maro-news
Image
maro-news
Follow US:
Quick Search
Tư Vấn Nghề Nghiệp

Logistic liệu có phải một ngành đang hot?

Logistic liệu có phải một ngành đang hot?

Logistics là ngành dịch vụ thiết yếu và là nền tảng cho việc phát triển các hoạt động kinh doanh thương mại của bất cứ quốc gia nào. Tại Việt Nam, ngành Logistics hiện đang thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp cũng như người lao động. Vậy, Logistics liệu có phải một ngành đang hot? Xu hướng ngành Logistics tại Việt Nam như thế nào? Mức lương ngành Logistics có cao không? Học ngành Logistics ở đâu? Bạn đọc hãy cùng Ms Uptalent giải đáp những thắc mắc trên qua bài viết sau đây.

MỤC LỤC
1- Xu hướng phát triển ngành Logistics ở Việt Nam
    1.1- Thực trạng ngành Logistics tại Việt Nam
    1.2- Xu hướng phát triển của ngành Logistics tại Việt Nam 

2- Mức lương ngành Logistics
3- Những trường đào tạo Logistics tốt nhất ở Việt Nam

Việc làm chuỗi cung ứng - supply chain job
Xem thêm >>>  Việc làm Logistics tại HRchannels.com

Logistics là một phần trong chuỗi cung ứng. Nó bao gồm các hoạt động vận tải hàng hoá, quản lý đội tàu, kho bãi, nguyên vật liệu, quản trị tồn kho, hoạch định cung cầu,… Bên cạnh đó, logistics cũng bao gồm cả việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu đầu vào, lên kế hoạch sản xuất, đóng gói sản phẩm và dịch vụ khách hàng.

Bạn cũng có thể hiểu đơn giản, logistics là dịch vụ vận chuyển hàng hoá tối ưu nhất từ nhà cung cấp hoặc sản xuất đến tay người tiêu dùng.

Mỗi công ty logistics sẽ có cách hoạt động khác nhau và mỗi vị trí công việc sẽ đảm nhận những nhiệm vụ khác nhau. Nhưng về cơ bản, các công việc chính trong ngành Logistics sẽ bao gồm lên kế hoạch, điều phối, kiểm tra và giám sát sự di chuyển của hàng hoá cũng như các thông tin về thời gian vận chuyển, tình hình vận chuyển hàng hoá. 

Tính cạnh tranh trong ngành Logistics rất cao, do đó các công ty kinh doanh dịch vụ này cần liên tục cải tiến chất lượng dịch vụ cũng như quan tâm đến các yếu tố về số lượng, thời gian và giá cả dịch vụ.

1- Xu hướng phát triển ngành Logistics ở Việt Nam 

xu hướng phát triển ngành logistics ở việt nam

>>>> Xem thêm: Trở thành một chuyên gia ngành Logistics có khó không?

1.1- Thực trạng ngành Logistics tại Việt Nam  

Những việc làm hấp dẫn

Logistics cum Warehouse Manager (Manufacturing)

Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Đồng Nai Kho vận, Thực phẩm/Dịch vụ ăn uống , Sản Xuất

Logistic Coordinator

Hồ Chí Minh, Bình Dương , Đồng Nai Vận Chuyển/Giao Nhận, Xuất nhập khẩu

Logistics Officer (Temporary)

Hồ Chí Minh, Bình Dương , Đồng Nai Sản Xuất , Xuất nhập khẩu

Customs Team Leader

Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Đồng Nai Vận Chuyển/Giao Nhận, Xuất nhập khẩu

Supply Chain Manager (Manufacturing)

Hồ Chí Minh, Bình Định, Quảng Ngãi Sản Xuất , Mua hàng/Chuỗi Cung Ứng , Xuất nhập khẩu

Hiện nay, Việt Nam có khoảng 3.000 doanh nghiệp logistics. Các chuyên gia dự tính, đến năm 2030, nhu cầu nhân sự ngành Logistics là trên 200.000 người.

Riêng tại TP.HCM, các dữ liệu thống kê cho thấy, từ 2020 – 2025 nhu cầu nhân lực chung là 310.000 – 330.000 người. Trong đó, logistics chiếm khoảng 15%, tức là mỗi năm TP.HCM cần khoảng 15.000 lao động cho ngành này.

Tuy nhiên, nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Logistics hiện đang thiếu hụt trầm trọng. Nguyên nhân là vì chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, thiếu kiến thức toàn diện, tiếng Anh chuyên ngành logistics còn yếu,…

Trong năm 2020, dưới sự tác động của dịch Covid-19, ngành Logistics phải gánh chịu những ảnh hưởng nặng nề do các chính sách bế quan toả cảng để phòng chống dịch của chính phủ. Cho dù chính phủ đã có rất nhiều động thái giúp duy trì hoạt động chuỗi cung ứng và thúc đẩy lưu thông hàng hoá thiết yếu, nhưng ngành Logistics vẫn không tránh được những tác động nặng nề từ dịch bệnh.

Dịch bệnh bùng phát tại nhiều nơi khiến các hoạt động trong ngành logistics bị ngưng trệ, đặc biệt là trong các lĩnh vực sản xuất, vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu. Tuy vậy, dịch bệnh lại mở ra cơ hội phát triển cho một số phân khúc thị trường như thương mại điện tử.

Trong thời kỳ dịch bệnh, thị trường thương mại điện tử đã chứng kiến số lượng người mua hàng gia tăng đột biến. Điều này trở thành cơ hội nhưng cũng đồng thời là thách thức lớn cho những đơn vị kinh doanh trong phân khúc này.

Với những biến động và thay đổi rõ rệt trong ngành Logistics thời gian vừa qua, các doanh nghiệp cần có chiến lược và khả năng thích nghi nhanh chóng với xu hướng mới của ngành. Nếu không họ sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh.

2.2- Xu hướng phát triển của ngành Logistics tại Việt Nam   

xu hướng phát triển của ngành logistics tại việt nam 
>>>> Xem thêm: Mức lương #8 vị trí phố biến ngành Logistics

Trước thực trạng kể trên, ngành Logistics Việt Nam hiện phát triển theo các xu hướng chính sau:

Thứ nhất, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ 4.0 vào vận tải và logistics

Trong thời đại công nghệ bùng nổ mạnh mẽ như hiện nay, việc nâng cấp và ứng dụng công nghệ trực tuyến vào hoạt động kinh doanh trở thành yếu tố chủ chốt giúp doanh nghiệp gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

Theo đó, các doanh nghiệp cần nhanh chóng thiết lập và áp dụng các công nghệ hiện đại, sáng tạo để thuận lợi hơn trong việc tuỳ chỉnh, phân tích báo cáo và hoạch định chiến lược một cách hiệu quả. Từ đó, doanh nghiệp có thể mang đến những dịch vụ có chất lượng tốt nhất và đáp ứng được các yêu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Hiện tại, những xu hướng công nghệ đang được sử dụng phổ biến nhất chính là BI, AI và ERP. Doanh nghiệp có thể dựa trên nhu cầu và đặc điểm của mình mà có lựa chọn phù hợp nhất.

Thứ hai, phát triển xu hướng logistics trong thương mại điện tử

Trong vòng vài năm trở lại đây, thương mại điện tử đã được mở rộng và nâng cấp rất nhiều trong ngành Logistics. Đặc biệt, trong giai đoạn dịch bệnh phải thực hiện giãn cách xã hội, tỷ lệ người tiêu dùng mua hàng trực tuyến đã gia tăng một cách nhanh chóng.

Điều này cho thấy tiềm năng phát triển của thương mại điện tử là vô cùng lớn. Vì vậy, doanh nghiệp cần chú trọng đầu tư, phát triển trong lĩnh vực này để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng và mang về nguồn doanh thu lớn nhất.

Những doanh nghiệp còn đang sử dụng mô hình chuỗi cung ứng và logistics truyền thống cần có những thay đổi mạnh mẽ để kịp thời thích ứng và có chiến lược hoạt động hiệu quả khi thương mại điện tử ngày càng chiếm ưu thế.

Thứ ba, phát triển hệ thống tự động hoá cho các kho bãi trong hoạt động thương mại điện tử

Chính sự phát triển của thương mại điện tử đã kéo theo sự phát triển của hệ thống tự động hoá trong các hoạt động quản lý kho bãi và quá trình giao nhận. Yếu tố này được đánh giá rất cao vì nó có thể đáp ứng nhanh chóng và hiệu quả các nhu cầu của khách hàng. Không những thế, nó còn có thể thúc đẩy sự tăng trưởng của doanh nghiệp.

Nói chung, để tối ưu hoá quy trình kinh doanh, doanh nghiệp cần áp dụng các hệ thống tích hợp giữa các bộ phận bao gồm bộ phận kho, bán hàng, giao hàng và các bộ phận liên quan khác. Nếu thực hiện tốt điều này, chắc chắn doanh nghiệp sẽ có thêm nhiều cơ hội phát triển mạnh mẽ trong tương lai.

Thứ tư, xu hướng logistics xanh

Hiện tại, xu hướng xanh trong hoạt động logistics rất được chú trọng phát triển. Những tác động từ dịch bệnh, thiên tai trở thành lời cảnh báo mạnh mẽ để thế giới quan tâm nhiều hơn đến các chính sách bảo vệ môi trường. 

Theo đó, song song với việc phát triển kinh doanh, các doanh nghiệp cần quan tâm nhiều hơn nữa đến các giải pháp bảo vệ môi trường. Chẳng hạn như tập trung vào việc tối ưu quy trình sản xuất, mua hàng, lưu kho, vận chuyển nhằm làm giảm lãng phí nhiên liệu, hạn chế ô nhiễm không khí.

mức lương ngành logistics
>>>> Xem thêm: Dịch vụ logistics: đặc điểm, loại hình và các doanh nghiệp lớn

3- Mức lương ngành Logistics tại Việt Nam 

Ngành Logistics được đánh giá là một trong những ngành có mức thu nhập khá tốt. Mức lương ngành Logistics được phân thành các cấp bậc sau:

- Nhân viên Logistics (Logistics Officer): mức lương dao động từ 6 – 8 triệu/tháng.

- Giám sát Logistics (Logistics Supervisor): mức lương dao động từ 20 – 30 triệu/tháng.

- Quản lý / Trưởng phòng Logistics (Logistics Manager): mức lương dao động từ 20 – 100 triệu/tháng.

- Giám đốc Logistics (Logistics Director): mức lương dao động từ 80 – 130 triệu/tháng.

- Giám đốc chuỗi cung ứng (Supply Chain Director): mức lương dao động từ 110 – 160 triệu/tháng.

Tuỳ thuộc vào bộ phận, vai trò công việc mà mức lương sẽ khác nhau. Bạn có thể tham khảo mức lương một số vị trí công việc ngành Logistics dưới đây để thấy rõ điều này:

+ Nhân viên vận hành kho: mức lương trung bình của vị trí này vào khoảng 6 – 8 triệu/tháng. Nhiệm vụ chính của một Nhân viên kho là tiếp nhận các đơn đặt hàng, sắp xếp lịch vận chuyển, quản lý các hoạt động điều vận, bốc xếp, giao nhận hàng hóa, giám sát việc kiểm tra số lượng và chất lượng hàng hóa.

+ Nhân viên kinh doanh: nhiệm vụ chính của Nhân viên kinh doanh là cung cấp các thông tin cần thiết cho khách hàng và thuyết phục họ sử dụng dịch vụ của công ty. Vị trí này hiện có mức lương từ 6 – 8 triệu/tháng. Ngoài ra, Nhân viên kinh doanh còn nhận được hoa hồng từ công ty nếu làm việc hiệu quả.

+ Nhân viên chứng từ: mức lương của vị trí này hiện vào khoảng 6 – 8 triệu/tháng. Nhiệm vụ chính của một Nhân viên chứng từ soạn thảo, xử lý các chứng từ xuất nhập khẩu, chứng từ hải quan và các giấy tờ liên quan khác. Đồng thời họ cũng là người làm việc với khách hàng và bộ phận hiện trường để làm thủ tục thông quan.

+ Nhân viên cảng: mức lương của Nhân viên cảng trung bình từ 6 – 8 triệu/tháng. Nhiệm vụ của họ là kiểm tra các vấn đề an toàn lao động, công cụ xếp dỡ cũng như các thiết bị, băng tải. Đồng thời, họ cũng phải đảm bảo sắp xếp tàu ra vào hợp lý và lập biên bản nếu xảy ra sự cố.

+ Chuyên viên thu mua: mức lương trung bình của Chuyên viên thu mua khoảng 8 – 10 triệu/tháng. Nhiệm vụ chính của họ là lên kế hoạch, danh sách các mặt hàng cần mua và quản lý quá trình mua hàng.

+ Nhân viên giao nhận: mức lương của Nhân viên giao nhận trung bình từ 6 – 8 triệu/tháng. Nhiệm vụ chính của họ là tiếp nhận, xử lý các thông tin liên quan đến lô hàng, lấy D/O, giấy ủy quyền tại hãng tàu, đại lý, thu xếp, điều động phương tiện hỗ trợ vận chuyển. 

+ Nhân viên hiện trường: lương trung bình của Nhân viên hiện trường vào khoảng 6 – 8 triệu/tháng. Công việc chính của họ là thực hiện việc khai báo hải quan, theo dõi quá trình đóng, xếp hàng trực tiếp tại kho. Đồng thời họ cũng phối hợp cùng các bộ phận khác tiếp nhận chứng từ và giao hàng cho khách theo như thỏa thuận.

+ Nhân viên hải quan: mức lương của Nhân viên hải quan theo biên chế vào khoảng 4 – 6 triệu/tháng. Công việc chính của họ là kiểm tra giấy tờ xuất nhập khẩu, phân luồng hàng hóa và thực hiện việc khai báo hải quan.

+ Chuyên viên thanh toán quốc tế: mức lương của Chuyên viên thanh toán quốc tế vào khoảng 6 – 8 triệu/tháng. Tại vị trí này, bạn có nhiệm vụ tiếp nhận chứng từ, cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế và kiểm tra tính pháp lý của giấy tờ, hồ sơ do khách hàng cung cấp.

+ Nhân viên chăm sóc khách hàng: mức lương trung bình của Nhân viên chăm sóc khách hàng vào khoảng 6 – 8 triệu/tháng. Công việc cụ thể của họ là cung cấp các tài liệu, thông tin, tình trạng vận chuyển đơn hàng cho khách hàng và xử lý các yêu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng, hiệu quả.

những trường đào tạo logistics tốt nhất ở việt nam
>>>> Xem thêm: 12 câu hỏi phỏng vấn dành cho nhân viên Logistics

4- Những trường đào tạo Logistics tốt nhất ở Việt Nam 

Để có thể theo đuổi sự nghiệp trong ngành Logistics, điều đầu tiên bạn cần làm chính là trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ cần thiết bằng cách theo học các chương trình đào tạo chuyên nghiệp tại các trường Cao đẳng, Đại học uy tín. 

Sau đây là danh sách những trường đào tạo ngành Logistics nổi tiếng bạn nên tham khảo:

- Tại miền Bắc: Đại học Hàng hải Việt Nam, Đại học Thương mại, Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Giao thông vận tải, Đại học Ngoại thương Hà Nội,…

- Tại miền Nam: Đại học Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh, Đại học Ngoại thương cơ sở II, Đại học Quốc tế, Đại học RMIT, Đại học Kinh tế TP.HCM, Đại học Tài chính – Marketing, Cao đẳng Kinh tế đối ngoại,…

Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn các chương trình đào tạo liên kết quốc tế ngành Logistics như: 

- Chương trình Liên kết ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng (ĐH Giao thông vận tải TP.HCM liên kết Đại học QG Hàng hải và Hải dương Hàn Quốc).

- Ngành Quản lý Cảng và Logistics (Đại học Giao thông vận tải TP.HCM liên kết ĐH Tongmyong Hàn Quốc).

Các chương trình này mang lại cho bạn rất nhiều lợi thế như được học 100% bằng tiếng Anh, được cấp bằng quốc tế, có cơ hội thực tập tại doanh nghiệp, kho, cảng,… và được du học trong thời gian ngắn (2 năm cuối) tại nước ngoài.

Hy vọng bài viết của Ms Uptalent đã giúp bạn trả lời được câu hỏi ngành Logistics có phải một ngành đang hot hay không cũng như cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về ngành này. Chúc bạn chọn được công việc phù hợp và thành công trong sự nghiệp.

Dịch vụ headhunting - săn đầu người
 

------------------------------------

HRchannels - Headhunter -  Dịch vụ tuyển dụng cao cấp

Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam

Nguồn ảnh: internet

 


HRchannels

HRchannels

HRchannels là nền tảng tuyển dụng và thu hút nhân sự cấp cao hàng đầu tại Việt Nam. Với hơn 16 năm kinh nghiệm tuyển dụng nhân sự cấp cao. Chúng tôi là công ty headhunter hàng đầu ở Việt Nam.