- 420k
- 1k
- 870
Với các doanh nghiệp sản xuất, vai trò của Maintenance Manager rất quan trọng. Họ là người có thể đảm bảo hệ thống máy móc, thiết bị của doanh nghiệp luôn trong trạng thái hoạt động ổn định.
Trong bài viết này, Ms Uptalent sẽ cùng bạn tìm hiểu lộ trình thăng tiến từ Maintenance Manager đến Factory Manager. Bạn đọc hãy theo dõi bài viết để hiểu rõ hơn về vị trí công việc tiềm năng trong lĩnh vực kỹ thuật này nhé.
MỤC LỤC
1- Maintenance Manager là gì?
2- Lộ trình thăng tiến từ Maintenance Manager đến Factory Manager
2.1- Kiến thức chuyên môn
2.2- Năng lực quản lý, lãnh đạo
2.3- Tác phong làm việc chuyên nghiệp
2.4- Khả năng kiểm soát nhà máy
3- Sự khác nhau giữa Maintenance Manager và Factory Manager
4- Các công ty FDI tìm kiếm những kỹ năng nào ở Maintenance Manager?
Xem thêm >>>> Nhiều Việc làm Bảo trì / Sữa chữa tại HRchannels
Maintenance Manager hay Trưởng phòng bảo trì là người chịu trách nhiệm quản lý công tác bảo trì các máy móc, thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Tại các công ty có quy mô nhỏ, lượng công việc ít, người quản lý bảo trì sẽ tự thực hiện tất cả các công việc lắp đặt, sửa chữa. Trong khi đó, tại các công lớn với lượng công việc nhiều hơn, họ sẽ giữ vai trò chỉ đạo, giám sát nhân viên hoặc các kỹ thuật viên bên ngoài.
Nhiệm vụ chính của một Maintenance Manager thường bao gồm:
- Thực hiện các công việc bảo trì, sửa chữa thường nhật nhằm đảm bảo hệ thống máy móc, thiết bị luôn hoạt động tốt nhất.
- Giám sát quá trình thực hiện công việc của nhân viên.
- Kiểm tra và đề xuất mua sắm các thiết bị cần thiết cho hoạt động sản xuất.
- Đảm bảo các máy móc, thiết bị trong nhà máy đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn.
- Tuyển dụng, đào tạo, lên lịch làm việc và phân công công việc cho đội ngũ bảo trì.
Trong lộ trình sự nghiệp của Maintenance Manager, bạn sẽ có cơ hội thăng tiến lên vị quản lý cao hơn là Factory Manager – Quản lý nhà máy.
Vai trò chính của một người quản lý nhà máy là đảm bảo các hoạt động trong nhà máy luôn ổn định, suôn sẻ nhằm đảm bảo lịch trình sản xuất và chất lượng sản phẩm luôn đạt mức tối ưu.
Factory Manager là vị trí quản lý cấp cao hơn. Người đảm nhận vị trí này sẽ phải thực hiện nhiều công việc quản lý, điều hành có tính chất phức tạp. Vì vậy, để thăng tiến từ Maintenance Manager lên Factory Manager bạn phải trải qua quá trình tích luỹ, rèn luyện để nâng cao năng lực quản lý và kinh nghiệm chuyên môn.
Quá trình thăng tiến lên Factory Manager thường kéo dài khoảng 3 – 5 năm. Tuy nhiên, có người sẽ tốn nhiều thời gian hơn. Thực tế, thời gian thăng tiến dài hay ngắn còn phụ thuộc vào ngành nghề, doanh nghiệp và năng lực của mỗi người.
Để có thể rút ngắn thời gian trên lộ trình thăng tiến, bạn cần có kế hoạch, mục tiêu phấn đấu cụ thể và từng bước hoàn thành những dự định của mình.
