- 420k
- 1k
- 870
QA không phải là một nghề mới tại Việt Nam. Tuy nhiên làm sao để trở thành một QA giỏi và thăng tiến nhanh chóng thì không phải ai cũng biết. Vì vậy, trong bài viết này Ms Uptalent sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu lộ trình thăng tiến ngành QA. Các bạn hãy cùng theo dõi nhé!
MỤC LỤC:
1- Lộ trình thăng tiến trong ngành QA như thế nào?
2- Nhân viên QA
3- QA Leader (Trưởng nhóm QA)
4- QA Manager
Xem thêm >>> Việc làm Quản lý chất lượng (QA / QC)
Trong ngành QA bạn có thể khởi đầu sự nghiệp từ những vị trí thấp, vị trí nhân viên, sau đó mới tiến đến những cao hơn. Tùy thuộc vào từng doanh nghiệp mà lộ trình thăng tiến của bạn sẽ khác nhau. Nhưng nhìn chung lộ trình thăng tiến phổ biến trong ngành QA sẽ như sau: Nhân viên QA => QA Leader => QA Manager.
Tiếp theo chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết các vị trí trong lộ trình thăng tiến của một QA.
Nhân viên QA là người có trách nhiệm trực tiếp thực hiện các công việc liên quan đến quản lý chất lượng. Họ sẽ tiến hành kiểm tra, giám sát, ghi nhận kết quả, sau đó so sánh với kết quả dự kiến để tìm ra biện pháp khắc phục.
Vai trò của một nhân viên QA là phải đảm bảo chất lượng, độ tin cậy của hàng hóa và giữ cho quá trình sản xuất luôn diễn ra liên tục. Thường thì bạn sẽ làm việc tại vị trí này từ 2 – 3 năm để tích lũy kinh nghiệm.
Thiết lập sổ tay và quy trình quản lý chất lượng cho doanh nghiệp theo các tiêu chuẩn quốc tế như ISO hay ASME.
Vận dụng các quy trình, tiêu chuẩn quản lý chất lượng để đưa ra đề xuất phát triển sản phẩm phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp.
Định kỳ cần đánh giá hệ thống quản lý chất lượng của công ty. Qua đó có những điều chỉnh đối với quy trình quản lý chất lượng phù hợp với từng loại sản phẩm.
Đánh giá chất lượng nhà cung cấp và các đối tác đang làm việc với công ty.
Hướng dẫn các bộ phận liên quan áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng phù hợp với tình hình sản xuất thực tế.
Xem thêm: 30 Câu hỏi và trả lời phỏng vấn vị trí Quản Lý Chất Lượng
1- Chú ý chi tiết
Bên cạnh xem xét các yếu tố tổng thể, nhân viên QA cần chú ý đến các chi tiết, cho dù là nhỏ nhất. Bởi vì những sai sót đôi khi đến từ những chi tiết rất nhỏ này.
2- Giao tiếp tốt
Trong vai trò của người giám sát và kiểm tra chất lượng, bạn phải có khả năng giao tiếp tốt để trao đổi, trình bày, mô tả và giải thích các tiêu chí, yêu cầu quản lý chất lượng.
3- Kỹ năng quản lý thời gian
Công việc của nhân viên QA là phải kiểm tra từng giai đoạn trong quá trình sản xuất. Nhưng mỗi trường hợp sẽ tốn một khoản thời gian kiểm tra khác nhau. Vì vậy bạn cần biết mức độ ưu tiên của những công việc phải làm trong một ngày.
4- Tính kiên nhẫn
Một nhân viên QA giỏi phải là người có tính kiên nhẫn. Bởi vì bất cứ sự vội vàng, nóng nảy nào cũng có thể dẫn đến những sai sót trong quá trình kiểm tra.
5- Tinh thần học hỏi
Ngày nay nhân viên QA sẽ thực hiện việc kiểm tra qua các phần mềm quản lý. Mà các phần mềm này đều là các công nghệ hiện đại. Do đó bạn sẽ phải liên tục học hỏi để theo kịp xu hướng phát triển của công nghệ. Càng biết nhiều bạn sẽ càng tiến bộ, giá trị của bạn trong công ty sẽ ngày càng cao và đương nhiên cơ hội thăng tiến cũng đến gần bạn hơn.
Hiện nay mức lương của nhân viên QA trong hầu hết các ngành nghề như dệt, may mặc, thực phẩm,… đều vào khoảng 5 – 8 triệu / tháng. Mức lương cụ thể là bao nhiêu sẽ phụ thuộc vào năng lực và kinh nghiệm của bạn.
Sau một thời gian làm việc tại vị trí nhân viên QA bạn sẽ được đề bạt lên vị trí trưởng nhóm QA. Làm việc tại vị trí này từ 3 – 5 năm bạn sẽ có đủ kinh nghiệm để tiến đến vị trí cao hơn trong ngành QA.
Xem thêm: 12 câu hỏi phỏng vấn ứng tuyển nhân viên QA
Công việc chính của một QA Leader là theo dõi, phân công công việc cho các thành viên trong nhóm họ quản lý. QA Leader sẽ quản lý, kiểm soát chất lượng sản xuất và đảm bảo chất lượng sản phẩm hoàn thành đạt tiêu chuẩn.
Bên cạnh đó QA Leader còn có nhiệm vụ hướng dẫn, đào tạo nhân viên trong nhóm nhằm đảm bảo mọi công việc được phối hợp một cách nhịp nhàng và hiệu quả nhất.
Dưới đây là những kỹ năng mà bạn cần phải có để phát triển lên vị trí này:
- Khả năng quản lý một nhóm từ 5 thành viên trở lên.
- Am hiểu sâu về quy trình kiểm tra chất lượng.
- Có khả năng triển khai quy trình quản lý chất lượng.
- Có thể xác định được phạm vi kiểm tra.
- Có khả năng lựa chọn và quản lý các công cụ cũng như quy trình kiểm tra.
Bên cạnh đó bạn còn phải có khả năng giao tiếp tốt để trao đổi công việc và hiểu được các vấn đề của nhân viên trong nhóm. Bạn cũng cần có tầm nhìn và khả năng tư duy tốt để đề ra các mục tiêu làm việc cụ thể cho bản thân và cho cả nhóm nhằm năng cao kết quả công việc chung.
Ngoài ra, trong vai trò của một trưởng nhóm bạn cần hiểu rõ các thành viên trong nhóm. Đồng thời phải biết cách tạo động lực và hỗ trợ các thành viên trong nhóm khi họ gặp các vấn đề khó giải quyết.
Theo như Uptalent tìm hiểu được thì mức lương hiện tại của QA Leader vào khoảng 16 – 21 triệu / tháng. Mức lương cao nhất có thể lên tới 27 triệu / tháng.
QA Manager được biết đến là người chịu trách nhiệm quản lý chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp cũng như duy trì các tiêu chuẩn chất lượng. Đây là người có vai trò quan trọng trong tất cả các giai đoạn của quá trình sản xuất.
Thông thường để ngồi vào vị trí QA Manager bạn cần có tối thiểu 5 năm kinh nghiệm trong ngành quản lý chất lượng và có ít nhất 3 năm kinh nghiệm tại các vị trí quản lý.
Điều hành và quản lý toàn bộ hoạt động của bộ phận quản lý chất lượng.
Xây dựng và quản lý ngân sách của bộ phận.
Đề xuất và vạch ra quy trình phát triển sản phẩm phù hợp với yêu cầu cụ thể của từng dự án.
Kiểm soát và duyệt các tài liệu, biểu mẫu cũng như hướng dẫn nhân viên trong bộ phận để đảm bảo chất lượng của sản phẩm.
Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các quy trình làm việc của bộ phận nhằm đảm bảo tuân thủ đúng quy trình quản lý chất lượng.
Theo dõi các phản hồi của khách hàng để kịp thời điều chỉnh các sản phẩm cho phù hợp với yêu cầu của họ mà vẫn đảm bảo tối ưu chi phí phát sinh.
Khi đã đảm nhận vị trí quản lý thì bạn đều phải có các kỹ năng mềm như: lập kế hoạch, kỹ năng quản lý thời gian và công việc, khả năng quản lý nhân sự, kỹ năng giao tiếp,… Bên cạnh các kỹ năng mềm này thì bạn còn phải có 5 kỹ năng quan trọng sau đây để trở thành một QA Manager giỏi:
1- Có kỹ năng truyền đạt, hướng dẫn tốt và có độ kiên nhẫn cao.
2- Am hiểu các kiến thức, nghiệp vụ trong lĩnh vực đang phát triển.
3- Khả năng tư duy sáng tạo và cách suy nghĩ logic.
4- Khả năng giải quyết vấn đề nhanh và hiệu quả.
5- Biết cách cân bằng giữa yêu cầu của khách hàng và đội ngũ QA.
Nếu muốn trở thành một QA Manager giỏi bạn sẽ phải nỗ lực nhiều hơn chứ không thể tích lũy kinh nghiệm là đủ. Đặc biệt bạn cần liên tục cập nhật những kiến thức chuyên ngành và học hỏi những thông tin từ các chuyên gia thâm niên để nâng cao trình độ và thực hiện công việc hiệu quả hơn.
Hiện nay mức lương trung bình của QA Manager vào khoảng 32,4 triệu / tháng. Mức lương dao động trong khoảng 27 – 37 triệu / tháng. Lương cao nhất có thể lên tới 90 triệu / tháng.
Hy vọng qua bài viết này của Uptalent bạn đọc đã có cái nhìn tổng quát về lộ trình thăng tiến trong ngành QA. Từ đó các bạn sẽ có định hướng đúng đắn cho bản thân và nhanh chóng thăng tiến lên vị trí cao nhất trong sự nghiệp. Hãy nỗ lực và bắt đầu ngay hôm nay để có những bước thăng tiến lớn trong ngành QA bạn nhé.
------------------------------------
HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet