộ phận của mình. Nhưng manager sẽ phải đảm đương rất nhiều công việc khác nhau. 

Khối lượng công việc Manager đảm nhận sẽ phụ thuộc vào quy mô của mỗi doanh nghiệp. Doanh nghiệp có quy mô càng lớn thì lượng công việc càng nhiều. Doanh nghiệp có quy mô nhỏ hơn thì lượng công việc cũng ít hơn.

Tuy nhiên có một số công việc mà manager nào cũng phải thực hiện, đó là:

+ Lập kế hoạch hoạt động và quản lý bộ phận mà họ phụ trách.

+ Sắp xếp công việc trong bộ phận, chịu trách nhiệm quản lý, đào tạo nhân sự cho bộ phận, xử lý các vấn đề phát sinh và kiểm soát các nguồn lực cần thiết cho công việc.

+ Cung cấp cho nhân viên trong bộ phận đầy đủ các trang thiết bị, nguồn lực và tài liệu cần thiết để thực hiện công việc. Đồng thời còn phải hướng dẫn và hỗ trợ cho nhân viên khi cần thiết.

+ Theo dõi, giám sát quá trình làm việc của nhân viên để đảm bảo hoàn thành tốt nhất các kế hoạch đã đặt ra.

+ Theo dõi tiến độ công việc và đánh giá mức độ hoàn thành các chỉ tiêu đã đặt ra. Nếu không đạt yêu cầu cần tìm biện pháp khắc phục và lập kế hoạch thực hiện các biện pháp đó.

+ Đánh giá hiệu suất công việc và kết quả thực hiện các kế hoạch, dự án dựa trên các thước đo chính xác và công bằng.

+ Cuối kỳ tiến hành đánh giá chất lượng công việc và năng lực của nhân viên để có quyết định khen thưởng phù hợp cho những nhân viên đã hoàn thành xuất sắc công việc được giao.

+ Phụ trách việc đào tạo và hướng dẫn công việc cho những nhân viên mới.

+ Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của Giám đốc điều hành hoặc ban lãnh đạo doanh nghiệp.

Trên đây chỉ là những công việc điển hình mà manager phải làm. Trong thực tế công việc của họ có thể còn đa dạng hơn, với rất nhiều đầu mục công việc khác nhau. Công việc chi tiết ra sao hoàn toàn phụ thuộc vào quy mô và đặc điểm của từng doanh nghiệp.

Yêu cầu tuyển dụng đối với vị trí Manager 

Mỗi công ty sẽ có những yêu cầu nhất định khi tuyển dụng manager. Nhưng nhìn chung họ thường tập trung tìm kiếm những ứng viên đáp ứng được những tiêu chí sau:

1- Trình độ chuyên môn

Hầu hết nhà tuyển dụng đều yêu cầu ứng viên vị trí manager phải có tối thiểu bằng cử nhân chuyên ngành có liên quan đến vai trò công việc họ sẽ đảm nhận. Ví dụ như HR Manager cần tốt nghiệp ngành nhân sự, quản trị; còn Sales Manager cần tốt nghiệp các ngành quản trị kinh doanh, kinh tế, thương mại hay tài chính.

Nếu có điều kiện, bạn có thể cân nhắc lấy bằng thạc sỹ và các chứng chỉ khác. Điều này sẽ giúp bạn giành được lợi thế khi ứng tuyển và có thêm nhiều cơ hội thăng tiến hơn.

2- Kinh nghiệm làm việc

Để đảm nhận vị trí manager, bạn cần có tối thiểu kinh nghiệm làm việc 5 năm trong lĩnh vực có liên quan. Nếu trước đó bạn đã từng đảm nhận vị trí trưởng nhóm hoặc phụ trách việc giám sát hoạt động của một nhóm thì bạn sẽ có nhiều cơ hội trở thành một manager hơn. 

Với những vị trí giữ vai trò quản lý như mananger thì kinh nghiệm làm việc rất quan trọng. Gần như không có nhà tuyển dụng nào dám giao vị trí manager cho một ứng viên thiếu kinh nghiệm làm việc. Bởi vì làm như vậy doanh nghiệp của họ sẽ phải đối mặt với tỷ lệ rủi ro rất lớn.

3- Kỹ năng và năng lực quản lý

Bên cạnh trình độ và kinh nghiệm làm việc, bạn còn phải có các kỹ năng và tố chất nhất định để trở thành một manager chuyên nghiệp. Thực chất manager cần sở hữu rất nhiều kỹ năng khác nhau và họ còn phải liên tục rèn luyện thêm các kỹ năng mới để đạt được thành công trong sự nghiệp. Tuy nhiên trong số rất nhiều kỹ năng cần phải có thì bạn cần phải đảm bảo có các kỹ năng tối thiểu sau:

+ Kỹ năng lãnh đạo

+ Kỹ năng phân tích

+ Kỹ năng sắp xếp công việc và quản lý thời gian

+ Kỹ năng giao tiếp

Ngoài ra bạn còn phải biết cách quan sát và học hỏi, có tầm nhìn xa rộng, có tinh thần trách nhiệm trong công việc. Nhất là bạn phải đảm bảo tính công bằng và tôn trọng những người làm việc cùng với bạn.

Tìm việc Manager ở đâu? 

Manager có thể là một vị trí công việc khá căng thẳng, với rất nhiều trách nhiệm nặng nề. Bạn có thể phải thường xuyên đi công tác, phải làm thêm giờ hoặc là phải làm việc vào ngày nghỉ. Thế nhưng tiềm năng phát triển và cơ hội nghề nghiệp của manager rất rộng mở. Khi đã có kinh nghiệm quản lý bạn sẽ có cơ hội phát triển sự nghiệp của mình lên các vị trí cao hơn như CEO hoặc là tự mở công ty riêng.

Nếu mục tiêu sự nghiệp của bạn là trở thành một manager thì hãy nỗ lực rèn luyện bản thân thật tốt. Sau khi đáp ứng được những yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm mà manager phải có, bạn có thể tìm cho mình một công việc manager phù hợp.

Một trong những cách giúp bạn nhanh chóng tìm được việc làm manager là truy cập vào các trang tuyển dụng trực tuyến uy tín như HRchannels.com. Tại đây bạn sẽ tìm thấy một danh sách dài các vị trí manager thuộc mọi lĩnh vực đang được tuyển dụng. Bạn cũng có thể tìm thấy những thông tin chi tiết nhất về các vị trí đang tuyển đó. Khi chọn được việc làm phù hợp bạn có thể dễ dàng tạo CV trực tuyến và ứng tuyển ngay trên trang web chỉ với vài thao tác đơn giản. 

Bên cạnh việc làm manager thì HRchannels còn rất nhiều thông tin việc làm lương cao, việc làm quản lý khác. Vì vậy bạn có thể tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sức tìm việc.

Tóm lại, manager là vị trí có vai trò rất quan trọng trong mỗi doanh nghiệp. Người đảm nhận vị trí manager sẽ phải thực hiện rất nhiều đầu mục công việc khác nhau. Họ cũng phải đảm bảo bản thân có đủ các kiến thức và kỹ năng cần thiết để đáp ứng được yêu cầu công việc. Vì vậy, nếu bạn có định hướng trở thành một manager hoặc muốn thăng tiến cao hơn trong sự nghiệp thì hãy không ngừng học hỏi. Khi bạn tích lũy được những kiến thức và kinh nghiệm cần thiết, bạn sẽ trở thành một manager thành công và có tiếng nói trong doanh nghiệp.

Tóm lại, nhiệm vụ của manager vô cùng phức tạp. Họ phải quản lý đồng thời rất nhiều công việc khác nhau. Vì vậy ngoài kiến thức chuyên môn, họ phải có những kỹ năng và tố chất nhất định mới có thể đảm nhận vai trò quản lý này. Nếu mục tiêu sự nghiệp của bạn là trở thành một manager giỏi hoặc bạn đang tìm kiếm con đường thăng tiến trong sự nghiệp thì hãy không ngừng học hỏi, rèn luyện bản thân mỗi ngày. Bạn cũng đừng quên theo dõi các bài viết hấp dẫn khác tại HRchannels để có thêm nhiều thông tin bổ ích khác nhé.

Dịch vụ headhunting

------------------------------------
HRchannels - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: www.hrchannels.com
Địa chỉ: Tầng 12A.3, Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam


HRchannels

HRchannels

HRchannels là nền tảng tuyển dụng và thu hút nhân sự cấp cao hàng đầu tại Việt Nam. Với hơn 16 năm kinh nghiệm tuyển dụng nhân sự cấp cao. Chúng tôi là công ty headhunter hàng đầu ở Việt Nam.