Sau đây là những yếu tố bạn cần rèn luyện để có thể thăng tiến từ Maintenance Manager lên Factory Manager:
Mặc dù Maintenance Manager là một nhà quản lý với nền tảng chuyên môn về kỹ thuật tốt. Nhưng, bạn sẽ cần có thêm các kiến thức về vận hành, quản lý nhà máy và quản trị kinh doanh nếu muốn thăng tiến lên Factory Manager.
Nếu chưa có các kiến thức này, bạn có thể theo học các khóa về quản trị kinh doanh hoặc tự học qua sách báo chuyên ngành.
Ngoài ra, bạn cũng cần trang bị cho mình các kiến thức về tiêu chuẩn, quy định trong lĩnh vực sản xuất và kiến thức về an toàn lao động. Đồng thời bạn còn phải học cách hoạch định chiến lược và lập kế hoạch sản xuất. Hãy liên tục trau dồi kiến thức, kỹ năng chuyên ngành để thăng tiến nhanh hơn.
Với vai trò quản lý tất cả các hoạt động của nhà máy, Factory Manager cần chú trọng việc cải thiện, nâng cao nhóm kỹ năng mà một nhà quản lý chuyên nghiệp phải có. Cụ thể:
+ Hoạch định, sắp xếp lịch trình làm việc: để có thể điều hành các hoạt động trong nhà máy một cách hiệu quả, Factory Manager cần lên kế hoạch và sắp xếp lịch trình làm việc sao cho phù hợp.
+ Kỹ năng lãnh đạo: thể hiện ở khả năng lắng nghe, khả năng ra quyết định và bản lĩnh của một người quản lý. Factory Manager cần hiểu rõ các quyết định của mình và sẵn sàng lắng nghe ý kiến của nhân viên.
+ Giao tiếp ứng xử: bên cạnh nhiệm vụ quản lý các hoạt động của nhà máy, Factory Manager còn có trách nhiệm quản lý đội ngũ nhân sự. Vì vậy họ cần biết cách giao tiếp ứng xử linh hoạt để có thể tương tác hiệu quả với mọi người và xử lý ổn thoả các xung đột, mâu thuẫn.
+ Khả năng truyền đạt: kỹ năng này sẽ giúp quản lý nhà máy chỉ đạo, triển khai và hướng dẫn công việc cũng như các quy định, chính sách cho nhân viên hiệu quả hơn.
+ Tư duy tích cực: Factory Manager không chỉ giữ vai trò quản lý, điều hành nhà máy mà họ còn là người thúc đẩy tinh thần làm việc của đội ngũ nhân viên. Cho nên họ cần giữ tư duy tích cực để tạo ra không khí làm việc thoải mái giúp nhân viên làm việc với hiệu suất tối ưu.
Một người lãnh đạo giỏi cần có khả năng thích ứng nhanh chóng trong mọi tình huống và sáng tạo trong công việc. Trong vai trò của một Factory Manager bạn sẽ phải nỗ lực hơn những nhân viên bình thường khác. Đồng thời bạn cần đưa ra các chiến lược độc đáo, linh hoạt để hoàn thành tốt nhất các mục tiêu phát triển của doanh nghiệp.
Các hoạt động trong nhà máy thường rất phức tạp và có thể xảy ra các sự cố bất ngờ. Vì vậy, Factory Manager cần giữ được sự bình tĩnh và đảm bảo mọi việc luôn trong tầm kiểm soát.
Để làm được như vậy, bạn cần hiểu rõ môi trường làm việc tại nhà máy, cơ chế vận hành cũng như có thể dự đoán các nguy cơ có thể xảy ra để có biện pháp phòng ngừa hiệu quả.
Maintenance Manager và Factory Manager đều là những vị trí quản lý quan trọng trong doanh nghiệp. Giữa hai vị trí này có những điểm khác nhau sau:
+ Vai trò, trách nhiệm
Maintenance Manager có trách nhiệm quản lý công tác bảo trì trong doanh nghiệp. Họ cần đảm bảo các máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp luôn đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn và ở trạng thái hoạt động tốt nhất.
Trong khi đó, Factory Manager có trách nhiệm quản lý và điều hành tất cả các hoạt động diễn ra trong nhà máy. Họ cũng cần quản lý đội ngũ sản xuất, chất lượng sản phẩm, chi phí, năng suất làm việc và đảm bảo hoạt động sản xuất luôn suôn sẻ, thuận lợi.
+ Phạm vi công việc
Công việc của Maintenance Manager chủ yếu xoay quanh việc lắp đặt, sửa chữa, bảo trì hệ thống máy móc, thiết của doanh nghiệp. Còn công việc của Factory Manager có liên quan đến nhiều khía cạnh khác nhau trong tổng thể hoạt động của nhà máy.
+ Cấp quản lý
Trong doanh nghiệp, Maintenance Manager thuộc cấp quản lý thấp hơn so với Factory Manager. Họ sẽ tuân theo các sự chỉ đạo, hướng dẫn của Factory Manager và báo cáo tình hình máy móc, thiết bị cho Factory Manager.
Bạn cần đáp ứng được các yếu tố sau nếu muốn đảm nhận vị trí Maintenance Manager tại các công ty FDI:
Đây là kỹ năng không thể thiếu đối với vị trí quản lý như Maintenance Manager. Vai trò của người quản lý là hướng dẫn và chỉ đạo nhân viên cấp dưới trong công việc. Vì vậy không có kiến thức chuyên môn sẽ khiến bạn gặp trở ngại lớn trong công việc.
Bên cạnh đó, Maintenance Manager còn phải có từ 4 – 6 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực kỹ thuật. Nếu có kinh nghiệm làm việc tại các công ty FDI hoặc kinh nghiệm trong lĩnh vực của doanh nghiệp sẽ là lợi thế cho bạn.
Đây cũng là một trong những kỹ năng không thể thiếu đối với Maintenance Manager tại công ty FDI. Bởi vì, khi làm việc tại các doanh nghiệp này, sếp và đồng nghiệp của bạn sẽ là người nước ngoài. Nếu không giỏi ngoại ngữ bạn sẽ khó hoàn thành công việc của mình cũng như thể hiện năng lực của bản thân.
Maintenance Manager có trách nhiệm giám sát việc bảo trì hệ thống máy móc tại các nhà máy, xí nghiệp nên bạn cần nắm vững các khái niệm kỹ thuật để có thể làm việc hiệu quả. Đồng thời bạn còn phải am hiểu các quy định về an toàn trong lĩnh vực kỹ thuật nhằm tạo ra một môi trường làm việc an toàn.
Các Maintenance Manager cần thành thạo kỹ năng tin học văn phòng và có thể sử dụng các phần mềm máy tính thường được dùng trong công việc để tạo các lịch trình, báo cáo và theo dõi công việc hiệu quả hơn.
Trong các doanh nghiệp có quy mô lớn, Maintenance Manager sẽ phải đảm nhận rất nhiều nhiệm vụ khác nhau. Vì vậy, để có thể đảm bảo hoàn thành mọi việc trong thời hạn cho phép, họ cần có khả năng quản lý thời gian tốt. Kỹ năng này sẽ giúp họ sắp xếp công việc hợp lý để thực hiện công việc với hiệu suất tối ưu.
Maintenance Manager sẽ phải làm việc với nhà cung cấp thiết bị, cấp trên, nhân viên vận hành, kỹ sư và các nhân viên khác. Do đó, họ cần có khả năng giao tiếp tốt để có thể trao đổi công việc và giải thích các vấn đề kỹ thuật một cách cụ thể giúp những người không có chuyên môn cũng có thể hiểu được.
Như vậy, Ms Uptalent đã chia sẻ đến bạn những thông tin về vị trí Maintenance Manager và lộ trình thăng tiến từ vị trí này lên Factory Manager. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích và giúp bạn vạch ra lộ trình phát triển sự nghiệp phù hợp cho bản thân. Chúc bạn thành công!
------------------------------------
HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet