- 420k
- 1k
- 870
Một định hướng tốt chưa đủ mang đến một kết quả hoạt động kinh doanh tốt, yếu tố cần thiết hơn chính là một kế hoạch triển khai định hướng hiệu quả. Và đó là nhiệm vụ mà phòng kế hoạch sẽ đảm nhận. Đây được xem là phòng ban quan trọng hàng đầu dẫn dắt toàn bộ doanh nghiệp. Vì vậy, vị trí trưởng phòng kế hoạch luôn trở thành tâm điểm phấn đấu của nhiều ứng viên. Vậy lộ trình thăng tiến lên vị trí trưởng phòng kế hoạch như thế nào? Hãy cùng theo dõi những chia sẻ của HRchannels qua bài viết hôm nay.
Những yêu cầu cơ bản mà ứng viên trưởng phòng kế hoạch cần đáp ứng khi muốn chinh phục vị trí nhiều thử thách và cũng nhiều phúc lợi này có thể kể đến:
Bằng cử nhân chuyên ngành quản trị kinh doanh, quản trị chiến lược, quản trị dự án, quản lý rủi ro, hoạch định chiến lược hoặc những ngành liên quan khác.
Giới tính không còn là rào cản của ứng viên nữa, với sự đa dạng ngành nghề, cả nam và nữ đều có cơ hội như nhau.
Ứng viên trưởng phòng kế hoạch yêu cầu kinh nghiệm và lượng kiến thức chuyên ngành sâu rộng, do vậy, tuổi đời của ứng viên có thể tối đa đến 40 – 45 tuổi.
Bên cạnh đó là những kinh nghiệm chuyên môn liên quan đến ngành nghề mà nhà tuyển dụng đang kinh doanh sản xuất.
>>> Đọc thêm: Tố chất cần có ở một Trưởng phòng kế hoạch tuyệt vời
Hiện tại bạn đang là một nhân viên mới vào làm tại phòng kế hoạch, với định hướng trở thành trưởng phòng kế hoạch giỏi, trước hết bạn cần lập kế hoạch thăng tiến hiệu quả nhất cho chính mình.
Và đây được xem là lộ trình sự nghiệp phổ biến và đúng hướng được chính các trưởng phòng kế hoạch thành công chia sẻ
Làm việc tại phòng kế hoạch, không nhất thiết bạn có bằng chuyên môn về hoạch định kế hoạch vì thực trạng làm trái ngành vẫn đang rất phổ biến. Tuy vậy, nếu muốn phát triển lên vị trí trưởng phòng kế hoạch, bạn chắc chắn cần sở hữu một tấm bằng cử nhân liên quan đến quản trị chiến lược, quản trị rủi ro, hoạch định kế hoạch …
Dẫu biết thực lực mới là điều quan trọng nhưng trong cuộc cạnh tranh nếu một người vừa được đào tạo đúng chuyên môn, vừa có thực lực ngang ngửa bạn thì họ sẽ giành lợi thế cao hơn. Do vậy, ngay từ khi còn là một nhân viên kế hoạch, bạn cần dành thời gian học văn bằng 2 hoặc một hệ đào tạo khác để sở hữu ít nhất là một tấm bằng cử nhân chuyên ngành hoặc tốt hơn nữa là tấm bằng thạc sĩ.
Thâm niên 2 – 3 năm có thể đưa bạn lên vị trí chuyên viên kế hoạch, thời gian này là lúc tập trung học hỏi, phát triển chuyên môn nghiệp vụ. Có những điều bạn sẽ được truyền đạt, đào tạo, nhưng có rất nhiều điều bạn phải tự chủ động học hỏi thông qua công việc thực tế, thành công và thất bại của chính mình.
Việc tham gia những khóa học ngắn hạn để bổ sung, cập nhật những kiến thức hoạch định kế hoạch cần thiết cho công việc nên được thực hiện nếu bạn thấy thật sự cần thiết.
Một số doanh nghiệp sẽ hỗ trợ chi phí học tập cho nhân viên với điều kiện tiếp tục cống hiện cho doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định. Nếu không muốn bị ràng buộc hoặc không muốn đồng nghiệp biết được những gì bạn đang chuẩn bị cho sự nghiệp của mình thì mức học phí hiện nay cũng không vượt quá khả năng chi tiêu của bạn đâu. Bạn hãy cân nhắc nhé !
Làm việc khoảng 3 năm ở vị trí chuyên viên đã đủ điều kiện cho bạn được đề bạt lên vị trí trưởng đội nhóm kế hoạch. Vị trí này rất quan trọng vì đây là cơ hội cho bạn làm quen công tác quản lý ở quy mô nhỏ trước khi trở thành trưởng phòng kế hoạch với phạm vi quản lý lớn hơn.
Thậm chí một số ứng viên sau khi làm việc với vai trò nhân nhiên khoảng 2 – 3 năm, nhận thấy nơi làm việc không có chính sách đề bạt hoặc thời gian đề bạt rất lâu, họ hoàn toàn có thể tìm cơ hội tại một doanh nghiệp khác.
Trong thời gian này, bạn cần tập trung trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết, bao gồm:
Kỹ năng giao tiếp hiệu quả
Kỹ năng giải quyết vấn đề cả nội bộ và bên ngoài doanh nghiệp
Kỹ năng phân tích, thông thạo các phần mềm phân tích chuyên ngành
Kỹ năng lập dự án, lập báo cáo, triển khai kế hoạch quy mô đội nhóm
>>> Có thể bạn quan tâm: 12 câu hỏi phỏng vấn Trưởng phòng kỹ thuật mới nhất
Thông thường nhà tuyển dụng ưu tiên tuyển dụng ứng viên đã từng công tác tại vị trí trưởng phòng kế hoạch hoặc vị trí tương đương, quan trọng nhất là cùng ngành nghề kinh doanh với doanh nghiệp đang tuyển dụng.
Bởi lẽ, thiết lập kế hoạch là sự phối hợp tổng thể nhiều yếu tố mang tính đặc thù ngành nghề. Một ứng viên đã từng trải nghiệm sẽ có khả năng tiếp quản công việc nhanh chóng, có sự linh hoạt tối ưu trong những tình huống cần xử lý.Đó cũng là lý do nhiều doanh nghiệp chỉ ưu tiên đề bạt người đã làm việc lâu năm tại doanh nghiệp.
Tuy nhiên, trong thời đại cạnh tranh, những tư duy mới từ bên ngoài sẽ mang lại luồng sinh khí đa dạng, mới mẻ, cải thiện những lề lối cũ kỹ mà nhiều nhà tuyển dụng muốn thực hiện. Do vậy, cơ hội luôn mở rộng cho mọi ứng viên với kinh nghiệm làm việc từ 05 năm trở lên ở vị trí tương đương, nếu cùng chuyên ngành có thể giảm còn 4 – 5 năm.
Đây được xem là Lộ trình thăng tiến lên vị trí trưởng phòng kế hoạch nhanh, chuẩn, không lo chệch hướng. Mỗi ứng viên đều có 24 giờ mỗi ngày nhưng sử dụng ra sao, linh hoạt như thế nào sẽ tùy thuộc vào hoàn cảnh của mỗi người. HRchannels chia sẻ con đường đi chung đến các bạn với hy vọng đây sẽ là nền tảng giúp mọi người tự thiết lập con đường trở thành trưởng phòng kế hoạch của riêng mình. Chúc bạn thành công !
>>> Bạn xem thêm: Mô tả công việc của trưởng phòng kế hoạch
------------------------------------
HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet